Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thế Giới Thuộc về Nhân Loại, Không Phải Nhà Lãnh Đạo

19 Tháng Giêng 201707:48(Xem: 5206)

Đức Đạt Lai Lạt Ma:
THẾ GIỚI THUỘC VỀ NHÂN LOẠI,
KHÔNG PHẢI NHÀ LÃNH ĐẠO
Catherine Shoichet, CNN |Tịnh Thủy chuyển ngữ


dalai lama ảnh cnnĐức Đạt Lai Lạt Ma nói ngài ủng hộ các nguyên tắc nằm ở phía đằng sau các cuộc biểu tình mùa xuân Ả Rập.

"Thế giới thuộc về nhân loại, không phải (thuộc về) nhà lãnh đạo này, nhà lãnh đạo nọ, vua chúa này hay lãnh đạo tôn giáo kia. Thế giới này thuộc về nhân loại. Cơ bản của mỗi quốc gia thuộc về người dân của họ," ngài nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư trên chương trình "Piers Morgan Tonight".của hệ thống truyền hình CNN "

Các chính trị gia, nhiều lần quên điều đó, ngay cả ở các nước dân chủ như Hoa Kỳ chẳng hạn, ngài nói."Đôi khi họ có cái nhìn thiển cận," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm. "Họ chủ yếu đi tìm kiếm sự ủng hộ của cử tri cho các cuộc bầu cử kế tiếp." Khi được hỏi về cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập, nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong nói rằng ngài nghĩ đó là "về nguyên tắc, rất tốt."

"Bây giờ họ đã đạt được mục tiêu cơ bản, bây giờ đã đến lúc phải đoàn kết phải thống nhất, tất cả các lực lượng, bất kể những quan điểm chính trị khác biệt, giờ đây họ phải cùng nhau làm việc, đó là điều rất quan trọng", ngài nói.

Trong một cuộc phỏng vấn sâu rộng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thảo luận các suy nghĩ của mình về nhiều chủ đề khác nhau, từ phong cách thay đổi chính trị của Trung Quốc và về việc liệu ông ta có bị cám dỗ bởi phụ nữ không.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là người lãnh đạo tôn giáo và đất nước theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng. Ngài là người đứng đầu nhà nước ở tuổi 15 vào năm 1950, cùng năm đó quân đội Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng, thực thi những gì Bắc Kinh nói là một tuyên bố của họ có từ nhiều thế kỷ qua ở khu vực này.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tổ chức các cuộc đàm phán với các quan chức Trung Quốc về một Tây Tạng tự trị nhưng rất ít thành công. Năm 1959, ngài thoát khỏi Tây Tạng qua sống lưu vongẤn Độ sau cuộc khởi nghĩa chống lại sự cai trị của Bắc Kinh thất bại.

Khi ảnh hưởng kinh tế, chính trị và văn hóa của Trung Quốc ăn sâu vào Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thừa nhận rằng việc đòi hỏi độc lập hoàn toàn là không còn thực tế nữa. Tuy nhiên, ngài vẫn tiếp tục ủng hộ việc đòi hỏi một thứ quyền lớn hơn cho người Tây Tạng (như một vùng tự trị về văn hoá tôn giáo nằm trong nước Trung Quốc -LND).

Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng hàng chục báo cáo tự thiêu gần đây của người Tây Tạng sống dưới sự cai trị của Trung Quốc là "vô cùng buồn bã."

Đức Đạt Lai Lạt Ma, người năm ngoái đã từ nhiệm vai trò lãnh đạo chính trị của mình với phong trào Tây Tạng lưu vong, cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần phải suy nghĩ "thực tế hơn" để giải quyết các vấn đềTây Tạng và các bộ phận khác bất ổn của đất nước.

Và ngài kêu gọi chấm dứt sự kiểm duyệt báo chíTrung Quốc.

"Người Trung Quốc cũng có khả năng để đánh giá những gì là đúng hay sai. Người Trung Quốc cần biết thực tế," ngài nói thêm. Nhưng vị lãnh đạo tinh thần này cũng cho thấy một phản ứng nhẹ.

Mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma giữ lời thề độc thân,(theo giới luật Phật Giáo, khi xuất gia đi tu phải thệ nguyện sống độc thân suốt đời – LND) ngài nói rằng ngài vẫn cảm thấy sự cám dỗ khi ngài nhìn thấy phụ nữ.

"Ồ vâng, đôi khi tôi nhìn thấy mọi người (và nghĩ) ồ, người này rất dễ thương," ngài nói.

Nhưng ngay cả trong những giấc mơ của mình, ngài cho biết, ngài luôn nhắc nhở mình về vai trò tinh thần của mình.

"Tôi là Đạt Lai Lạt Ma. Tôi luôn luôn nhớ rằng, tôi là tu sĩ, tôi luôn luôn là nhà sư", ngài nói thêm.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ngài không xem phim hoặc nghe nhạc, chưa bao giờ dùng ma túy và không uống rượu. Tuy nhiên, ngài nhớ lại có lần ngài đã nếm thử rượu vang. "

"Tôi còn rất trẻ, tôi nghĩ 7, 8 tuổi, rất trẻ. Một buổi tối, buổi tối muộn, tôi đang chơi. Sau đó, tôi thấy một người mang hai chai, và tôi ngay lập tức chạy đến anh ta. Và sau đó, tôi để ngón tay của tôi vào chai. Rất ngọt ngào, "ngài nói, cười.

Khi được hỏi nhà lãnh đạo nào trên thế giới được ngài ngưỡng mộ, ngài đề cập đến cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. Ngài cũng ca ngợi cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, mặc dù ngài không luôn luôn đồng ý với chính sách của ông ấy.

"Không phải là một tổng thống của nước Mỹ. Một số chính sách của ông ấy có thể không thành công lắm," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Nhưng là một người, như một con người, ông ấy rất dễ thương. Tôi quý mến ông ấy."

Tịnh Thủy chuyển ngữ

Theo CNN: http://www.cnn.com/2012/04/25/us/dalai-lama-inteview/ 


Xem video clip mới nhất:

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 2016(Xem: 5147)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 4941)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân. Mỗi người có một khăn choàng thứ hai quấn ngang mặt chỉ thấy đôi mắt. Tất cả mang súng tự động. Hai trong số ấy, đặc biệt được huấn luyện bắn tỉa, có một súng trường đeo lủng lẳng trên vai. Ngay cả không có vũ khí, những người đàn ông vai rộng thật ấn tượng khi nhìn; mỗi người cao hơn sáu bộ và rõ ràng vô cùng thích hợp.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 5381)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một buổi ăn tối như thường lệ ở một phòng ăn nhỏ ở tầng hai của tu viện từ nhân viên Văn Phòng Riêng đến các bảo vệ đều ăn buổi tối của họ ở đấy. Hầu hết mọi buổi tối, thức ăn là món truyền thống của Tây Tạng bột nhồi trơn luộc và mì nước với rau cải.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 5555)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và đi xuống cầu thang bên ngoài khoảnh sân hẹp của tu viện. Chiếc xe Đại sứ trắng đậu ở đấy. Nó trông cũng giống như những chiếc xe taxi khác thấy trong những thành phố Ấn Độ. Nhưng chiếc này được bọc sắt, cửa sổ dày, kính màu đủ mạnh để chống lại đạn. Một nhóm nhỏ Maoists cực đoan đã kích động gần Đạo Tràng Giác Ngộ mấy tháng gần đây. Và vùng này của Bihar, tiểu bang nghèo nhất của Ấn Độ, được biết như thỉnh thoảng có cướp vũ trang. Văn phòng ngoại giao ở Delhi đã gửi chiếc xe từ thành phố Lucknow kế cạnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng trong chuyến hành hương đến Đạo Tràng Giác Ngộ và những nơi gần các Phật tích.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5456)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5117)
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5272)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở thị trấn của Đạo Tràng Giác Ngộ, Bodhgaya, để tỏ lòng tôn kính đến Phật tích thiêng liêng nhất của Phật Giáo. Sau một vài ngày cần thiết để nghỉ ngơi ở đây, ngài sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến đỉnh Linh Thứu trước khi trở lại để truyền lễ quán đảnh Thời Luân. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên ngai của ngài bên trong Đại Tháp Giác Ngộ, dưới tàng cây bồ đề cổ kính, hậu duệ trực tiếp của cây bồ đề xưa kia nơi Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ hai nghìn năm trăm trước. đông đảo những tu sĩ Tây Tạng ngồi đối diện với ngài trong khoảng sân rộng. Họ đã đến đây để tham dự nghi thức sojong hai lần một tháng - sám hối.