Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thế Giới Thuộc về Nhân Loại, Không Phải Nhà Lãnh Đạo

19 Tháng Giêng 201707:48(Xem: 5235)

Đức Đạt Lai Lạt Ma:
THẾ GIỚI THUỘC VỀ NHÂN LOẠI,
KHÔNG PHẢI NHÀ LÃNH ĐẠO
Catherine Shoichet, CNN |Tịnh Thủy chuyển ngữ


dalai lama ảnh cnnĐức Đạt Lai Lạt Ma nói ngài ủng hộ các nguyên tắc nằm ở phía đằng sau các cuộc biểu tình mùa xuân Ả Rập.

"Thế giới thuộc về nhân loại, không phải (thuộc về) nhà lãnh đạo này, nhà lãnh đạo nọ, vua chúa này hay lãnh đạo tôn giáo kia. Thế giới này thuộc về nhân loại. Cơ bản của mỗi quốc gia thuộc về người dân của họ," ngài nói trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư trên chương trình "Piers Morgan Tonight".của hệ thống truyền hình CNN "

Các chính trị gia, nhiều lần quên điều đó, ngay cả ở các nước dân chủ như Hoa Kỳ chẳng hạn, ngài nói."Đôi khi họ có cái nhìn thiển cận," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm. "Họ chủ yếu đi tìm kiếm sự ủng hộ của cử tri cho các cuộc bầu cử kế tiếp." Khi được hỏi về cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập, nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong nói rằng ngài nghĩ đó là "về nguyên tắc, rất tốt."

"Bây giờ họ đã đạt được mục tiêu cơ bản, bây giờ đã đến lúc phải đoàn kết phải thống nhất, tất cả các lực lượng, bất kể những quan điểm chính trị khác biệt, giờ đây họ phải cùng nhau làm việc, đó là điều rất quan trọng", ngài nói.

Trong một cuộc phỏng vấn sâu rộng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thảo luận các suy nghĩ của mình về nhiều chủ đề khác nhau, từ phong cách thay đổi chính trị của Trung Quốc và về việc liệu ông ta có bị cám dỗ bởi phụ nữ không.

Đức Đạt Lai Lạt Ma là người lãnh đạo tôn giáo và đất nước theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng. Ngài là người đứng đầu nhà nước ở tuổi 15 vào năm 1950, cùng năm đó quân đội Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng, thực thi những gì Bắc Kinh nói là một tuyên bố của họ có từ nhiều thế kỷ qua ở khu vực này.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tổ chức các cuộc đàm phán với các quan chức Trung Quốc về một Tây Tạng tự trị nhưng rất ít thành công. Năm 1959, ngài thoát khỏi Tây Tạng qua sống lưu vongẤn Độ sau cuộc khởi nghĩa chống lại sự cai trị của Bắc Kinh thất bại.

Khi ảnh hưởng kinh tế, chính trị và văn hóa của Trung Quốc ăn sâu vào Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thừa nhận rằng việc đòi hỏi độc lập hoàn toàn là không còn thực tế nữa. Tuy nhiên, ngài vẫn tiếp tục ủng hộ việc đòi hỏi một thứ quyền lớn hơn cho người Tây Tạng (như một vùng tự trị về văn hoá tôn giáo nằm trong nước Trung Quốc -LND).

Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng hàng chục báo cáo tự thiêu gần đây của người Tây Tạng sống dưới sự cai trị của Trung Quốc là "vô cùng buồn bã."

Đức Đạt Lai Lạt Ma, người năm ngoái đã từ nhiệm vai trò lãnh đạo chính trị của mình với phong trào Tây Tạng lưu vong, cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần phải suy nghĩ "thực tế hơn" để giải quyết các vấn đềTây Tạng và các bộ phận khác bất ổn của đất nước.

Và ngài kêu gọi chấm dứt sự kiểm duyệt báo chíTrung Quốc.

"Người Trung Quốc cũng có khả năng để đánh giá những gì là đúng hay sai. Người Trung Quốc cần biết thực tế," ngài nói thêm. Nhưng vị lãnh đạo tinh thần này cũng cho thấy một phản ứng nhẹ.

Mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma giữ lời thề độc thân,(theo giới luật Phật Giáo, khi xuất gia đi tu phải thệ nguyện sống độc thân suốt đời – LND) ngài nói rằng ngài vẫn cảm thấy sự cám dỗ khi ngài nhìn thấy phụ nữ.

"Ồ vâng, đôi khi tôi nhìn thấy mọi người (và nghĩ) ồ, người này rất dễ thương," ngài nói.

Nhưng ngay cả trong những giấc mơ của mình, ngài cho biết, ngài luôn nhắc nhở mình về vai trò tinh thần của mình.

"Tôi là Đạt Lai Lạt Ma. Tôi luôn luôn nhớ rằng, tôi là tu sĩ, tôi luôn luôn là nhà sư", ngài nói thêm.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ngài không xem phim hoặc nghe nhạc, chưa bao giờ dùng ma túy và không uống rượu. Tuy nhiên, ngài nhớ lại có lần ngài đã nếm thử rượu vang. "

"Tôi còn rất trẻ, tôi nghĩ 7, 8 tuổi, rất trẻ. Một buổi tối, buổi tối muộn, tôi đang chơi. Sau đó, tôi thấy một người mang hai chai, và tôi ngay lập tức chạy đến anh ta. Và sau đó, tôi để ngón tay của tôi vào chai. Rất ngọt ngào, "ngài nói, cười.

Khi được hỏi nhà lãnh đạo nào trên thế giới được ngài ngưỡng mộ, ngài đề cập đến cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. Ngài cũng ca ngợi cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, mặc dù ngài không luôn luôn đồng ý với chính sách của ông ấy.

"Không phải là một tổng thống của nước Mỹ. Một số chính sách của ông ấy có thể không thành công lắm," Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. "Nhưng là một người, như một con người, ông ấy rất dễ thương. Tôi quý mến ông ấy."

Tịnh Thủy chuyển ngữ

Theo CNN: http://www.cnn.com/2012/04/25/us/dalai-lama-inteview/ 


Xem video clip mới nhất:

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 5998)
Trong mười lăm năm, tôi đã đi theo và thông dịch lời giảng dạy của ngài trong hệ thống thiền tập Thời Luân - Kalachakra, được xem như tối thượng bởi những Phật tử Tây Tạng và hồi hướng cho hòa bình thế giới.
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6465)
Unalome [u-na-lô-mê] là một biểu tượng rất phổ biến trong đời sống tâm linh tại Thái Lan. Đó là một hình tượng xoắn lò xo dạng tháp. Thông thường biểu tượng này được vẽ trên các hình xăm, hoặc khắc trên các tấm bùa hộ mệnh mà hầu hết các du khách đến Thái Lan đều có dịp xem qua hoặc sở hữu.
14 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6831)
Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7080)
Trong bài viết này, tôi nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đề cao sự hiểu biết, độ lượng và đối thoại liên tôn giáo vì mục đích tôn trọng các dị biệt về văn hóa và tôn giáo trên toàn cầu.
19 Tháng Chín 2015(Xem: 9537)
Thông thường Tây Tạng hạn chế các phương tiện truyền thông nước ngoài, nhưng tuần này các quan chức Trung Quốc đã hướng dẫn phái đoàn báo chí ngoại quốc tới thăm khu vực này, gần hai tuần sau khi Bắc Kinh tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày họ chiếm đóng trên toàn lãnh thổ Himalaya.
08 Tháng Chín 2015(Xem: 7659)
Từ hơn hai thập niên, cả thế giới thắc mắc về tình hình của ngài Ban Thiền Lạt Ma, một định chế được xem như cao quý thứ nhì định chế Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với dân tộc Tây Tạng. Nhà nước Trung Quốc sau khi bắt cóc cậu bé được nhiều người tin là hậu thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma đã giữ im lặng suốt hai thập niên. Bây giờ mới lên tiếng, rằng cậu bé bây giờ là một thanh niên bình thường.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10980)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
05 Tháng Chín 2015(Xem: 7029)
Một chủ đề riêng, ngoại vi của Thiền, nhưng cũng thể hiện được sự cần thiết của Phật giáo phổ quát khắp nơi; Phật giáo đến Phương Tây như thế nào ? Là câu hỏi được nhiều người đặt ra và khảo cứu,