Phật giáo Tây tạng với sự sống và môi trường

23 Tháng Mười 201710:41(Xem: 5261)
PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
VỚI SỰ SỐNG VÀ MÔI TRƯỜNG
Nguyễn Giang



Shayalpa Tenzin Rinpoche
Trả lời nhà báo Nguyễn Giang (trái) hôm 11/07/2017,
Shayalpa Tenzin Rinpoche nói cuốn sách mới xuất bản
của ông đề cập đến về ý thức của từng cá nhân về bản thể
thế giới xung quanh

Thăm London, Đại sư Shayalpa Tenzin Rinpoche, tác giả cuốn 'Living Fully - Finding Joy in Every Breath'(Sống hết mình và tìm niềm vui trong từng hơi thở) nói đến các vấn đề của châu Á như môi trường và tham nhũng.

Trả lời câu hỏi của nhà báo Nguyễn Giang từ BBC hôm 11/07/2017, Ngài Shayalpa Tenzin Rinpoche nói thông điệp chính trong cuốn sách mới xuất bản là về tôn trọng sự sống và ý thức của từng cá nhân về bản thểthế giới:

Shayalpa Tenzin RinpocheTrong cuốn "Living Fully-Finding Joy in Every Breath", tôi chia sẻ thông điệp về sự bình an nội tâm và hòa bình thế giới. Tôi nói về tầm quan trọng của việc sống với những hiểu biếttôn trọng sự sống, phát triển những kỹ năng có thể cảm nhận tới những vấn đề hàng ngày cũng như tìm ra cách thức để chinh phục các suy nghĩ thiếu mạch lạc. Thông điệu thiết yếu nhất là về lòng trắc ẩnchánh niệm.

BBCTrung Quốc và Đông Nam Á lúc này có những vấn đề về môi trường, như tại bình nguyên Tây Tạng, Đồng bằng sông Mekong và nhiều nơi khác. Lời khuyên của Ngài cho người dân và các chính phủ là gì trước những thách thức đó?

Shayalpa Tenzin Rinpoche: Theo thiển ý của tôi thì tất cả chúng ta ai cũng đều có trách nhiệm bảo vệ môi trường chung và cuộc sống sẽ có ý nghĩa nếu chúng ta tìm ra cách thức tôn trọng môi trường tự nhiên tốt nhất trong khả năng của mình. Muốn chăm sóc bảo vệ môi trường thì cần chăm sóc bảo vệ chính chúng ta về lâu dài vì đó là điều đem lại lợi ích cho thế hệ sau. Tuy nhiên mỗi nước cần áp dụng kỹ thuật của mình hay cách thức liên quan tới môi trường tùy theo họ thấy cần thiết như thế nào. Thực sự điều quan trọng nhất là biết tôn trọng và yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên.

BBC:Đại sư từng nói tự do là đón nhận suy nghĩ của người khác, vậy ngài nhìn nhận tự do trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống như thế nào, đặc biệt khi người ta nói rằng sự tự do cũng mang lại nhiều vấn đề cho người phương Tây?

Shayalpa Tenzin Rinpoche: Chủ nghĩa Bảo thủChủ nghĩa Tự do đều quan trọng và phải áp dụng cả hai theo cách thức thích hợp với từng chính phủ khác nhau và tùy theo tình huống cho phép. Biết cách đạt được kết quả cuối cùng và chỉ cố gắng tìm cách đạt được kết quả cuối cùng sẽ cho phép chúng ta không bị cuốn vào việc làm có tính liệt kê.

Vận động bảo vệ sông Mekong tại Chiang Rai, Thái Lan
Vận động bảo vệ sông Mekong tại Chiang Rai, Thái Lan

BBC: Chúng tôi nghe nói nhiều về tình trạng tham nhũng trong các chính phủ, nhưng liệu có tham nhũng trong Phật giáo, đặc biệt là tại châu Á, không thưa Ngài?

Shayalpa Tenzin Rinpoche: Trong bất cứ xã hội nào chúng ta cũng luôn phát hiện có tham nhũng. Vì thế cũng không có khác biệt trong thế giới Phật giáo. Biết điều đó, Đức Phật đã dạy rằng không lưu tâm tới khoảnh khắc quý giá này sẽ khiến ta coi cuộc sống của mình là nghiễm nhiễm và làm mất đi phẩm giá căn bản của mình. Theo suy nghĩ của tôi, nguyên nhân chính của tham nhũng bắt nguồn từ việc không nhận ra sự tốt đẹp trong cuộc sống của con người. Do đó, cho đến khi chúng ta còn chưa đạt được sự giác ngộ, thì sẽ luôn có tham nhũng.

Điều tối quan trọng là đảm bảo để mọi người nhận ra rằng tham nhũng phá huỷ sự thanh thản trong tâm hồn bạn và bào mòn đạo đức của bạn. Như vậy chúng ta phải tin tưởng vào khả năng của con người biết lựa chọn con đường đúng đắn trong việc tìm kiếm sự hài lòng đích thực, nơi sẽ không cần phảidính dáng tới tham nhũng dưới bất kỳ hình thức nào.

BBC:Vậy theo Ngài thì mỗi cá nhân có thể làm gì?

Shayalpa Tenzin Rinpoche: ​Khi thế giới ngày một hiện đại hơn bao giờ hết, sự cần thiết có một xã hội ổn định và hòa hợp trở nên tối quan trọng. Điều đáng buồn mà người ta chứng kiếntình trạng tâm thần của mỗi cá nhân thường rất dễ bị tổn thương dẫn tới việc người đó dễ bị mất kiểm soát và đẩy họ tới chỗ bị sốc, tức giận và thậm chí thù hận.

Người ta thường trích dẫn nhiều lý do để đổ lỗi cho thực tế đó. Đại đa số công chúng chỉ ra sự yếu kém hay thậm chí tình trạng tham nhũng của các tổ chức, thể chế, mà chủ yếu là các chính phủ trong việc đã không giải quyết được các vấn đề xã hội. Cách nhìn nhận của công chúng cũng cho thấy tình trạng phụ thuộc thái quá vào kỹ thuật hiện đạihệ thống trí tuệ nhân tạo đã làm cho vấn đề trở lên nghiêm trọng hơn.

Một điều được toàn thế giới, người dân và các thể chế cũng như các tôn giáo cùng nhận thấy đó là người dân phải được trao quyền chủ yếu qua giáo dục để giải quyết các vấn đề của chính họ. Thêm vào đó Phật giáo còn quảng báo cho sự tự do trong tâm tưởng như một hình thức để khai mở trí tuệ bẩm sinh vốn đã tồn tại trong mỗi cá nhân và rằng bản chất khai sáng đã tồn tại trong mỗi chúng ta sẽ giúp ta ngợi ca lòng tốt, và đem lại sự an bình cho chúng ta và cho thế giới.

Nếu tôi có thể bình luận gì vào thời điểm này, thì tôi sẽ nói rằng để gieo rắc sự ổn định xã hội chúng ta cần duy trì những giá trị căn bản của xã hội, nói ví dụ tự do biểu đạt và việc chấp nhận lẫn nhau cũng như để gieo rắc sự hòa đồng thì chúng ta cần có tín ngưỡng. Để nuôi dưỡng những giá trịtín ngưỡng đó, tất cả những gì mọi thành viên trong xã hội, từ tôn giáo, hệ thống chính trị, pháp luật tới văn hóa, và không kém phần quan trọng là mỗi cá nhân trong xã hội, cần phải cố gắng vươn tới.

Đại sư Shayalpa Tenzin Rinpoche hiện đứng đầu tu viện Phật giáo Tây Tạng Shayalpa ở Kathmandu, Nepal và là người sáng lập ra Quỹ Quốc tế Văn thành Công chúa (Wencheng Gongzhu International Foundationở Hong Kong.

(Theo BBC)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 2016(Xem: 5159)
25 Tháng Bảy 2016(Xem: 4954)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân. Mỗi người có một khăn choàng thứ hai quấn ngang mặt chỉ thấy đôi mắt. Tất cả mang súng tự động. Hai trong số ấy, đặc biệt được huấn luyện bắn tỉa, có một súng trường đeo lủng lẳng trên vai. Ngay cả không có vũ khí, những người đàn ông vai rộng thật ấn tượng khi nhìn; mỗi người cao hơn sáu bộ và rõ ràng vô cùng thích hợp.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 5396)
Một vài ngày sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp chàng trai mù ở Đạo Tràng Giác Ngộ, tôi có một buổi ăn tối như thường lệ ở một phòng ăn nhỏ ở tầng hai của tu viện từ nhân viên Văn Phòng Riêng đến các bảo vệ đều ăn buổi tối của họ ở đấy. Hầu hết mọi buổi tối, thức ăn là món truyền thống của Tây Tạng bột nhồi trơn luộc và mì nước với rau cải.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 5560)
Đức Đạt Lai Lạt Ma rời khu vực giản dị của ngài ở tầng thượng một tu viện Tây Tạng tại Đạo Tràng Giác Ngộ và đi xuống cầu thang bên ngoài khoảnh sân hẹp của tu viện. Chiếc xe Đại sứ trắng đậu ở đấy. Nó trông cũng giống như những chiếc xe taxi khác thấy trong những thành phố Ấn Độ. Nhưng chiếc này được bọc sắt, cửa sổ dày, kính màu đủ mạnh để chống lại đạn. Một nhóm nhỏ Maoists cực đoan đã kích động gần Đạo Tràng Giác Ngộ mấy tháng gần đây. Và vùng này của Bihar, tiểu bang nghèo nhất của Ấn Độ, được biết như thỉnh thoảng có cướp vũ trang. Văn phòng ngoại giao ở Delhi đã gửi chiếc xe từ thành phố Lucknow kế cạnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng trong chuyến hành hương đến Đạo Tràng Giác Ngộ và những nơi gần các Phật tích.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 5473)
Một học giả nổi tiếng của Đại Hàn, mặc áo dài đen của Khổng Giáo với cổ cao, và tay dài rộng, ngồi xếp bằng trước Đức Đạt Lai Lạt Ma.
24 Tháng Sáu 2016(Xem: 5131)
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 5286)
Đã là ngày thứ mười lăm của lịch Tây Tạng, một cách truyền thống đây là thời gian để làm mới. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang ở thị trấn của Đạo Tràng Giác Ngộ, Bodhgaya, để tỏ lòng tôn kính đến Phật tích thiêng liêng nhất của Phật Giáo. Sau một vài ngày cần thiết để nghỉ ngơi ở đây, ngài sẽ tiếp tục cuộc hành hương đến đỉnh Linh Thứu trước khi trở lại để truyền lễ quán đảnh Thời Luân. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên ngai của ngài bên trong Đại Tháp Giác Ngộ, dưới tàng cây bồ đề cổ kính, hậu duệ trực tiếp của cây bồ đề xưa kia nơi Đức Phật đã đạt đến Giác Ngộ hai nghìn năm trăm trước. đông đảo những tu sĩ Tây Tạng ngồi đối diện với ngài trong khoảng sân rộng. Họ đã đến đây để tham dự nghi thức sojong hai lần một tháng - sám hối.