Sinh hoạt Phật Giáo

13 Tháng Mười 201503:24(Xem: 6795)

SINH HOẠT PHẬT GIÁO
Minh Mẫn

 

tu hoc chua hoang phap
Khóa tu học tại chùa Hoằng Pháp (ảnh chùa Hoằng Pháp)

Những năm gần đây, một số chùa có những biểu hiện sinh hoạt khá linh động, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với những hiện tượng tiêu cực, lệch lạc tôn chỉ của Phật giáo.

Các đạo tràng rộ nở, sinh hoạt từ thiện cũng đa dạng; Phật giáo gắn liền với xã hội trên nhiều phương diện. Hầu hết các đạo tràng được khuyến khích trì tụng kinh chú, một số ít chùa hướng dẫn Phật tử nặng về nghi lễ tán tụng hoặc làm thuốc từ thiện, bố thí cơm chay, ủy lạo đồng bào nghèo... Nhưng rất ít nơi giúp cho Phật tử học hiểu giáo lý và chọn con đường hành trình vào tâm linh. Nếu phát triển kiến thức, dù là kiến thức Phật học, cũng chỉ là học giả, trong khi Phật giáo cần những hành giả thật sự.

Tất cả những sinh hoạt nêu trên thuộc về phước tướng của tôn giáo. Tuy Đạo Phật không hẳn là một tôn giáo, nhưng qua nhiều thời kỳ và căn cơ chúng sanh, Phật giáo biến thành tôn giáo để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, dần dần bị xem nhẹ phần tâm linh giải thoát. Sinh hoạt tín ngưỡng thuộc về Dụng, cái vỏ tôn giáo thuộc về Tướng, giải thoát thuộc về Thể. Cuộc sống luôn tồn tại Thể-Tướng-Dụng. Nặng về Tướng và Dụng, bỏ quên Thể thì Phật giáo trở thành một tôn giáo như bao nhiêu tôn giáo khác. Thậm chí Tướng và Dụng đi quá xa, lắm khi trộn lẫn với mê tín, phẩm chất giải thoát của nhà Phật sẽ bị phai nhạt, điều nầy đã và đang xẩy ra cho Phật giáo Việt Nam. Một vài chùa đang chữa bệnh tà, bắt ma, trừ quỷ, đốt Phật, làm lễ hằng thuận cho người âm... vàng mã ngày càng đa dạng làm cho quần chúng ngày càng lún sâu vào mù quáng, cửa chùa không còn là nơi giải thoát; Một khi Tướng và Dụng phát triển thì nhiều tệ nạn sẽ phát triển.

Ban Hoằng pháp, Ban giáo dục Tăng Ni vẫn chưa định hướng rõ nét cho cán bộ chuyên ngành hầu giúp quần chúng tỏ ngộ tinh yếu của nhà Phật; phần lớn họ đến chùa để van vái cầu xin và cúng dường, ít người hiểu mục đích của nhà Phật là giúp cho tín chúng tìm sự an lạc trong cuộc sống và bồi đắp phúc tuệ làm hành trang cho tương lai. Hành xử thế nào trong cuộc sống mà không ngược với mục đích của Phật giáo, tương thích với giáo lý và ích lợi cho xã hội.

Giáo hội hiện nay, sau khi chuyển mình vượt qua thời gian dài ì ạch về điều hành, các ban ngành đang có khuynh hướng sinh hoạt nặng về thủ tục hành chánh, thường xuyên tổ chức đại hội, hội thảo khá tốn kém mà vẫn không rút ra được kinh nghiệm để thay da đổi thịt cho Phật giáo Việt Nam tiến bộ hơn. Nặng về hình thức trình diễn mà không chuyển đổi được nếp cũ thì việc dẫm chân tại chỗ không tránh khỏi. Trong khi đó, một số chùa xây dựng tốn kém mà vẫn đóng cửa im lìm, không tiếp Tăng độ chúng, không có đạo tràng sinh hoạt. Một số chùa có đạo tràng nhưng cũng chưa có giáo án tu tập để giúp quần chúng dần dần thoát khỏi sinh hoạt tôn giáo để tiến đến hành trì tâm linh.

Phật giáo thật sự phát triển không phải nhiều chùa to lớn, đông đúc tu sĩ, học vị học hàm thật nhiều... đó chỉ là phát triển hình thức của Tướng và Dụng. Một khi Thể không được chú trọng thì Tướng và Dụng chỉ là hình thái như bao nhiêu hình thái của thế tục. Các chùa cần biến thành nơi tu tập và học hỏi giáo lý hơn là duy trì hình thức tín ngưỡng tôn giáo, vì đạo Phật không phải là một tôn giáo, tôn giáo chỉ là phương tiện giúp quần chúng khởi đầu để đến với đạo Phật, một khi đã vào ngưỡng cửa đạo Phật thì phải là một hành giả thấm đượm hương vị giải thoát, thoát khỏi mọi ràng buộc của tôn giáo, hệ lụy trong đời sống. Đó là điểm đặc biệt của Phật giáo mà không tôn giáo nào có được. Khi quần chúng học hiểu và hành trì đúng chánh pháp thì tà giáo không có đất sinh trưởng, tiếc thay, những hình thái mê tín tà ngụy lại do một số tu sĩ có chức sắc trong giáo hội thực hiện.

Hy vọng sự chuyển mình của tổ chức Phật giáo hiện nay, không chỉ hình thức và hành chánh mà cần đi sâu vào nội dung, Thể-Tướng-Dụng phát triển song hành thì một Phật giáo mới được gọi là hưng thạnh.

Minh Mẫn
11/10/2015

Bài đọc thêm:
Chùa để làm gì?
Chùa chết
Ai giết chùa?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2016(Xem: 6012)
Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo, Phật tử Việt Nam tiếp nhận ba truyền thống Tu Tập chính yếu, đó là Thiền, Tịnh và Mật; nếu vận dụng tu tập đúng pháp thì có khả năng giải hóa mọi phiền não và được giải thoát. Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 6292)
Có những mất mát không gì bù đắp được, có những sự chia ly diệu kỳ như huyền sử. Kẻ ở cứ mãi nhớ thương, hồi ức đong đầy nơi khóe mắt. Người đi mỉm cười thinh lặng vô ngôn, có chút tiếc nuối mình vẫn chưa làm được gì nhiều cho đạo pháp như lòng hằng mong muốn. Cầu nguyện Hòa Thượng sớm trở lại cõi Ta Bà để giáo hóa chúng sinh. Nước sông Côn, đầm Thị Nại, biển Đề Gi, ngày đó sẽ xanh hơn trong hơn, cá nhởn nhơ bơi lội từng đàn trong giòng nước mát rượi như cam lồ tịnh thủy.Chúng con mãi mãi ngóng đợi trông chờ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5663)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đè, Trí Huệ soi thấy Tánh Không, lòng Đại Bi, phương tiện thiện xảo được phát triển một cách trọn vẹn, đã làm nên cái đặc trưng mà chúng ta thường nói là tính cách nhập thế của Phật Giáo Việt Nam.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 7670)
Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ.
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 6212)
Danh từ Nhân gian Phật giáo xuất hiện lần đầu tại Việt Nam trên Tuần báo Đuốc Tuệ do Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xuất bản tại Hà Nội. Số đầu ra ngày 10/12/1935. Đuốc Tuệ hoạt động được 10 năm thì bị đình bản vì có cuộc cách mạng giành độc lập năm 1945.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 8057)
Từ khi biết đến tác phẩm quý “Thiền sư Khương Tăng Hội” này tôi đã đi rất nhiều chùa để tìm xem ở những đâu có thờ Tổ Khương Tăng Hội. Tiếc thay, tìm mãi mà không thấy. Nơi nơi chỉ thấy thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma, một vị tổ người Ấn Độ đã mang Đạo Phật vào Trung Quốc rồi sau này mới lan sang đến Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6485)
Khi học về truyền thống sinh động của thiền tập đạo Bụt, chúng ta đã bắt đầu từ Ấn Độ rồi sang Việt Nam. Khi nói về thiền Việt Nam, chúng ta có cơ hội xét lại thiền tông ở Trung Quốc. Chúng ta làm khác với cách thông thường là từ Ấn Độ đi sang Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc mới về Việt Nam. Lý do là vì ở Việt Nam chúng ta có thiền phái Tăng Hội, được thiết lập vào thế kỷ thứ 3, tức 300 năm trước ngày tổ Bồ-Đề Đạt-Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa để dạy thiền.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6889)
Bài này viết được là nhờ thu thập công trình nghiên cứu trong luận án Phó Tiến sĩ của Budden Gyoshi (Phật Điển Hành Tư): Buddhism in Vietnam, the Period of Introduction and Development (Murdoch University, 1979).
23 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6258)
Thầy Thích Hạnh Tuấn là một trong những bậc Tăng tài của Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh nói riêng và của Phật Giáo Việt Nam nói chung trong thời đại ngày nay.