Chương Iii Địa Thế Nước Việt Nam Nguồn Gốc Và Tinh Thần Người Việt Nam

31 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 13363)

VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LƯỢC
Tác giả: Thích Mật Thể
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo

Chương ba

III. ĐỊA THẾ NƯỚC VIỆT NAM NGUỒN GỐC 
VÀ TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM


Muốn khảo sát lịch sử của một dân tộc nào, bất cứ về phương diện gì, đều phải căn cứ vào địa thế đất nước của dân tộc ấy để làm chỗ lập định. Vì hoàn cảnh sanh hoạt của dân tộc đều ảnh hưởng hình thế khí hậu và cương vực của đất nước. Nhất là về phương diện Phật giáo của dân tộc Việt Nam, người đọc sử lại cần biết rõ điều kiện địa lý. Vì Phật giáo vốn của nước ngoài truyền vào bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.

Cứ theo hình thế cương vực hiện thời, thì nước Việt Nam ta chiếm hết bảy phần mười cõi Đông Dương (người ta thường gọi gồm cả là Ấn Độ Chi Na), vì địa thế ở giữa nước Ấn Độ và Trung Hoa. Ấn Độ Chi Na là một bán đảo ở giữa biển Trung Hoa và vịnh Băng-gan (Bengale), cấu thành bởi mấy dãy núi từ Tây Tạng chạy về miền Đông Nam đến biển, xòe ra như hình giải quạt. Ở giữa các dãy núi ấy là những thung lũng, đầu thì hẹp rồi dần dần tỏa ra thành cao nguyên và bình nguyên. Những sông lớn như sông Nam (Ménam), sông Khung hay sông Cửu Long và sông Nhị, đều phát nguyên từ Tây Tạng chạy theo các thung lũng ấy, rồi bồi thành một dãy trung châu ở dọc bờ biển từ Bắc đến Nam. Đó là đại khái vị trí của nước Việt Nam.

Còn nòi giống dân tộc Việt Nam, theo tục truyền thì là nòi giống Tiên Rồng, mà căn cứ vào sự nghiên cứu của những nhà Sử học gần đây, nhất là những giáo sư ở trường Viễn Đông Bác Cổ thì có mấy thuyết :

1. Có người cho tổ tiên ta phát tích từ Tây Tạng, sau theo lưu vực sông Nhị mà di cư xuống miền Trung châu Bắc kỳ.

2. Ông Aurousseau có dẫn chứng cổ điển rất rõ ràng, chỗ Tổ tiên ta là người nước Việt ở miền hạ lưu sông Dương Tử, sau bị nước Sở (đời Xuân Thu) đánh đuổi phải chạy xuống phía Nam ở miền Quảng Đông, Quảng Tây, rồi lần lần đến Bắc kỳ và phía Bắc Trung kỳ (đời thượng cổ địa thế nước ta là từ Quảng Đông, Quảng Tây đến phía Bắc Trung kỳ).

3. Theo nhiều nhà Nhân chủng học khác thì, ở đời tối thượng cổ có giống người Anh-đô-nê-diêng bị giống A-ri-ăng đuổi từ Ấn Độ tràn sang bán đảo Ấn Độ Chi Na. Giống người Anh-đô-nê-diêng này làm tiêu diệt giống thổ dân ở đây trước là giống Mê-la-nê-diêng, rồi một phần đi thẳng sang Nam Dương quần đảo, còn một phần ở lại Ấn Độ Chi Na. ở phía Nam họ thành giống người Chiêm Thành và Cao Miên theo văn hóa Ấn Độ; ở phía Bắc thì hỗn hợp với giống Mông Cổ mà thành người Việt Nam, sau ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.

Trong ba thuyết ấy, thuyết nào cũng có lý và có chứng cả (chưa biết chừng giống người Việt Nam là cả ba giống người ấy hỗn hợp mà thành cũng nên).

Kể mấy giống người trong cõi Ấn Độ Chi Na, thì giống người Việt Nam ta là thuần chất nhất, thông minh nhưng không lỗi lạc phi thường, giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý. Bởi thế, dân tộc Việt Nam dễ chịu ảnh hưởng văn hóa tinh thần của người nước ngoài. Tánh khí nông nổi, không bền chí, nhưng chịu đựng được sự cực khổ và hay nhẫn nhục; thường thì hay nhút nhát và chuộng hòa bình, song lại biết hy sinh vì nghĩa lớn, ít sáng tạo, nhưng bắt chước thích ứng và dung hợp thì rất tài. Vì những cớ ấy, nên những tôn giáo, đạo lý ở nước ngoài truyền vào dễ được dân tộc Việt Nam ta hoan nghênh và sức tin tưởng cũng rất mạnh.

Cứ xét cái tinh thần ấy và địa thế nước ta, thì thật là một điều rất lợi cho dân tộc ở một nơi gặp gỡ hai văn hóa của hai dân tộc Ấn Độ và Trung Hoa, hai nước đều có nền văn minh tinh thần tối cổ ở á châu. Vậy Phật giáo truyền vào xứ này là một lẽ đương nhiên và dân tộc Việt Nam ta đón lấy và thờ kính cũng là một điều hạnh phúc cho tinh thần nòi giống.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6433)
Ngẫu nhiên được thiện hữu Nguyên Giác có nhã ý gửi cho kinh Khemaka dịch theo bản Anh ngữ của Bodhi Bhikkhu, mới nhận ra đây cùng nội dung với kinh Sai-Ma mà đại sư Đàm-ma Da-Xá dịch vào khoảng thế kỷ 5 theo yêu cầu của Ưu bà di Phổ Minh. Nhân đây, xin được mạn đàm thêm một vài điều vây quanh những sử kiện về kinh này
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6362)
Trong Phật giáo có rất nhiều lễ hội, nhưng lễ hội quan trọng nhất vẫn là lễ hội Đại Giới Đàn (còn gọi là pháp hội). Bởi vì pháp hội Đại Giới Đàn là ngày hội lễ tổ chức tuyển người làm Phật. Trong giới đàn có một hội trường để cho các vị Giới Sư truyền giới cho các vị Giới Tử, nơi ấy có bảng hiệu “Tuyển Phật Trường”.
13 Tháng Mười 2015(Xem: 6765)
Phật giáo thật sự phát triển không phải nhiều chùa to lớn, đông đúc tu sĩ, học vị học hàm thật nhiều... đó chỉ là phát triển hình thức của Tướng và Dụng. Một khi Thể không được chú trọng thì Tướng và Dụng chỉ là hình thái như bao nhiêu hình thái của thế tục.
26 Tháng Chín 2015(Xem: 5763)
Để nhận định đúng đắn về một vấn đề, thì cần phải có kiến thức chuyên môn về lãnh vực đó. Không có kiến thức chuyên môn mà lạm bàn, thì dễ nảy sinh những hiểu lầm nguy hại. Đây cũng là điều được Đức Phật dạy trong kinh Tăng chi: Không can thiệp vào việc không có thẩm quyền1.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 5749)
Giai đoạn thịnh trị nhất trong lịch sử dân tộc là thời Lý - Trần, đã bộc lộ nhiều dấu hiệu cho thấy sự thành công trong đường lối trị nước bằng pháp (đạo đức). Tuy nhiên, với cái nhìn thiên lệch, phiến diện, chủ quan, các vị sử quan biên soạn ĐVSKTT đã nhìn nhận không công bằng đối với các vị vua Phật tử.
01 Tháng Chín 2015(Xem: 16767)
Trang tổng hợp các tin tức về Trưởng lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu viên tịch tại Tổ đình Từ Quang, thành phố Mantreal, Canada
26 Tháng Tám 2015(Xem: 9132)
Sáng nay, 26-8 (13-7-Ất Mùi), tại tổ đình Từ Quang, Montreal, Canada, sơn môn pháp phái tổ đình Từ Quang, môn đồ pháp quyến và gia đình đã tổ chức trang nghiêm lễ trà tỳ cố Đại lão HT.Thích Tâm Châu, nguyên Chủ tịch Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo, nguyên Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN, viện chủ tổ đình Từ Quang (Canada).