Lời Tựa Tái Bản

04 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8283)

THIỀN SƯ VIỆT NAM

Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh 1992

LỜI TỰA TÁI BẢN QUYỂN THIỀN SƯ VIỆT NAM

Năm 1972 chúng tôi đã cho xuất bản quyển Thiền sư Việt Nam vì nhu cầu dạy cho Tăng, Ni ở Thiền viện Chân Không. Những tư liệu chúng tôi góp nhặt được từ thư viện Đại học Vạn Hạnh. Trong lúc đất nước còn phân chia, sự giao thông bị ngăn cách, nên chúng tôi không biết miền Bắc chùa chiền và di tích lịch sử Phật giáo như thế nào.

Mãi đến năm 1987, chúng tôi được dịp đi ra Bắc và viếng một ít chùa gần Thủ đô, chúng tôi mới thấy một khiếm khuyết lớn lao trong quyển Thiền sư Việt Nam của chúng tôi. Vì ở đây còn bao nhiêu di tích Phật giáo cũng như nhiều vị Thiền sư mà trước kia tôi chưa từng biết. Chúng tôi tự thấy bất an vì việc làm của mình còn rất nhiều thiếu sót. Chúng tôi thầm nguyện có cơ hội tốt sẽ đi viếng hết những di tích Phật giáo quan trọng ở miền Bắc, để tìm thêm tư liệu còn sót lại mà trước kia chúng tôi không biết.

Được mãn nguyện, năm 1990 đủ duyên chúng tôi ra Bắc ngót hai mươi ngày, chiêm bái các thánh tích và các ngôi cổ tự còn lại, đồng thời sưu tầm một số tư liệu để bổ túc quyển Thiền sư Việt Nam của chúng tôi. Được sự ủng hộ của quí Hòa thượng, Thượng tọa và Đại đức Tăng, Ni ở các chùa miền Bắc nên việc thu thập tư liệu của chúng tôi được kết quả khiêm tốn. Với thời gian hai mươi ngày, chúng tôi không thể thực hiện đầy đủ những điều chúng tôi mong muốn.

Gần đây, lại được các học giả lưu tâm nghiên cứu nền văn hoá Phật giáo Việt Nam, đã in ra nhiều quyển sách có giá trị như: Việt Nam Phật Giáo Sử Luận I - II của Nguyễn Lang, Thơ Văn Lý Trần I - II - III của Viện Văn Học Việt Nam, Tuyển Tập Văn Bia Hà Nội của Viện Nghiên Cứu Hán Nôm... là những tư liệu quí báu giúp nhiều cho chúng tôi.

Chúng tôi lại được một Phật tử góp sức là Nguyễn Hiền Đức sưu tầm tư liệu các Thiền sư miền Nam để bổ túc phần thiếu sót trước kia chúng tôi chưa từng nói đến. Nhờ đó, tái bản quyển Thiền Sư Việt Nam lần này có phần tạm đủ hơn trước nhiều.

Khi quyển Thiền sư Việt Nam được tái bản là chúng tôi tạm thấy an lòng phần nào, vì trọng trách của mình đã nhẹ bớt. Tuy nhiên như thế chưa gọi là đủ, chúng tôi mong những người sau này sẽ thu nhặt được nhiều tư liệu hơn để viết lại một quyển Thiền sư Việt Nam thật đầy đủ, đó là điều mong ước của chúng tôi.
Chúng tôi xin tri ân những vị đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ trong việc tái bản quyển Thiền sư Việt Nam. Vì công tác khó khăn này, một cá nhân không thể nào làm được.

THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU, Mùa An Cư năm 1991
THÍCH THANH TỪ

Theo Dòng Sự Kiện:
Toàn Tập Minh Châu Hương Hải
Nghiên Cứu Về Thiền Uyển Tập Anh
Nghiên Cứu Trần Nhân Tông
Hương Hải Thiền Sư Ngữ Lục Giảng Giải, HT. Thích Thanh Từ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2016(Xem: 5975)
Trong quá trình hình thành và phát triển Phật giáo, Phật tử Việt Nam tiếp nhận ba truyền thống Tu Tập chính yếu, đó là Thiền, Tịnh và Mật; nếu vận dụng tu tập đúng pháp thì có khả năng giải hóa mọi phiền não và được giải thoát. Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 6259)
Có những mất mát không gì bù đắp được, có những sự chia ly diệu kỳ như huyền sử. Kẻ ở cứ mãi nhớ thương, hồi ức đong đầy nơi khóe mắt. Người đi mỉm cười thinh lặng vô ngôn, có chút tiếc nuối mình vẫn chưa làm được gì nhiều cho đạo pháp như lòng hằng mong muốn. Cầu nguyện Hòa Thượng sớm trở lại cõi Ta Bà để giáo hóa chúng sinh. Nước sông Côn, đầm Thị Nại, biển Đề Gi, ngày đó sẽ xanh hơn trong hơn, cá nhởn nhơ bơi lội từng đàn trong giòng nước mát rượi như cam lồ tịnh thủy.Chúng con mãi mãi ngóng đợi trông chờ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5631)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đè, Trí Huệ soi thấy Tánh Không, lòng Đại Bi, phương tiện thiện xảo được phát triển một cách trọn vẹn, đã làm nên cái đặc trưng mà chúng ta thường nói là tính cách nhập thế của Phật Giáo Việt Nam.
18 Tháng Giêng 2016(Xem: 7640)
Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ.
12 Tháng Giêng 2016(Xem: 6191)
Danh từ Nhân gian Phật giáo xuất hiện lần đầu tại Việt Nam trên Tuần báo Đuốc Tuệ do Hội Phật Giáo Bắc Kỳ xuất bản tại Hà Nội. Số đầu ra ngày 10/12/1935. Đuốc Tuệ hoạt động được 10 năm thì bị đình bản vì có cuộc cách mạng giành độc lập năm 1945.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 8024)
Từ khi biết đến tác phẩm quý “Thiền sư Khương Tăng Hội” này tôi đã đi rất nhiều chùa để tìm xem ở những đâu có thờ Tổ Khương Tăng Hội. Tiếc thay, tìm mãi mà không thấy. Nơi nơi chỉ thấy thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma, một vị tổ người Ấn Độ đã mang Đạo Phật vào Trung Quốc rồi sau này mới lan sang đến Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6464)
Khi học về truyền thống sinh động của thiền tập đạo Bụt, chúng ta đã bắt đầu từ Ấn Độ rồi sang Việt Nam. Khi nói về thiền Việt Nam, chúng ta có cơ hội xét lại thiền tông ở Trung Quốc. Chúng ta làm khác với cách thông thường là từ Ấn Độ đi sang Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc mới về Việt Nam. Lý do là vì ở Việt Nam chúng ta có thiền phái Tăng Hội, được thiết lập vào thế kỷ thứ 3, tức 300 năm trước ngày tổ Bồ-Đề Đạt-Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa để dạy thiền.
01 Tháng Giêng 2016(Xem: 6869)
Bài này viết được là nhờ thu thập công trình nghiên cứu trong luận án Phó Tiến sĩ của Budden Gyoshi (Phật Điển Hành Tư): Buddhism in Vietnam, the Period of Introduction and Development (Murdoch University, 1979).
23 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6233)
Thầy Thích Hạnh Tuấn là một trong những bậc Tăng tài của Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh nói riêng và của Phật Giáo Việt Nam nói chung trong thời đại ngày nay.