Bức Ảnh Tuyệt Vời

18 Tháng Chín 201000:00(Xem: 40209)

qd-title-2
BỨC ẢNH TUYỆT VỜI
botat_quangduc-m

Vào năm 1963, giải thưởng Pulitzer về ảnh thời sự độc đáo nhất trong năm được trao cho nhiếp ảnh Malcolm Browne của hãng thông tấn UPI Hoa Kỳ. Đó là bức ảnh cố Hòa Thượng Thích Quảng đức vị pháp thiêu thân vào buổi sáng ngày 11-6-1963 tại ngã tư đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt thành phố Sài gòn lúc bấy giờ. (xem hồi ký đặc biệt của TT. Thích Đức Nghiệp)

Những ngày hôm sau, bức ảnh này được đăng rõ ràng trên trang nhất của các tờ báo lớn khắp thế giới, gây một chấn động tâm lý toàn cầu, gây sửng sốt bàng hoàng cho những người trách nhiệm liên hệ đến thời cuộc Việt nam, phải để tâm xét lại những gì đã xảy ra trong những ngày tháng gần gũi lúc đó.

Ba mươi hai năm sau, ông Robert Mc Namara, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ vào thời đó (1963) đã ghi lại nỗi “sửng sốt, bàng hoàng” của ông và chính phủ Mỹ ở Washington khi biết được sự kiện này. Ông viết trong quyển Hồi Ký (xuất bản năm 1995) với đoạn như sau:

“..vào thời gian cuộc khủng hoảng chính trị và đàn áp tôn giáo nổ ra khắp cõi Nam Việt nam, giới Phật tử căm phẫn chế độ ông Diệm vì đe dọa đến quyền tự do tín ngưỡng của người dân, đã tổ chức các cuộc phản đối dẫn đến nhiều trận xô xát với lực lượng an ninh của ông Diệm. Lối đàn áp này càng làm cho không khí sôi sục thêm, gồm những vụ tự thiêu của các tu sĩ Phật Giáo. Những sự kiện này gây sửng sốt và bàng hoàng cho tôi và các giới chức tại Hoa Thịnh đốn gây bất lợi cho đường lối cai trị của ông Diệm...” (Hồi Ký Robert Mc Namara, trang 66).

Không những chỉ có ông Mc Namara và các giới chức thẩm quyền ở Hoa Thịnh Đốn sửng sốt, bàng hoàng, mà cón nhiều người khác ở nhiều nơi khác nhau cũng đều bị xúc động mãnh liệt trước sự hy sinh cao cả của cố Hòa Thượng Thích Quảng Đức mà không ai ngờ trước.

Bức ảnh này còn tuyệt vời hơn nữa, không phải chỉ vì những mầu sắc sống động gây ấn tượng mạnh nhất, không phải chỉ vì thái độ bình thản vô uý, trước và trong khi lửa cháy “ngất tòa sen”, mà đẹp hơn nữa là vì nó mang theo một thông điệp trác tuyệt hào hùng. Đó là đòi hỏi “bình đẳng tôn giáo và công bình xã hội” cho dân tộc Việt nam vào thời buổi lúc ấy:

... Đệ tử hôm nay nguyện đốt mình,
Làm đèn soi sáng nẻo vô minh.

... Vì sự bất công tôi thiêu xác
Khói hồn nguyện độ kẻ hàm oan
Kính chúc tăng ni tâm dũng tiến
Chánh pháp ngày mai phải trường tồn.
(Kính dâng Hiền Thánh Tăng-thơ của Ngài Quảng Đức để lại)

... Trước khi nhắm mắt về cảnh Phật, tôi trân trọng kính gởi lời cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm nên lấy lòng bác ái từ bi đối với quốc dân mà thi hành chính sách bình đẳng tôn giáo để giữ vững nước nhà muôn thưở...”
(Thích Quảng Đức)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Sáu 2018(Xem: 5437)
15 Tháng Năm 2017(Xem: 5953)
10 Tháng Chín 2015(Xem: 7651)
Sự kiện Phật đản là tên gọi khác phổ biến của Biến cố Phật giáo năm 1963, là cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội có liên quan mật thiết đến Phật giáo Việt Nam tại miền Nam Việt Nam dưới chế độ độc tài - gia đình trị Ngô Đình Diệm(1), mà cộng đồng quốc tế hay đề cập bằng cái tên Buddhist crisis(2) of South Vietnam.
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 7360)
Trưa ngày 11-6-1963, tức giờ Ngọ ngày 20 tháng Tư năm Quý Mão, tại ngã tư Lê Văn Duyệt – Phan Đình Phùng, Sài Gòn (nay là Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM), Hòa thượng Thích Quảng Đức đã vị pháp thiêu thân, phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, đàn áp Tăng Ni Phật tử, phá hoại và ngăn trở sự phát triển của Phật giáo…
27 Tháng Mười 2014(Xem: 10770)
Trong lịch sử cận đại, Hòa thượng Thích Quảng Đức là một nhân vật lịch sử, một vị tăng Việt Nam của thế kỷ XX được xưng tụng và ca ngợi là một vị Bồ-tát xả bỏ thân mạng để cứu nguy dân tộc và đạo pháp cũng như làm rạng rỡ cho Phật giáo Việt Nam. Sự tự thiêu của ngài ở Sài Gòn vào ngày 11 tháng 6 năm 1963 chống lại chế độ độc tài và đàn áp tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm không những đã khiến cho người Phật tử Việt kính ngưỡng, mà cả thế giới đều ngạc nhiên và kính phục trước hành động khó nghĩ bàn đó.
01 Tháng Chín 2013(Xem: 10032)