Kính Mừng Đại Lễ Vesak Khắp Nơi Trên Thế Giới

12 Tháng Năm 201708:45(Xem: 7289)

blankKÍNH MỪNG ĐẠI LỄ VESAK KHẮP NƠI TRÊN THẾ GIỚI
By Carol Kuruvilla | Tịnh Thủy chuyển ngữ


blankPhật tử ở khắp nơi trên thế giới đang tôn vinh ngày đản sanh, thành đạo, và nhập niết bàn của Đức Phật với một lễ hội đầy màu sắc rực rỡ gọi là Đại lễ Vesak.

Ngày Vesak (còn gọi là Waisak, Wesak), là một trong những ngày quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta tin rằng đó là ngày trăng tròn vào năm 567 TCN, ngày mà thái tử Tất Đạt Đa Gautama sinh ra ở Nepal.

Hoàng tử sống trọng giầu sang và sang trọng bên trong hoàng cung của phụ hoàng cho đến khi thái tử 20 tuổi, khi người mạo hiểm ra ngoài cửa thành hoàng cung và đối mặt với thực tế đau khổ trên thế giới. Hoàng tử, tràn ngập nỗi khổ đau sau khi chứng kiến những cảnh đói nghèo, bệnh tật, và tử vong, nên ngài đã quyết định rời bỏ cung vàng điện ngọc, cuộc sống sang trọngtrở thành một nhà tu khổ hạnh.

Không hài lòng với sự hướng dẫn của các vị thầy tôn giáo khác nhau mà thái tử gặp trên đường đi, thái tử quyết định ngồi dưới gốc cây Bồ đề cho đến khi khám phá được sự thật về khổ đau. Ngài ngồi đó nhiều ngày, đối mặt với nhiều thử thách và chìm sâu vào thiền định, cho đến khi ngài thấu hiểu được câu trả lời - vào thời điểm đó, ngài hoát nhiên đại ngộ trở thành Phật, hay là bậc giác ngộ.

Trong suốt cuộc đời còn lại của mình, Đức Phật đã tìm cách dẫn dắt những người khác đến con đường giác ngộ mà Ngài đã kinh qua. Ngài nhập niết bàn (tịch diệt hay nhập diệt) một cách êm đềm ở tuổi 80.

Vesak kỷ niệm cả ba sự kiện trọng đại này trong cuộc đời Đức Phật – ngày đản sinh, ngày thành đạo và ngày nhập niết bàn của Ngài. Kinh điển Phật giáo khẳng định cả ba sự kiện đều đều xảy ra vào ngày trăng tròn của tháng âm lịch Ấn Độ, Vesakha.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, Phật tử chiếm 7 phần trăm tổng dân số thế giới. Phần lớn các Phật tử (gần 99 phần trăm) sống ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Liên Hợp Quốc đánh dấu Ngày Vesak chính thức vào ngày 10 tháng 5 mỗi năm, nhưng lễ hội, và ngày chính xác của Vesak, khác nhau rất nhiều theo văn hoá và khu vực. Tại nhiều vùng, các buổi lễ được tổ chức quanh các đền chùa Phật giáo, nơi mọi người tập trung để thiền định và thả lồng đèn.

Tại Indonesia, hàng chục nhà sư và khách hành hương tập trung tại Đền Borobodur ở Java từ ngày 9 tháng 5 đến ngày 11 tháng năm. Họ sẽ thắp nến, tụng kinh và đi quanh ba lần ngôi đền cổ, rồi thả 1000 chiếc đèn lồng lên trời tượng trưng cho sự giác ngộ toàn bộ vũ trụ.

Tại Hàn Quốc, người ta tổ chức lễ hội Hoa Lan đèn lồng dài hàng tháng, bao gồm các cuộc diễu hành, biểu diễn và hàng ngàn ngọn đèn lồng rực rỡ đầy màu sắc. Nhiều tín đồ Phật giáo sẽ tụ họp để chào mừng tại chùa Jogyesa ở Hán Thành (Seoul), trung tâm Phật giáo Hàn Quốc.

Tại Ấn Độ, những người hành hương đổ xô đến Vườn Lộc Uyển ở Sarnath, một thành phố tọa lạc tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, nơi Đức Phật được cho là đã có bài thuyết pháp công khai đầu tiên của mình sau khi Ngài thành đạo. Ở đây, những người mộ đạo mặc áo trắng, thiền định, và để lại lễ vật mừng Vesak.

Lễ kỷ niệm Vesak cũng diễn ra ở đảo quốc Tích Lan Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và một số nước châu Á khác.

Xem hình ảnh ngày Vesak năm nay ở khắp Châu Á.

VIETNAM

Vesak Day in Quan Su Pagoda, Hanoi, Vietnam May 9, 2017

SRI LANKA  TÍCH LAN
blankKelaniya Temple during the Vesak Festival in the Colombo suburb of Kelaniya on May 10, 2017. 

blank
A Sri Lankan street vendor hangs lanterns for sale ahead of
the Vesak Festival in Colombo on May 4, 2017.

blank
Kelaniya Temple during the Vesak Festival in the Colombo suburb of Kelaniya on May 10, 2017. 

THAILAND
blankblankblank
SRI LANKA
blank
SINGAPORE
blankBuddhist monks prostrate as they perform the “three steps one bow” ceremony
at Kong Meng San Phor Kark See Monastery on the eve of Vesak Day in Singapore, May 9, 2017

NEPAL
blankPhóng sinh nhân ngày Vesak tại một ngôi chùa ở Nepal

blank
Swayambhu in Kathmandu, Nepal, May 10, 2017. 

blank
Swayambhu in Kathmandu, Nepal, May 10, 2017. 
blank
MIẾN ĐIỆN

blankA family takes a seflie as they visit the Shwedagon Pagoda during
Kason Watering Festival celebrations, also know as Vesak Day, in Yangon, Myanmar May 10, 2017. 

MALAYSIA

blankA devotee puts a golden paper onto Buddha statue during Vesak day in Penang, Malaysia, on May 10,2017

blank

Mahapajapati Buddha's step-mother, whose repeated request to ordain as one of his followers
resulted in the Buddha going against the cultural norms of his time and opening his teachings to women. 


SOUTH KOREA
blankBuddhist believers carrying lanterns march during a Lotus Lantern parade
in celebration of the upcoming birthday of Buddha in Seoul, South Korea April 29, 2017

blankA child wearing a lantern headband rests before a Lotus Lantern parade
in celebration of the upcoming birthday of Buddha in Seoul, South Korea April 29, 2017. 
blankWorshippers offer prayers marking the birthday of Buddha at a shrine on a hilltop overlooking Seoul on May 3, 2017

blankA South Korean worker attaches a name card with a wish of Buddhist followers to a lotus lantern at Jogye Temple in Seoul on April 12, 2017 ahead of celebrations marking Buddha’s birthday in the country. The temple is decorated with thousands of colorful lanterns celebrating Buddha’s upcoming birthday on May 3.

INDONESIA
blank

INDIA
blankIndian Buddhist monks arrive to take part in celebrations to mark Buddha Purnima
at the Maha Bodhi Society in Bangalore on May 10, 2017. 

blankBuddhist Monks carry a statue of Buddha as they take part in a procession at The Mahabodi Temple at Bodhgaya on May 10, 2017, on the occasion of Buddha Purnima.

blankDevotees offer prayers next to oil lamps at a Buddhist temple on the occasion of
Buddha Purnima festival, also known as Vesak Day, in Chandigarh, India, May 10, 2017. 


blank
Indian Buddhist devotees leave offerings and offer prayers at a statue of the Buddha
during celebrations to mark Buddha Purnima at the Maha Bodhi Society in Bangalore on May 10, 2017. 

CHINA
blankHongKong

blankPeople perform a local dance play to celebrate Buddha’s Birthday in Zhongshan,
Guangdong province, China May 3, 2017. 

blankMonks pour water onto a Buddha statue during a celebration event for Buddha’s birthday in Sanya,
Hainan province, China May 3, 2017. 

CAMBODIA
blank
Cambodian women pray in front of a shrine out side the Royal Palace in Phnom Penh on May 10, 2017. Cambodians celebrated 2,561 years of Buddha, called ‘Visak Bochea’, that is the date of Buddha’s birth, enlightenment and death on the day of the full moon
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Năm 2015(Xem: 5729)
Mỗi mùa Đản sanh về, hàng Phật tử đều hân hoan kính lễ Đức Từ phụ qua hình dáng một hài nhi bước trên bảy hoa sen, bước cuối cùng dừng lại, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất nói rằng “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn”. Có nhiều luận giải khác nhau về Phật ngôn này theo các chiều hướng triết luận, tâm luận, bản thể luận, giải thoát luận… mà không phải ai cũng hiểu thấu đáo ngọn ngành.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6196)
Khi đức Thích tôn đản sinh, tay phải chỉ trời, tay trái chỉ đất, nói bốn câu kệ. Các kinh điển ghi chép không giống nhau. Có khá nhiều luận giải của các nhà học giả, luận sư, giải thích theo nhiều xu hướng và trường phái khác nhau. Do đó, ở đây chúng tôi thấy không cần thiết phải có thêm một bản chú giải khác. Nên chúng tôi chỉ xin giới thiệu một vài kệ tụng đản sinh tiêu biểu trong các kinh điển, để chúng ta có một cái nhìn khái quát sự kiện đản sinh của Đức Thích Ca Mâu Ni.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6685)
Nhân dịp lễ lớn trong “Rằm tháng Tư” sắp tới, xin chia sẻ một số vấn đề đến nhóm các Phật tử nương Nhờ Ơn Phật ([1]) và các bạn hữu gần xa. Không phải chỉ trong một số chúng ta mà hầu hết những người ngoài truyền thống Bắc Tông khắp nơi đều tỏ ra dị ứng với cái từ “ Phật Đản” khi gọi tên dịp lễ này.
25 Tháng Năm 2015(Xem: 6944)
Phật ra đời để truyền ban thông điệp (1)- Chấp “ngã” “nhơn” (2) là căn bản luân hồi- Trong lục đạo theo dục vọng buông trôi- Để muôn kiếp chịu trầm luân khổ lụy
24 Tháng Năm 2015(Xem: 12101)
Bốn biển, năm châu thơm ngát hương trầm- Mừng Đản Sanh, bậc Xuất Trần Vô Thượng Sĩ- NGƯỜI đến từ huyền nhiệm, linh thiêng- Phúc lành vô khả tỷ- Rồi Xuất Gia, Đắc Đạo, Niết Bàn!
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5459)
Hương Tháng Tư- Con vẽ mái chùa cong hồn nghiêng dáng gầy trần thế- nghe phôi thai mầu nhiệm đẫm trang đời- Ước vọng lên khơi- xanh trong vời vợi sông Ngân- mùa an lạc!
23 Tháng Năm 2015(Xem: 5974)
Tuổi thơ tôi là những năm tháng gắn liền với ngôi chùa quê bé nhỏ, tường cũ rêu phong, vì kèo thì mối ăn mọt đục, mái gói in đậm màu thời gian. Chùa dẫu liêu xiêu, tình quê vẫn ấm áp, linh thiêng nơi cõi lòng, là chốn quy ngưỡng của bao thế hệ.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 6041)
Cũng như bao người, tôi may mắn có vị Thầy rất xa và cũng rất gần. Những lời Thầy dạy đã giúp tôi rất nhiều trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Nhờ Thầy, tôi vượt qua nhiều đau khổ trong tận cùng, hoán chuyển bao hận thù thành thông cảm, hiểu rồi thương.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 6072)
Lễ hội đèn lồng là một nét văn hóa truyền thống của người Hàn Quốc vào dịp Phật Đản sinh. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của Hàn Quốc, một dịp để những người con Phật kỷ niệm ngày một bậc vĩ nhân đã ra đời. Trong lễ hội này, đã có hơn 50.000 đèn lồng các loại làm rực sáng trung tâm thủ đô Seoul.