'Rồi Mẹ Như Sương,' bài hát nhớ mẹ mùa Vu Lan 2015

28 Tháng Tám 201515:19(Xem: 6307)

blank'RỒI MẸ NHƯ SƯƠNG'
bài hát nhớ mẹ mùa Vu Lan 2015
 
Wednesday, August 26, 2015 4:34:19 PM | Người Việt


SANTA ANA, California (NV) - Nhạc sĩ Trần Chí Phúc vừa hoàn tất việc phổ nhạc 10 bài thơ thiền của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, và sẽ in thành tập nhạc với phần chuyển sang Anh Ngữ của thi sĩ tác giả.

roi me nhu suong
Cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải (phải) ngồi nghe nhạc sĩ Trần Chí Phúc
hát “Rồi Mẹ Như Sương” trong phòng phát thanh Hương Sen.
(Hình: Trần Chí Phúc cung cấp)

Cuốn CD Thiền Ca - Hoa Bay Khắp Trời - Phan Tấn Hải & Trần Chí Phúc, đang được thực hiện với các tiếng hát Phật tử Nam Bắc California, dự tính sẽ ra mắt trong vòng vài tháng tới.

Nét nhạc xuôi chảy theo từng câu thơ man mác hương vị thiền, sẽ là một đóng góp sinh động vào dòng thơ nhạc Phật Giáo Việt Nam.

Nguyên Giác Phan Tấn Hải là một cư sĩ thấm nhuần Phật học, tác giả nhiều bài viết và sách về thiền và cũng là một nhà văn, nhà thơ.

Nhạc sĩ Trần Chí Phúc tâm sự rằng có một nhân duyên đưa đẩy để ông khuyến khích người bạn thi sĩ viết thơ thiền và đưa vào ca khúc.

Mười bài thiền ca này là một nét mới trong dòng nhạc tị nạn, vượt biển, thương nhớ Sài Gòn, quê hương đấu tranh và tình yêu của cư sĩ.

Nhân mùa Vu Lan 2015, nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã thu âm ca khúc “Rồi Mẹ Như Sương” tại phòng phát thanh Hương Sen, Santa Ana, để tưởng nhớ tới mẹ hiền.

Bài thơ được giữ nguyên văn, lồng vào câu nhạc đằm thắm tình mẫu tử, bàng bạc gió mây, vang vọng lời kinh Phật dạy.

Thi sĩ kể rằng thời còn ở Việt Nam, trước khi vượt biển, ghé thăm mẹ người bạn thấy bà tóc trắng ngồi tụng kinh cầu nguyện cho đứa con trai đang bị tù ở rừng núi xa xôi, nước mắt mẹ hiền chảy dài.

Hình ảnh đó đã đưa vào bài thơ của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải.

Nhạc sĩ cho biết khi hát mấy câu giữa bài, mắt cũng rươm rướm nước mắt. Mẹ là sương, là hương, là mây, là nắng hòa vào thiên nhiên đất trời để mãi mãi con cảm nhận lúc nào mẹ cũng bên cạnh.

'Rồi Mẹ Như Sương'
 
Thương con trăm sông ngàn núi
trang kinh mẹ chép cúng dường
bốn thời sớm trưa chiều tối
nhớ ơi nước mắt lăn dòng
 
Thương con mãi xa ngàn dặm
tụng kinh mẹ khóc mưa nguồn
gió đưa tới rừng xa thẳm
lạnh ơi mưa ngấm vào hồn.
 
Rồi mẹ như sương, tan vào nắng trưa
rồi mẹ như hương, ẩn hiện trong mơ
rồi mẹ như mây, tóc trắng cuối trời
rồi mẹ như nắng, bóng khuất sau đồi
 
Nửa khuya trở mình viễn phố
con đọc trang kinh cuối dòng
chữ mẹ ngút ngàn thương nhớ
chép lời Phật dạy qua sông
 
Thương ơi một rừng tóc trắng
bay về che khắp tử sinh
nghe chim kêu ngàn xa vắng
ngẩng đầu rơi tiếng bất sinh
. (Đ.D.)

Mời quý độc giả thưởng thức bài hát nhớ mẹ 'Rồi Mẹ Như Sương', trích từ: Cuốn CD Thiền Ca - Hoa Bay Khắp Trời - Phan Tấn Hải & Trần Chí Phúc:





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Tám 2014(Xem: 6737)
Mỗi năm cứ đến rằm tháng bảy, khắp nơi nhộn nhịp không khí Vu lan báo hiếu. Ngày ấy nhằm vào dịp mãn hạ, sau khi toàn thể chư Tăng Ni thực hiện quy chế cấm túc theo giới luật của đạo Phật, an cư tại một trú xứ, thể hiện tinh thần lục hòa cộng trụ, thu nhiếp thân tâm, trau dồi giới đức, nỗ lực thiền định.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 5908)
Nhớ một câu chuyện đăng trên báo về một bà mẹ làm ruộng ở một nơi xa xôi nào đó để nuôi đứa con trai duy nhất đi học. Đến lúc đứa bé vào được lớp cuối tiểu học thì bà mẹ bị đau cột sống không thể làm việc được. Đứa con muốn bỏ học để làm việc giúp mẹ nhưng bà nhất định không chấp nhận nên cuối cùng cậu bé “đành” phải cắp sách đi học.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 8926)
1- Hỡi ôi! Khi biết chút ít về đạo hiếu Thì mẹ đã trăng tà khuất núi Ngọn lửa nhớ thương âm ỉ tháng năm dài Một trăm bài thơ về mẹ Chỉ là mấy giọt sương phơi Không thấm ướt cây cỏ cõi lòng con hoang mạc! Ôi! Đảnh lễ bụi đất nghìn trùng Ôi! Đảnh lễ Tu Di sơn nghĩa ân cao chót vót Ngôn và lời: Đốm mộng vẽ không hoa! Tạc tượng làm sao giữa cõi ta-bà
01 Tháng Tám 2014(Xem: 9590)
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 5630)
Trong văn chương Việt Nam có biết bao là những câu chữ hay ho để mà nhớ, để mà cảm, vậy mà thật lạ, đối với tôi ba chữ Nhớ Linh Xưa trong mấy bài văn tế vẫn cứ là đẹp nhất, lồng lộng và sâu thẳm, chan chứa và nồng nàn nhất. Lý do ư? Ai sống ở đời lại chẳng có những ngớ ngẩn riêng tư không thể giải thích chứ!
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 18201)
Mỗi năm vào dịp lễ Vu Lan thì chúng ta lại được nghe một bài hát thật cảm động là bài "Bông Hồng Cài Áo" của Phạm Thế Mỹ. Bài hát mượn ý từ một đoản văn của thiền sư Nhất Hạnh viết vào năm 1962, lúc ông vừa 36 sáu tuổi và đang học về khoa Tôn Giáo Đối Chiếu tại đại học Princeton Hoa Kỳ.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 8851)
Trời Sài Gòn u ám. Mưa chợt đến chợt đi, không hề báo trước. Dưới cơn mưa do ảnh hưởng của cơn bão ngoài biển Đông, dòng người hối hả. Bên lề đường, thằng bé bước những bước cô đơn, mặc cho mưa tạt gió lùa, dẫu thân gầy nhỏ bé!
28 Tháng Bảy 2014(Xem: 7623)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế. Trời, vẫn chỉ là một vòm không gian hữu hạn trong tầm mắt con người; biển, là bốn đại dương trên mặt địa cầu; không thể nói là vô biên, vô lượng.
01 Tháng Hai 2014(Xem: 5047)
Cách đây mấy ngàn năm, ngài Mục Kiền Liên đã thỉnh cầu Thánh chúng cầu siêu cho mẹ. Nhờ lễ cầu siêu ấy, bà thoát kiếp ngạ quỉ, sinh vào thiên giới. Nói chính xác, nhờ lòng hiếu hạnh và nội lực của hàng Thánh chúng tác động, bà mở lòng buông bỏ tham sân, nên mới thoát được kiếp ngạ quỉ. Sự buông bỏ và mở lòng đó là NHÂN khiến bà sanh thiên. Những thứ còn lại chỉ là trợ DUYÊN. Nhân duyên hội đủ quả mới thành hình.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 17188)