'Rồi Mẹ Như Sương,' bài hát nhớ mẹ mùa Vu Lan 2015

28 Tháng Tám 201515:19(Xem: 6257)

blank'RỒI MẸ NHƯ SƯƠNG'
bài hát nhớ mẹ mùa Vu Lan 2015
 
Wednesday, August 26, 2015 4:34:19 PM | Người Việt


SANTA ANA, California (NV) - Nhạc sĩ Trần Chí Phúc vừa hoàn tất việc phổ nhạc 10 bài thơ thiền của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, và sẽ in thành tập nhạc với phần chuyển sang Anh Ngữ của thi sĩ tác giả.

roi me nhu suong
Cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải (phải) ngồi nghe nhạc sĩ Trần Chí Phúc
hát “Rồi Mẹ Như Sương” trong phòng phát thanh Hương Sen.
(Hình: Trần Chí Phúc cung cấp)

Cuốn CD Thiền Ca - Hoa Bay Khắp Trời - Phan Tấn Hải & Trần Chí Phúc, đang được thực hiện với các tiếng hát Phật tử Nam Bắc California, dự tính sẽ ra mắt trong vòng vài tháng tới.

Nét nhạc xuôi chảy theo từng câu thơ man mác hương vị thiền, sẽ là một đóng góp sinh động vào dòng thơ nhạc Phật Giáo Việt Nam.

Nguyên Giác Phan Tấn Hải là một cư sĩ thấm nhuần Phật học, tác giả nhiều bài viết và sách về thiền và cũng là một nhà văn, nhà thơ.

Nhạc sĩ Trần Chí Phúc tâm sự rằng có một nhân duyên đưa đẩy để ông khuyến khích người bạn thi sĩ viết thơ thiền và đưa vào ca khúc.

Mười bài thiền ca này là một nét mới trong dòng nhạc tị nạn, vượt biển, thương nhớ Sài Gòn, quê hương đấu tranh và tình yêu của cư sĩ.

Nhân mùa Vu Lan 2015, nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã thu âm ca khúc “Rồi Mẹ Như Sương” tại phòng phát thanh Hương Sen, Santa Ana, để tưởng nhớ tới mẹ hiền.

Bài thơ được giữ nguyên văn, lồng vào câu nhạc đằm thắm tình mẫu tử, bàng bạc gió mây, vang vọng lời kinh Phật dạy.

Thi sĩ kể rằng thời còn ở Việt Nam, trước khi vượt biển, ghé thăm mẹ người bạn thấy bà tóc trắng ngồi tụng kinh cầu nguyện cho đứa con trai đang bị tù ở rừng núi xa xôi, nước mắt mẹ hiền chảy dài.

Hình ảnh đó đã đưa vào bài thơ của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải.

Nhạc sĩ cho biết khi hát mấy câu giữa bài, mắt cũng rươm rướm nước mắt. Mẹ là sương, là hương, là mây, là nắng hòa vào thiên nhiên đất trời để mãi mãi con cảm nhận lúc nào mẹ cũng bên cạnh.

'Rồi Mẹ Như Sương'
 
Thương con trăm sông ngàn núi
trang kinh mẹ chép cúng dường
bốn thời sớm trưa chiều tối
nhớ ơi nước mắt lăn dòng
 
Thương con mãi xa ngàn dặm
tụng kinh mẹ khóc mưa nguồn
gió đưa tới rừng xa thẳm
lạnh ơi mưa ngấm vào hồn.
 
Rồi mẹ như sương, tan vào nắng trưa
rồi mẹ như hương, ẩn hiện trong mơ
rồi mẹ như mây, tóc trắng cuối trời
rồi mẹ như nắng, bóng khuất sau đồi
 
Nửa khuya trở mình viễn phố
con đọc trang kinh cuối dòng
chữ mẹ ngút ngàn thương nhớ
chép lời Phật dạy qua sông
 
Thương ơi một rừng tóc trắng
bay về che khắp tử sinh
nghe chim kêu ngàn xa vắng
ngẩng đầu rơi tiếng bất sinh
. (Đ.D.)

Mời quý độc giả thưởng thức bài hát nhớ mẹ 'Rồi Mẹ Như Sương', trích từ: Cuốn CD Thiền Ca - Hoa Bay Khắp Trời - Phan Tấn Hải & Trần Chí Phúc:





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2015(Xem: 5470)
Tháng bảy. Gió hiu hắt. Trời âm u. Nghe mùa Thu lại gần. Chiều nhạt nắng, từng sợi nước lướt thướt nối nhau – mưa ngâu. Mưa làm dịu tiết trời ngày hè oi bức. Những hạt nước trong veo cho mầm xanh dậy sống, cỏ cây tự tình theo mưa. Và, không biết do mưa tưới tẩm những cảm xúc bâng quơ trong lòng người thế tục, hay cảm xúc dâng trào vọng hướng Vu lan.
14 Tháng Tám 2015(Xem: 6746)
Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?
08 Tháng Tám 2015(Xem: 7916)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Văn Kiều”.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 5888)
Tới giờ con phải đi rồi / Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. / Khi trong bóng tối nhạt nhòa / Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền / Mẹ vươn tay xuống giường bên / Tìm con bé bỏng. Con bèn thưa mau: / “Bé nào còn ở đó đâu!” / Mẹ ơi Con phải đi nào còn đây.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5267)
Như vì sao sáng xuất hiện trên vòm trời văn học Việt Nam và Âu Mỹ từ cuối thập niên 1940, Nhất Hạnh – một thiền sư, một nhà văn, nhà thơ – đã đi vào lòng người đọc bằng những tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo, Nói Với Tuổi Hai Mươi,, Tình Người, Nẻo Về Của Ý, Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (có nhiều bản dịch ra nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Thái Lan…Đặc biệt bản tiếng Anh “The Miracle of Mindfulness” được phổ biến nhiều hơn cả).
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10125)
Hiếu là tất cả .
22 Tháng Tám 2014(Xem: 6926)
Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
20 Tháng Tám 2014(Xem: 7707)
Từ nhỏ đến lớn… Là đến khi cha mẹ mất, chẳng bao giờ nghe ông bà nhắc đến hai chữ hiếu hạnh. Chưa hề nghe ông nói: “Con phải hiếu hạnh với mẹ cha”. Chỉ nghe ông bảo: “Mẹ ngủ, con đóng cửa nhẹ thôi”. “Con đi khẻ thôi, không thì mẹ thức giấc”. “Con lớn hơn em thì phải nhường em một chút”.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7110)
...Có những câu thơ kỳ lạ vô cùng, nó nằm sâu trong tiềm thức. Đọc một lần tưởng chừng như quên mất. Bỗng một hôm bừng dậy rõ nét. Thơ cũng là một Pháp, nhìn trên khía cạnh hiện tượng học. Phải đủ duyên mới hiện diện. Câu thơ trên của Thanh Tịnh hay quá, phổ cập quá, tác giả Nhất Hạnh trích lại nguyên bài trong đoạn đầu đoản văn Bông Hồng Cài Áo, dễ khơi dậy ngay niềm rúng động đối tất cả mọi người.