'Rồi Mẹ Như Sương,' bài hát nhớ mẹ mùa Vu Lan 2015

28 Tháng Tám 201515:19(Xem: 6261)

blank'RỒI MẸ NHƯ SƯƠNG'
bài hát nhớ mẹ mùa Vu Lan 2015
 
Wednesday, August 26, 2015 4:34:19 PM | Người Việt


SANTA ANA, California (NV) - Nhạc sĩ Trần Chí Phúc vừa hoàn tất việc phổ nhạc 10 bài thơ thiền của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải, và sẽ in thành tập nhạc với phần chuyển sang Anh Ngữ của thi sĩ tác giả.

roi me nhu suong
Cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải (phải) ngồi nghe nhạc sĩ Trần Chí Phúc
hát “Rồi Mẹ Như Sương” trong phòng phát thanh Hương Sen.
(Hình: Trần Chí Phúc cung cấp)

Cuốn CD Thiền Ca - Hoa Bay Khắp Trời - Phan Tấn Hải & Trần Chí Phúc, đang được thực hiện với các tiếng hát Phật tử Nam Bắc California, dự tính sẽ ra mắt trong vòng vài tháng tới.

Nét nhạc xuôi chảy theo từng câu thơ man mác hương vị thiền, sẽ là một đóng góp sinh động vào dòng thơ nhạc Phật Giáo Việt Nam.

Nguyên Giác Phan Tấn Hải là một cư sĩ thấm nhuần Phật học, tác giả nhiều bài viết và sách về thiền và cũng là một nhà văn, nhà thơ.

Nhạc sĩ Trần Chí Phúc tâm sự rằng có một nhân duyên đưa đẩy để ông khuyến khích người bạn thi sĩ viết thơ thiền và đưa vào ca khúc.

Mười bài thiền ca này là một nét mới trong dòng nhạc tị nạn, vượt biển, thương nhớ Sài Gòn, quê hương đấu tranh và tình yêu của cư sĩ.

Nhân mùa Vu Lan 2015, nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã thu âm ca khúc “Rồi Mẹ Như Sương” tại phòng phát thanh Hương Sen, Santa Ana, để tưởng nhớ tới mẹ hiền.

Bài thơ được giữ nguyên văn, lồng vào câu nhạc đằm thắm tình mẫu tử, bàng bạc gió mây, vang vọng lời kinh Phật dạy.

Thi sĩ kể rằng thời còn ở Việt Nam, trước khi vượt biển, ghé thăm mẹ người bạn thấy bà tóc trắng ngồi tụng kinh cầu nguyện cho đứa con trai đang bị tù ở rừng núi xa xôi, nước mắt mẹ hiền chảy dài.

Hình ảnh đó đã đưa vào bài thơ của cư sĩ Nguyên Giác Phan Tấn Hải.

Nhạc sĩ cho biết khi hát mấy câu giữa bài, mắt cũng rươm rướm nước mắt. Mẹ là sương, là hương, là mây, là nắng hòa vào thiên nhiên đất trời để mãi mãi con cảm nhận lúc nào mẹ cũng bên cạnh.

'Rồi Mẹ Như Sương'
 
Thương con trăm sông ngàn núi
trang kinh mẹ chép cúng dường
bốn thời sớm trưa chiều tối
nhớ ơi nước mắt lăn dòng
 
Thương con mãi xa ngàn dặm
tụng kinh mẹ khóc mưa nguồn
gió đưa tới rừng xa thẳm
lạnh ơi mưa ngấm vào hồn.
 
Rồi mẹ như sương, tan vào nắng trưa
rồi mẹ như hương, ẩn hiện trong mơ
rồi mẹ như mây, tóc trắng cuối trời
rồi mẹ như nắng, bóng khuất sau đồi
 
Nửa khuya trở mình viễn phố
con đọc trang kinh cuối dòng
chữ mẹ ngút ngàn thương nhớ
chép lời Phật dạy qua sông
 
Thương ơi một rừng tóc trắng
bay về che khắp tử sinh
nghe chim kêu ngàn xa vắng
ngẩng đầu rơi tiếng bất sinh
. (Đ.D.)

Mời quý độc giả thưởng thức bài hát nhớ mẹ 'Rồi Mẹ Như Sương', trích từ: Cuốn CD Thiền Ca - Hoa Bay Khắp Trời - Phan Tấn Hải & Trần Chí Phúc:





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5884)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5848)
Nói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6859)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6513)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5511)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4558)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10112)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.