Đức Phật nói về nữ nhân

16 Tháng Tám 201618:09(Xem: 5788)

ĐỨC PHẬT NÓI VỀ NGƯỜI NỮ
Thích nữ Huệ Nhàn

duc phat thuyet phapNói đến nữ nhân người ta thường nghĩ đến cái đẹp về hình thức và sự nhỏ nhen ích kỷ về tâm tánh. Đó là sự nhận định một cách chung nhất từ xưa đến nay. Dù là như thế nào đi nữa thì không thể phủ nhận rằng trong bất cứ một xã hội nào thì người nữ vẫn chịu nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác hơn người nam. Là một bậc đại trí tuệ  Đức Phật đã nhìn thấu tâm can của nữ nhân không vì thế mà Ngài chán ghét họ mà ngược lại Ngài còn thương họ hơn bất cứ ai trên đời này, bởi vì rằng Ngài có một tấm lòng độ lượng vô biên có thể dung chứa hết thảy mọi chúng sanh, mọi tập tính khó ưa, khó kham nhẫn nhất.

Đức Phật dạy trong kinh Tương Ưng Bộ, chương III, Tương Ưng Nữ Nhân

tuong-ung-bia“ Này các Tỷ-kheo, có năm đau khổ riêng biệt mà người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông. Thế nào là năm?

1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người đàn bà lúc trẻ tuổi đi đến nhà chồng, không có bà con. Đây là đau khổ riêng biệt thứ nhất, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu điều đó khác biệt với đàn ông.

2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người đàn bà có kinh nguyệt. Đây là đau khổ riêng biệt thứ hai, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải mang thai. Đây là sự đau khổ riêng biệt thứ ba, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.

4.  Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một người đàn bà phải sanh con. Đây là đau khổ riêng biệt thứ tư, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.

5.  Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người đàn bà hầu hạ đàn ông. Đây là đau khổ riêng biệt thứ năm, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.

 Này các Tỷ-kheo, đây là năm đau khổ riêng biệt, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phải gánh chịu, khác biệt với đàn ông.”

 “Đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, người đàn bà phần lớn sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Thế nào là ba?

 Ở đây, này các Tỷ-kheo, người đàn bà, vào buổi sáng, ở nhà với tâm bị xan tham ám ảnh, vào buổi trưa, ở nhà với tâm bị tật đố ám ảnh, vào buổi chiều, ở nhà với tâm bị dục tham (kàmaràgam) ám ảnh.”

“ Đầy đủ năm pháp, này Anuruddha, người đàn bà, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, thế giới này. Thế nào là năm?

 Có lòng tin, có lòng tàm, có lòng quý, không phẫn nộ, có trí tuệ.”

Thiết nghĩ rằng mặc dù nữ nhơn tâm tánh nhỏ hẹp, đố kỵ nhưng với những ai biết nhận diện và đối trị chuyển hóa nó từng ngày thì cũng có thể thành tựu trên con đường tu tập không thua gì nam giới. Trong vòng luân hồi tùy theo nghiệp mà chúng ta thay hình đổi dạng và thay đổi cuộc sống; nếu nhanh, chúng ta thay đổi tâm niệm trong từng sát na, còn chậm thì thay đổi trong từng kiếp sống khác nhau. Quên đi thân phận nữ nhân và thôi than thân trách phận chúng ta nên hân hoan vì từ khi gặp được Thế Tôn chúng ta đã có con đường để đi.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tám 2016(Xem: 5837)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6818)
16 Tháng Tám 2016(Xem: 6451)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu. Đây cũng là lý do tại sao giới trí thức Nho giáo và Lão giáo đặt vấn đề đạo Phật là đạo gì? Mâu Tử đã thẳng thắn trả lời: “Ở trong nhà thì hiếu thảo với mẹ cha, ra ngoài đường giúp nước hộ dân, khi ngồi một mình thì biết tu thân” được ghi trong tác phẩm Lý hoặc luận của Mâu Tử 1.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5472)
Đức Phật hay Đạo Phật tự ngàn xưa không những giới thiệu cho chúng ta có nhận thức được về sự KHỔ và con đường tu tập để đưa đến chấm dứt mọi sự khổ đau ngay trong hiện tại, mà còn giúp cho chúng ta có một tầm nhìn trong sáng để trang bị hoàn thiện về đạo lý “Nhân bản” của con người trên mọi sinh lộ của cuộc đời.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 4500)
(Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ; nên phật tử theo truyền thống Đại Thừa xem ngày chư tăng ra hạ (rằm tháng 7) là ngày báo hiếu mẹ. Đấy là cả một tình cảm cao cả, trân trọng và thiêng liêng. Nhưng theo truyền thống Theravāda thì không có từ Vu Lan, không có đại lễ Vu Lan. Nếu là nội dung và ý nghĩa tương tự – thì phải là sau ngày chư tăng Nam tông ra hạ, nghĩa là sau ngày 16 Tháng 9 ÂL, đúng mùa đại lễ Dâng Y Kaṭhina)
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10053)
Mong sao chớ hóa thành mây, / Lang thang mấy nẻo đường bay cuối trời. / Chỉ mơ hóa kiếp con người, / Ngả vào tay mẹ thuở ngày ấu thơ.
04 Tháng Mười 2015(Xem: 9893)
kinh Tăng Chi dạy “Nơi nào có chư Tăng tu tập thanh tịnh thì trú xứ đó được thanh tịnh, hội chúng Phật tử nương theo đó mà tu tập, nhất định được an lạc, thanh tịnh”.