Tình Của Bố Trong Đạo Phật (song ngữ)

30 Tháng Tám 201509:12(Xem: 5936)
blankTÌNH CỦA BỐ TRONG ĐẠO PHẬT 
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Fatherhood in Buddhism - Source-Nguồn: what-when-how.com)
Buddha And His Father

Đức Phật Và Bố Của Ngài, vua Tịnh Phạn

(Buddha And His Son, Rahula)
Buddha And His Son

Đức Phật Và Con Của Ngài, La Hầu La

(Buddha And His Son, Rahula)

Tình Của Bố Trong Đạo Phật

 

Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ. Tuy nhiên, người sáng lập ra đạo Phật, Thái Tử Sĩ Đạt Ta Cồ Đàm (Siddhartha Gautama), chính ngài đã từ bỏ cuộc sống gia đình, chống lại ý của cha ngài, rồi từ bỏ vợ và con trai của ngài để theo đuổi sự giác ngộ. Sau khi đạt được giác ngộ, Thái Tử Tất Đạt Đa - lúc nầy được gọi là Đức Phật - sống đời tu sĩ, và ngài thành lập Tăng đoàn, cùng tu tập với nhau trong tu viện, sống đời độc thân, không sắc dục, họ cùng thực hành theo sự giảng dạy của ngài (nghĩa là Phật Pháp). Như vậy, mặc dù Phật Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tôn trọng và sự hỗ trợ giữa cha mẹ và con cái, và các giá trị này được thể hiện rõ ràng ở các xã hội Phật giáo ngày nay, nhưng qua tiểu sử của chính Đức Phật, và các tu viện mà ngài thành lập, cho thấy một sự mâu thuẫn sâu sắc về cuộc sống gia đình trong Phật giáo, bao gồm những mối quan hệ gần gũi giữa những ông bố và con cái.

Mối quan hệ của Thái Tử Tất Đạt Đa với bố của ngài, là vua Tịnh Phạn (Suddhodana), phản ảnh sự mâu thuẫn nầy. Khi ngài còn là một thiếu niên, ngài bị giam lỏng trong cung điện, vì bố ngài muốn ngăn cản ngài xuất gia đi tu. Khi Thái Tử Sĩ Đạt Ta lập gia đình, rồi chính ngài trở thành ông bố, ngài đặt tên con ngài là La Hầu La (Rahula), có nghĩa là cái còng sắt trói buộc, bởi vì ngài nhận thấy đời sống gia đình là một trở ngại cho việc đi tìm kiếm sự giác ngộ. Cuối cùng, sau khi quan sát Bốn Sự Kiện Quan Trọng - sự già lão, sự bệnh tật, sự chết chóc, và người tu sĩ (người đi tìm đạo) - ngài đã trốn khỏi cung điện, từ bỏ gia đình để theo đuổi sự giác ngộ. Sau sáu năm, ngài đã đạt được sự giác ngộ, rồi ngài trở thành Đức Phật. Sau đó, vợ và con trai của ngài gia nhập Tăng Đoàn.

Mặc dù mối quan hệ mâu thuẫn của Đức Phật với ông bố, và người con trai của ngài, giáo lý của ngài miêu tả mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái như là nền tảng cho trật tự xã hội. Trong Sigalaka Sutta (Kinh Thi-Ca-La-Việt), Đức Phật đã dạy: "Có năm cách mà người con trai nên săn sóc bố mẹ ... [Người con nên suy nghĩ rằng:] "Bao năm qua, bố mẹ đã nuôi nấng tôi, nay tôi giúp đỡ cho bố mẹ. Tôi sẽ thi hành nhiệm vụ của mình với bố mẹ. Tôi sẽ tiếp tục truyền thống gia đình. Tôi sẽ chứng tỏ là người xứng đáng với di sản của tôi. Sau khi bố mẹ tôi mất, tôi sẽ phân phối quà tặng thay cho họ." Và cũng thế, có năm cách thức mà các bậc cha mẹ ... sẽ giúp cho con: cha mẹ sẽ khuyên con tránh làm điều ác, khuyến khích con nên làm điều lành, dạy con nghề chuyên môn, tìm người vợ thích hợp cho con, rồi, theo đúng thời điểm đã hoạch định, giao gia tài lại cho con mình" (Bodhi 2005, 117).

Đức Phật cũng nhấn mạnh đến bổn phận của con cái đối với bố mẹ. Trong Kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya), Đức Phật đã nói, "Nầy các Tỳ Kheo, Như Lai nói rằng có hai người mà ta không bao giờ có thể đền đáp công ơn được. Hai người đó là hai người nào? Đó là bà mẹ và ông bố." L‎ý do tại sao như thế? "bởi vì bố mẹ đã tạo nhiều công ơn cho con cái: bố mẹ đã nuôi nấng cho con khôn lớn, và dẫn dắt con trên đường đời." ‎Tuy nhiên, con cái có thể biểu lộ lòng tử tế tương đương, hoặc là nhiều hơn lòng tử tế của bố mẹ bằng cách giúp bố mẹ hiểu biết Phật Pháp:". "[Một] đối với những bố mẹ sống thiếu hiểu biết, người con có thể khuyến khích bố mẹ bằng cách tạo cơ hội và gây dựng cho bố mẹ sống đời hiểu biết và khôn ngoan - nầy các Tỳ Kheo, được như thế, những người con nầy đã làm đầy đủ bổn phận: họ đã hoàn toàn trả hiếu, bởi vì công ơn của những người con nầy nay đã hơn hẳn công ơn của bố mẹ họ đã làm." (Bohdi 2005,119).

Trong Phật giáo Đại thừa, Đức Phật đôi khi được miêu tả như là "ông bố của tất cả chúng sinh" (Cole năm 2005, 115). Mối quan hệ của Đức Phật với tất cả chúng sinh được mô tả ẩn dụ trong Thí Dụ Về Căn Nhà Cháy, Kinh Pháp Hoa, trong đó ông bố sử dụng nhiều phương tiện thích hợp để thu hút những người con trai của ông chạy ra khỏi căn nhà đang cháy. Ở vùng phía Đông Á Châu, quan niệm phụ hệ của Phật Giáo Đại Thừa đã được tăng cường bởi các lý tưởng về lòng hiếu thảo của Khổng Tử.

Trong Phật Giáo Kim Cương thừa, một số văn bản, chẳng hạn như các Tantra (Mật Tông) Guhyasamaja và Vajrabhairava, được phân loại là "tantras bố." Phật giáo Kim Cương Thừa cũng mô tả mối quan hệ giữa guru(đạo sư) và đệ tử bằng những từ-ngữ liên-hệ-đến-bố. Ở Tây Tạng, người ta xem vị Thầy tâm linh như là ông bố, và đã được thể hiện qua việc thực hành guru yoga (hòa lẫn tâm của hành giả với tâm của đạo sư), và các tổ chức của các vị Lạt Ma tái sinh (những vị Thầy tâm linh).

 

Source-Nguồn: http://what-when-how.com/love-in-world-religions/fatherhood-in-buddhism/

Fatherhood in Buddhism

 

Buddhism teaches the importance of respecting one’s mother and father and of repaying their kindness. However, the founder of Buddhism, Siddhartha Gautama, himself renounced family life, rebelling against his father and abandoning his wife and son to pursue enlightenment. After he achieved enlightenment, Siddhartha - now known as the Buddha — lived as a monk and established the sangha, a celibate monastic order, to practice his teaching, or dharma. Thus, although the Buddha’s dharma emphasized the importance of respect and support between parents and their children, and these values are clearly manifested in all Buddhist societies today, the Buddha’s own biography, and the religious order he established, reveal a deep ambivalence within Buddhism about family life, including the bonds between fathers and their children.

Siddhartha’s relationship with his own father, Suddhodana, reflected this ambivalence. As a young man, he was confined to a palace by his father to prevent him from turning toward religion. Siddhartha married and became a father himself, naming his son, Rahula, or fetter, because he perceived family life as an impediment to his search for awakening. Eventually, after observing the Four Great Sights — old age, sickness, death, and a religious seeker — he escaped from the palace, abandoning his family to pursue awakening. After six years, he achieved enlightenment, becoming the Buddha. His wife and son joined the sangha.

Despite the Buddha’s ambivalent relationships with his own father and son, his teachings portray the bonds between parents and their children as fundamental to the social order. In the Sigalaka Sutta, the Buddha taught, “There are five ways in which a son should minister to his mother and father ... [He should think:] ‘Having been supported by them, I will support them. I will perform their duties for them. I will keep up the family tradition. I will be worthy of my heritage. After my parents’ deaths I will distribute gifts on their behalf.’ And there are five ways in which the parents ... will reciprocate: They will restrain him from evil, support him in doing good, teach him some skill, find him a suitable wife, and, in due time, hand over his inheritance to him” (Bodhi 2005, 117).

The Buddha also emphasized children’s indebtedness to their parents. In the Anguttara Nikaya, the Buddha stated, “Monks, I declare that there are two persons one can never repay. What two? One’s mother and father.” The reason for this is that “parents are of great help to their children; they bring them up, feed them, and show them the world.” Nevertheless, children can show equal or greater kindness to their parents by showing them the Buddha’s dharma: “[One] who encourages his ignorant parents, settles and establishes them in wisdom ... does enough for his parents: He repays them and more than repays them for what they have done” (Bodhi 2005, 119).

In Mahayana Buddhism, the Buddha is sometimes portrayed as “the father of all sentient beings” (Cole 2005, 115). The Buddha’s relationship to all beings is metaphorically described in the Parable of the Burning House, in the Lotus Sutra, in which a father uses a variety of expedient means to lure his many sons out of a burning house. In East Asia, the Mahayana’s paternalistic conception of the Buddha was reinforced by the Confucian ideal of filial piety.

In Vajrayana Buddhism, some texts, such as the Guhyasamaja and Vajrabhairava tantras, are classified as “father tantras.” Vajrayana Buddhism also describes the guru/disciple relationship in paternal terms. In Tibet, this understanding of spiritual teachers as father figures has been expressed through the practice of guru yoga and the institution of reincarnated lamas (teachers).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2015(Xem: 5481)
Tháng bảy. Gió hiu hắt. Trời âm u. Nghe mùa Thu lại gần. Chiều nhạt nắng, từng sợi nước lướt thướt nối nhau – mưa ngâu. Mưa làm dịu tiết trời ngày hè oi bức. Những hạt nước trong veo cho mầm xanh dậy sống, cỏ cây tự tình theo mưa. Và, không biết do mưa tưới tẩm những cảm xúc bâng quơ trong lòng người thế tục, hay cảm xúc dâng trào vọng hướng Vu lan.
14 Tháng Tám 2015(Xem: 6751)
Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?
08 Tháng Tám 2015(Xem: 7926)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Văn Kiều”.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 5900)
Tới giờ con phải đi rồi / Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. / Khi trong bóng tối nhạt nhòa / Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền / Mẹ vươn tay xuống giường bên / Tìm con bé bỏng. Con bèn thưa mau: / “Bé nào còn ở đó đâu!” / Mẹ ơi Con phải đi nào còn đây.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5275)
Như vì sao sáng xuất hiện trên vòm trời văn học Việt Nam và Âu Mỹ từ cuối thập niên 1940, Nhất Hạnh – một thiền sư, một nhà văn, nhà thơ – đã đi vào lòng người đọc bằng những tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo, Nói Với Tuổi Hai Mươi,, Tình Người, Nẻo Về Của Ý, Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (có nhiều bản dịch ra nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Thái Lan…Đặc biệt bản tiếng Anh “The Miracle of Mindfulness” được phổ biến nhiều hơn cả).
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10131)
Hiếu là tất cả .
22 Tháng Tám 2014(Xem: 6929)
Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
20 Tháng Tám 2014(Xem: 7710)
Từ nhỏ đến lớn… Là đến khi cha mẹ mất, chẳng bao giờ nghe ông bà nhắc đến hai chữ hiếu hạnh. Chưa hề nghe ông nói: “Con phải hiếu hạnh với mẹ cha”. Chỉ nghe ông bảo: “Mẹ ngủ, con đóng cửa nhẹ thôi”. “Con đi khẻ thôi, không thì mẹ thức giấc”. “Con lớn hơn em thì phải nhường em một chút”.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7122)
...Có những câu thơ kỳ lạ vô cùng, nó nằm sâu trong tiềm thức. Đọc một lần tưởng chừng như quên mất. Bỗng một hôm bừng dậy rõ nét. Thơ cũng là một Pháp, nhìn trên khía cạnh hiện tượng học. Phải đủ duyên mới hiện diện. Câu thơ trên của Thanh Tịnh hay quá, phổ cập quá, tác giả Nhất Hạnh trích lại nguyên bài trong đoạn đầu đoản văn Bông Hồng Cài Áo, dễ khơi dậy ngay niềm rúng động đối tất cả mọi người.