Thông Bạch Vu Lan Phật Lịch 2560

08 Tháng Tám 201617:55(Xem: 4889)
blank

logo GHPGVNTNHKGIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
VIETNAMESE AMERICAN UNITED BUDDHIST CONGREGATION 

HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM
CHÁNH VĂN PHÒNG
704. East “E” Street., Ontario, CA 91764 – U.S.A.  |  Tel. & Fax: (909) 986-2433

  

THÔNG BẠCH VU LAN PHẬT LỊCH 2560 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư tôn đức Tăng, Ni,

Kính thưa quý thiện nam tín nữ Phật tử,

Mùa Vu Lan Thắng Hội đang về trong tâm thức hiếu hạnh của người con Phật khắp nơi. Thay mặt Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, xin thành tâm khánh thọ chư tôn Trưởng Lão, Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng, Ni vừa được thêm một hạ lạp với đạo nghiệp tròn đầy, Phật sự thành tựu. Đồng kính chúc quý thiện nam tín nữ Phật tử giữ tròn đạo hiếu và luôn luôn tinh tấn trên con đường phụng sự Phật Pháp.

Tâm thức con người thời đại mà chúng ta đang sống có nhiều bất an, hỗn loạn và đảo điên. Những giá trị nền tảng cao quý của nhân loại về đạo đức, tôn giáo và văn hóa bị thách thức nghiêm trọng trước tâm thức thác loạn của con người. Những kẻ cuồng tín tôn giáo xem việc tàn sát tập thể đồng loại là công trạng để được lên cõi thiên đường huyễn ão. Học đường không chú trọng đến việc giáo dục con em lễ nghĩa làm người. Truyền thông phổ biến tràn ngập hình ảnh bạo động, giết chóc, thù hận. Xã hội dẫy đầy tình trạng tham nhũng, bóc lột, lừa gạt, cường hào ác bá, và xem việc kiếm tiền như mục đích cao cả và tối thượng của đời người bất chấp mọi hậu quả. Luân thường đạo lý và lòng hiếu thảo của con người đã không được tôn trọng đúng mức.

Vì lẽ đó, hơn lúc nào hết, thực hiện và hoàn thành Nhân Thừa của Phật Giáo là nhu cầu cần thiết để dựng lại những gì bị ngã đổ nơi mảnh đất tâm và nhân cách làm người. Lòng tri ân, báo ân và hiếu hạnh mà đức Phật đã dạy trên hai mươi sáu thế kỷ trước, vì vậy, vẫn còn là những nguyên tắc đạo đức vô giá để xây dựng nền tảng nhân cách con người. Là con người, chúng ta không thể nào quên được công lao sanh thành và dưỡng dục cao dày của cha mẹ. Chúng ta cũng không thể nào quên ơn dạy dỗ khai thị của Thầy Tổ. Chúng ta lại càng không thể quên ơn quốc gia dân tộc là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên trong cái nôi di sản và truyền thống cao đẹp. Và, khi sinh ra làm người trên thế gian này, chúng ta đã cưu mang ơn nghĩa rộng lớn của tất cả mọi người trong xã hội, cũng như tất cả chúng sinh trên cõi đời. Từ đó, nhớ ơn và báo đáp ơn nghĩa là đạo lý làm người làm cho chúng ta trở thành con người cao đẹp, đáng yêu và đáng quý.

Trong tâm thức tri ân và báo ân đó, mỗi người đệ tử Phật xin hãy nỗ lực và làm hết khả năng của mình để báo đáp bốn ơn sâu trong đời: Tinh tấn tu học để báo đáp thâm ân Tam Bảo; hiếu thảo phụng dưỡng song thân đầy đủ để báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục; tận khả năng góp phần vào việc làm cho dân giàu, nước mạnh để đển ơn quốc gia xã tắc; và dũng mãnh phát khởi bồ đề tâm cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau vật chất và tinh thần để báo ân rộng lớn cho chúng sinh trong pháp giới.

Mùa Vu Lan Báo Hiếu cũng là cơ hội để người con Phật chúng ta suy nghiệm về con đường thực hiện hiếu đạo trong gia đình. Theo lẽ tương quan tương duyên, nếu muốn cho con cháu có lòng hiếu thảo, thì những bậc cha mẹ không phải chỉ dạy con cái mình đạo lý hiếu thảo không thôi, mà còn phải đích thân làm gương hiếu hạnh cho con cái soi. Cha mẹ không thể hiện lòng hiếu thảo với các đấng sinh thành của mình thì làm sao con cháu có thể làm tròn chữ hiếu với mình là cha mẹ của chúng. Hơn nữa, cha mẹ còn phải biết thương yêu và dưỡng dục con cái đúng mức. Chính nền giáo dục đúng mức và tình yêu thương vô bờ đó của cha mẹ là chất liệu quý giá nuôi dưỡng nhân cách, lòng yêu thương và hiếu thảo chân thật của con cái mình.

Xin chí thành đốt nén tâm hương dâng lên mười phương Tam Bảo, nguyện cầu cho cửu huyền thất tổ đa sanh phụ mẫu, còn sinh tiền thì tật bệnh tiêu trừ, thân tâm an lạc, đã qua đời thì xa lìa ba đường dữ, sinh vào các cõi lành và đời đời thường gặp Phật Pháp.

Nguyện cầu mưa thuận gió hòa, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, mọi người đều sống với nhau bằng lòng yêu thương và hiếu thuận.

Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát tác đại chứng minh.

Phật Lịch 2560, California, ngày 1 tháng 8 năm 2016, 

TM. Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK

Chánh Văn Phòng

thich thang hoan 2logo GHPGVNTNHK

Sa môn Thích Thắng Hoan

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Tám 2015(Xem: 5491)
Tháng bảy. Gió hiu hắt. Trời âm u. Nghe mùa Thu lại gần. Chiều nhạt nắng, từng sợi nước lướt thướt nối nhau – mưa ngâu. Mưa làm dịu tiết trời ngày hè oi bức. Những hạt nước trong veo cho mầm xanh dậy sống, cỏ cây tự tình theo mưa. Và, không biết do mưa tưới tẩm những cảm xúc bâng quơ trong lòng người thế tục, hay cảm xúc dâng trào vọng hướng Vu lan.
14 Tháng Tám 2015(Xem: 6758)
Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?
08 Tháng Tám 2015(Xem: 7937)
Nhắc đến Nguyễn Du (1765-1820) chúng ta thường liên tưởng đến áng văn bất hủ của Đại Thi hào là “Đoạn Trường Tân Thanh” hay “Truyện Kiều”. Hồi năm 1947, Giáo sư Trần Cửu Chấn (1906-1980)*1 đang lúc làm Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục trong Nội Các của Thủ Tướng Chánh Phủ Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân, đã trình Luận án Tiến Sĩ Văn Chương tại Đại Học La Sorbonne ở Paris, Pháp quốc với đề tài: “Étude critique de Poème Kim Văn Kiều”.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 5901)
Tới giờ con phải đi rồi / Mẹ ơi con phải đi thôi mẹ à. / Khi trong bóng tối nhạt nhòa / Bình minh cô tịch hiện ra dịu hiền / Mẹ vươn tay xuống giường bên / Tìm con bé bỏng. Con bèn thưa mau: / “Bé nào còn ở đó đâu!” / Mẹ ơi Con phải đi nào còn đây.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 5277)
Như vì sao sáng xuất hiện trên vòm trời văn học Việt Nam và Âu Mỹ từ cuối thập niên 1940, Nhất Hạnh – một thiền sư, một nhà văn, nhà thơ – đã đi vào lòng người đọc bằng những tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo, Nói Với Tuổi Hai Mươi,, Tình Người, Nẻo Về Của Ý, Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (có nhiều bản dịch ra nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Thái Lan…Đặc biệt bản tiếng Anh “The Miracle of Mindfulness” được phổ biến nhiều hơn cả).
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10131)
Hiếu là tất cả .
22 Tháng Tám 2014(Xem: 6935)
Điều tôi cảm nhận đầu tiên về người là đôi bàn tay. Tôi không nhớ lúc đó mình bao nhiêu tuổi, nhưng hình như sự hiện hữu, cuộc sống của tôi gắn liền với đôi bàn tay đó. Đôi bàn tay của mẹ, một người mẹ mù. Tôi còn nhớ những lần ngồi tô vẽ màu ở bàn ăn, trong nhà bếp. Tôi nói, “Mẹ! Xong rồi. Hãy nhìn tranh của con nầy”. “Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.
20 Tháng Tám 2014(Xem: 7719)
Từ nhỏ đến lớn… Là đến khi cha mẹ mất, chẳng bao giờ nghe ông bà nhắc đến hai chữ hiếu hạnh. Chưa hề nghe ông nói: “Con phải hiếu hạnh với mẹ cha”. Chỉ nghe ông bảo: “Mẹ ngủ, con đóng cửa nhẹ thôi”. “Con đi khẻ thôi, không thì mẹ thức giấc”. “Con lớn hơn em thì phải nhường em một chút”.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7135)
...Có những câu thơ kỳ lạ vô cùng, nó nằm sâu trong tiềm thức. Đọc một lần tưởng chừng như quên mất. Bỗng một hôm bừng dậy rõ nét. Thơ cũng là một Pháp, nhìn trên khía cạnh hiện tượng học. Phải đủ duyên mới hiện diện. Câu thơ trên của Thanh Tịnh hay quá, phổ cập quá, tác giả Nhất Hạnh trích lại nguyên bài trong đoạn đầu đoản văn Bông Hồng Cài Áo, dễ khơi dậy ngay niềm rúng động đối tất cả mọi người.