Hà Nội: Vui, Buồn Đi Lễ Đầu Năm Canh Dần 2010

13 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 49131)

tuyentapmungxuan

HÀ NỘI: VUI, BUỒN ĐI LỄ ĐẦU NĂM CANH DẦN 2010


Ngày đầu tiên của năm mới, ai cũng muốn đến chùa cầu may. Chỉ tiếc niềm vui đầu năm không trọn vẹn vì còn những bất bình diễn ra ngay chốn linh thiêng. 
Sáng mùng 1 Tết Canh Dần, tiết trời vẫn rét đậm kèm mưa xuân nặng hạt không cản được bước chân của nhiều người đi lễ, cầu năm mới tốt đẹp, yên lành.

 tuyentapxuan-162-001

Các chùa đều đông nghẹt người đi lễ đầu năm

Chùa Phùng Khoang (thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội) từ sáng sớm đã rộn rã tiếng người đi lễ chào hỏi, chúc tụng nhau nhân đầu xuân, năm mới. Khuôn viên chùa ngày thường khá rộng rãi bỗng chốc trở lên chật hẹp bởi khói hương nghi ngút và sự chen chân của hàng trăm người. Dù đông đúc nhưng ai nấy đều cố gắng đi nhẹ, nói khẽ và tuyệt nhiên không cáu kỉnh, nói tục. Người cầu tài, người cầu lộc, cầu sức khỏe, cầu bình an! 

Mỗi ban thờ có một hòm công đức để khách tùy tâm đóng góp, có khoảng chục chiếc hòm kiểu như vậy. Ra đến cổng ngoài cũng sẽ gặp người nhà chùa đã chờ sẵn bên bàn với chồng phiếu ghi nhận số tiền công đức. Người ít thì góp vài chục nghìn, người thành đạt thì vui vẻ cúng tiến cả triệu đồng. 

tuyentapxuan-162-002
Lò hóa vàng ở chùa Quán Sứ hừng hực đỏ lửa suốt mấy ngày tết.

Trong lúc chờ thụ lộc, mọi người kéo nhau ra khu vực xin quẻ đầu năm. Cũng lại bỏ thêm chút công đức, mỗi người sẽ được chọn một quẻ thẻ, ứng báo vận mệnh cho cả năm. Chỉ là một tờ giấy nhỏ gấp làm 4, nhưng ai cũng hồi hộp khi giở xem. Trong thời gian chúng tôi có mặt, hầu hết các quẻ đều tiên đoán vận mệnh của gia chủ... tốt hoặc rất tốt!

Chùa Phúc Khánh nằm trên đường Tây Sơn, vốn nổi tiếng linh thiêng với những người cầu tài, lộc nên từ sáng sớm mùng 1, dòng người, xe dài cả cây số đã làm ùn tắc cả đoạn đường. Những dịch vụ ăn theo như trông xe, bán lễ tiền, vàng mã… luôn trong tình trạng quá tải, khan hàng.

tuyentapxuan-162-003
Đông quá, đành bái vọng!

May mắn lắm, người đi chùa mới có thể vào đến tận bên trong. Nhiều mâm lễ phải bái vọng ở ngoài sân rồi ra về với lời an ủi: “cái chính là tấm lòng thành”!

Chùa Quán Sứ (nằm cuối phố Quán Sứ), cũng trong tình trạng đông nghẹt, khói hương nghi ngút. Dù thế, các hàng bán tiền, vàng mã trước cửa chùa vẫn nghiêm chỉnh giữ giá như ngày thường. Tuy nhiên, trước cổng chùa và phía bên trong đã được “tăng cường” một đội quân hành khất đứng ngồi rải rác, vận dụng mọi hình thức xin tiền người qua lại. Kẻ “khoe” đôi chân lở loét cùng và khuôn mặt đờ đẫn, môi tím ngắt. Ai đi qua cũng thấy gai gai người, vội vã rút ít tiền bỏ vào mũ rồi rảo bước thật nhanh. 

Rải rác ở hành lang, cầu thang lên xuống từ chính điện đến các khu vực khác nhau bên trong chùa cũng xuất hiện hàng chục đối tượng hành khất, chủ yếu là trẻ em và phụ nữ. Trong số những người hành khất “hưởng lộc” trong đất chùa có nhiều bé trai, bé gái từ 4-10 tuổi ăn mặc sạch sẽ, mặt mũi sáng sủa luôn miệng liến láu “xin ông đi qua, lạy bà đi lại rủ lòng…”. Xin được kha khá chúng tười cười, nhanh tay vơ nắm tiền nhét vào chiếc túi để bên cạnh. Nhìn những đứa trẻ ăn mày thời hiện đại, không ít người xót xa, lo cho số phận của các cháu, chẳng lẽ cả đời chúng chỉ biết sống nhờ vào lòng thương hại của xã hội!
Cảnh chùa đông đúc, người với người chen lấn tìm chỗ đứng khấn, vái. Lợi dụng tình trạng này, những kẻ đạo chích đã thừa cơ trộm cắp tài sản của khách đi lễ chùa. 

Nhiều bà, nhiều cô khi đi ra đến bên ngoài mới hoảng hốt, mếu máo khi phát hiện bị kẻ gian rạch túi, ví tiền, điện thoại di động không cánh mà bay từ lúc nào không hay. Lực lượng an ninh tại chùa Quán Sứ cũng chỉ biết khuyên khách đi lễ chùa cẩn thận tự bảo vệ tài sản cá nhân.

Phạm Thanh (Dân Trí)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Hai 2015(Xem: 7384)
Mỗi năm khi mùa xuân đến mọi người rộn rã đón xuân. Không khí xuân dường như phảng phất đâu đây khiến lòng mình cũng lân lân, thơ thới. Nhà nhà bận bịu lo dọn dẹp, trang hoàng.
06 Tháng Hai 2015(Xem: 7321)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 7036)
Tết đến theo quy luật của vũ trụ, mang tới cho con người nhiều cảm xúc mới, nhiều suy ngẫm, cơ hội nhìn lại. Với người trẻ, Tết đến là dịp để dấn thân, quay về nhà gắn kết tình thâm, là dịp để sống tử tế...
04 Tháng Hai 2015(Xem: 9378)
Ngày mai sư xuống núi / Áo mỏng sờn đôi vai / Chuỗi hạt mòn năm tháng / Hương trầm lỡ cuộc say
03 Tháng Hai 2015(Xem: 6404)
Năm Giáp Ngọ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận xuân Ất Mùi tràn đầy hạnh phúc. Cỏ cây hoa lá, héo úa tàn rụng theo thời tiết bốn mùa mà sinh sôi nảy nở để chuẩn bị đơm hoa kết trái đón nhận một mùa xuân mới.
03 Tháng Hai 2015(Xem: 6603)
Hằng năm, cứ vào lệ thường đêm giao thừa, thầy trò chúng ta thường tụng kinh phúc chúc an lành cho nhân loại, cho đất nước Việt Nam, cho chư thiên, thọ thần, cho tất cả ân nhân, thí chủ, cho chư Phật tử gần xa và cho cả chúng ta một năm mới tốt lành hơn, an vui hơn.
02 Tháng Hai 2015(Xem: 8004)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.