Hà Nội: Vui, Buồn Đi Lễ Đầu Năm Canh Dần 2010

13 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 49084)

tuyentapmungxuan

HÀ NỘI: VUI, BUỒN ĐI LỄ ĐẦU NĂM CANH DẦN 2010


Ngày đầu tiên của năm mới, ai cũng muốn đến chùa cầu may. Chỉ tiếc niềm vui đầu năm không trọn vẹn vì còn những bất bình diễn ra ngay chốn linh thiêng. 
Sáng mùng 1 Tết Canh Dần, tiết trời vẫn rét đậm kèm mưa xuân nặng hạt không cản được bước chân của nhiều người đi lễ, cầu năm mới tốt đẹp, yên lành.

 tuyentapxuan-162-001

Các chùa đều đông nghẹt người đi lễ đầu năm

Chùa Phùng Khoang (thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội) từ sáng sớm đã rộn rã tiếng người đi lễ chào hỏi, chúc tụng nhau nhân đầu xuân, năm mới. Khuôn viên chùa ngày thường khá rộng rãi bỗng chốc trở lên chật hẹp bởi khói hương nghi ngút và sự chen chân của hàng trăm người. Dù đông đúc nhưng ai nấy đều cố gắng đi nhẹ, nói khẽ và tuyệt nhiên không cáu kỉnh, nói tục. Người cầu tài, người cầu lộc, cầu sức khỏe, cầu bình an! 

Mỗi ban thờ có một hòm công đức để khách tùy tâm đóng góp, có khoảng chục chiếc hòm kiểu như vậy. Ra đến cổng ngoài cũng sẽ gặp người nhà chùa đã chờ sẵn bên bàn với chồng phiếu ghi nhận số tiền công đức. Người ít thì góp vài chục nghìn, người thành đạt thì vui vẻ cúng tiến cả triệu đồng. 

tuyentapxuan-162-002
Lò hóa vàng ở chùa Quán Sứ hừng hực đỏ lửa suốt mấy ngày tết.

Trong lúc chờ thụ lộc, mọi người kéo nhau ra khu vực xin quẻ đầu năm. Cũng lại bỏ thêm chút công đức, mỗi người sẽ được chọn một quẻ thẻ, ứng báo vận mệnh cho cả năm. Chỉ là một tờ giấy nhỏ gấp làm 4, nhưng ai cũng hồi hộp khi giở xem. Trong thời gian chúng tôi có mặt, hầu hết các quẻ đều tiên đoán vận mệnh của gia chủ... tốt hoặc rất tốt!

Chùa Phúc Khánh nằm trên đường Tây Sơn, vốn nổi tiếng linh thiêng với những người cầu tài, lộc nên từ sáng sớm mùng 1, dòng người, xe dài cả cây số đã làm ùn tắc cả đoạn đường. Những dịch vụ ăn theo như trông xe, bán lễ tiền, vàng mã… luôn trong tình trạng quá tải, khan hàng.

tuyentapxuan-162-003
Đông quá, đành bái vọng!

May mắn lắm, người đi chùa mới có thể vào đến tận bên trong. Nhiều mâm lễ phải bái vọng ở ngoài sân rồi ra về với lời an ủi: “cái chính là tấm lòng thành”!

Chùa Quán Sứ (nằm cuối phố Quán Sứ), cũng trong tình trạng đông nghẹt, khói hương nghi ngút. Dù thế, các hàng bán tiền, vàng mã trước cửa chùa vẫn nghiêm chỉnh giữ giá như ngày thường. Tuy nhiên, trước cổng chùa và phía bên trong đã được “tăng cường” một đội quân hành khất đứng ngồi rải rác, vận dụng mọi hình thức xin tiền người qua lại. Kẻ “khoe” đôi chân lở loét cùng và khuôn mặt đờ đẫn, môi tím ngắt. Ai đi qua cũng thấy gai gai người, vội vã rút ít tiền bỏ vào mũ rồi rảo bước thật nhanh. 

Rải rác ở hành lang, cầu thang lên xuống từ chính điện đến các khu vực khác nhau bên trong chùa cũng xuất hiện hàng chục đối tượng hành khất, chủ yếu là trẻ em và phụ nữ. Trong số những người hành khất “hưởng lộc” trong đất chùa có nhiều bé trai, bé gái từ 4-10 tuổi ăn mặc sạch sẽ, mặt mũi sáng sủa luôn miệng liến láu “xin ông đi qua, lạy bà đi lại rủ lòng…”. Xin được kha khá chúng tười cười, nhanh tay vơ nắm tiền nhét vào chiếc túi để bên cạnh. Nhìn những đứa trẻ ăn mày thời hiện đại, không ít người xót xa, lo cho số phận của các cháu, chẳng lẽ cả đời chúng chỉ biết sống nhờ vào lòng thương hại của xã hội!
Cảnh chùa đông đúc, người với người chen lấn tìm chỗ đứng khấn, vái. Lợi dụng tình trạng này, những kẻ đạo chích đã thừa cơ trộm cắp tài sản của khách đi lễ chùa. 

Nhiều bà, nhiều cô khi đi ra đến bên ngoài mới hoảng hốt, mếu máo khi phát hiện bị kẻ gian rạch túi, ví tiền, điện thoại di động không cánh mà bay từ lúc nào không hay. Lực lượng an ninh tại chùa Quán Sứ cũng chỉ biết khuyên khách đi lễ chùa cẩn thận tự bảo vệ tài sản cá nhân.

Phạm Thanh (Dân Trí)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6336)
Tôi có đọc rằng mỗi khi đào đến xuân sang người Nhật lại bày biện bàn trà, tiệc rượu ngoài trời để thưởng hoa ngoạn cảnh. Trong khi nhấp ngụm đầu năm mới, nếu vô tình một cánh sakura bay lạc trong gió và rơi vào lòng chung trà chén rượu thì người ta coi đó là một điều may mắn lớn.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 7049)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sống và sinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà. Do đó, dê có rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Trong 12 con giáp thì Dê là hàng địa chi thứ tám gọi là Mùi .
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6878)
Xuân Di Lặc, hoa bốn mùa vẫn nở. / Khắp nhân gian, thành thị đến thôn quê. / Không phải Xuân, ba, bốn bữa ê hề. / Không phải Tết, năm, bảy ngày rôm rả. / Không chạy ngược, chạy xuôi đầy vất vả. / Không rộn ràng tất tả chúc mừng nhau . / Bởi quanh năm Xuân trước với Xuân sau. / Vẫn lao động đấp bù cho sự sống.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6182)
Bốn mươi năm, vẫn Tết tha phương / Bao trạm thời gian... cuộc hý trường! / Nắng trải thềm hoa, Hương Tỉnh Thức / Trăng về Xóm Hạc, Gió Trầm Hương / Gieo vần Xuân Mới, Thơ Hoài Vọng
18 Tháng Hai 2015(Xem: 9308)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới." Ngôn ngữ nước nào rồi cũng chỉ ngần ấy chữ, ngần ấy ý. Chúc vui, chúc mừng đến với bạn và gia đình trong năm mới...
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9653)
Mỗi khoảnh khắc trên dòng tâm thức ấy phải là một mùa xuân. / Ước mong sao mỗi người trong chúng ta / cũng như tất cả chúng sinh trong vũ trụ, / Đều tìm thấy được mùa xuân ấy, / với những phút giây thật thiêng liêng và mầu nhiệm, / … giữa ngày Tết hôm nay.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10680)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9219)
Cảm ơn / Xin cảm ơn / Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi / Xuân sinh, hạ trưởng / Thu liễm, đông tàn / Hiện tượng thiên nhiên / Cũng là chuyện trần gian / Mai thịnh, mốt suy / Nọ hưng, kia phế / Rồi thân người / Sinh già bệnh chết / Huyền nhiệm xiết bao /
16 Tháng Hai 2015(Xem: 9666)
CUNG kính mời nhau một tách trà / CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua / TÂN niên hạnh phúc và như nguyện / XUÂN đến bình an khắp mọi nhà./ VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết / SỰ đời trăm mối được hanh thông / NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng / Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 7345)
Năm nay, đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015. Dài 580 m, đường hoa TP.HCM được bắt đầu với hình ảnh gia đình dê - linh vật năm 2015 - cùng hàng nghìn loại hoa khoe sắc trong vẻ đẹp hiện đại của thành phố.