Bài Thơ Xuân Vãn Của Điều Ngự Giác Hoàng - Trần Nhân Tông

01 Tháng Hai 201100:00(Xem: 64475)

tuyentapmungxuan3

Bài thơ XUÂN VÃN 

của Điều Ngự Giác Hoàng - Trần Nhân Tông 

 Thích Thông Huệ 

Vua Trần Nhân Tông là một minh quân đời thứ 3 triều Trần. Từ lúc còn là Thái Tử, Ngài đã được vua cha cho học Thiền cùng Tuệ Trung Thượng Sĩ, biết rõ đường lối tu hành theo tông chỉ “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” (Xoay lại soi sáng chính mình là phận sự gốc, không cầu bên ngoài mà được). Khi lên ngôi, dù bộn bề trăm việc đối nội và đối ngoại, Ngài vẫn có chỗ sống riêng của mình, tuy ở trong trần mà vẫn vui với Đạo. Năm 41 tuổi, Ngài nhường ngôi cho con, sau đó xuất gia về núi Yên Tử, lấy hiệu Hương Vân Đại đầu đà, được tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng. Ngài sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành vị Sơ Tổ của dòng Thiền đặc thù Việt Nam . Bài thơ “Xuân vãn” là một trong những bài mượn cảnh mùa xuân, diễn đạt một cách sâu sắc trình độ tâm linh vút cao của Ngài:

XUÂN VÃN 
Niên thiếu hà tằng liễu sắc không, 
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung. 
Như kim khám phá Đông hoàng diện, 
Thiền bản, bồ đoàn khán trụy hồng. 

Hòa thượng Trúc Lâm dịch: 

CUỐI XUÂN 
Thuở bé chưa từng rõ sắc không, 
Xuân về hoa nở rộn trong lòng. 
Chúa Xuân nay bị ta khám phá, 
Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng. 

Bài thơ tứ tuyệt ngắn ngủi nhưng bao hàm cả hai giai đoạn đời Ngài: lúc còn bé chưa biết đường tu và khi đã là vị Thiền Sư đạt đạo. 

“Thuở bé chưa từng rõ sắc không / Xuân về hoa nở rộn trong lòng”: Thuở bé là lúc còn non tuổi đời, cũng là khi còn ấu thơ về đạo lý. Nhân một ngày xuân đi dạo trong vườn thượng uyển, Thái Tử thấy trăm hoa đua nở tỏa hương ngào ngạt. Chưa thấu hiểu lý Bát Nhã, chưa rõ thể tánh không của các pháp, Thái Tử ngỡ thân tâm cảnh đều thật có. Ý thức chấp ngã chấp pháp mạnh mẽ, nhất là trong điều kiện thuận lợi về vật chất, Ngài làm sao tránh khỏi rộn ràng xao xuyến khi thấy cảnh xuân về? Và đây hầu như là tâm trạng chung của con người, nhất là những ai có tâm hồn nghệ sĩ. Nhà thơ Đinh Hùng nhìn xuân sang mà nhớ hương người xưa: 

Xuân nào như xuân mới? 
Hương nào như hương xưa? 
Lòng chàng không có tuổi 
Duyên chàng se tình cờ. 

hay J. Leiba nói thay cô gái tuổi trăng tròn: 

Em nhớ năm em lên mười lăm, 
Cũng ngày đông cuối sắp sang xuân. 
Mừng xuân, em thấy tim hồi hộp, 
Nhìn cái xuân sang khác mọi lần. 

Tập khí của chúng ta là dính mắc với trần cảnh, loạn động theo các duyên bên ngoài. Từ đó tạo nghiệp, quẩn quanh trong sáu nẻo luân hồi. Đức Phật dạy, chính sáu căn là đầu mối của phiền não sinnh tử, do tiếp xúc với sáu trần mà khởi tâm phân biệt. Nhưng sáu căn cũng là nguồn gốc của Niết bàn, khi thấy nghe hay biết tất cả các pháp mà vẫn an nhiên tự tại. Thời điểm chợt nhận ra tánh giác thường hằng của chính mình là khoảnh khắc diệu thường, ngàn năm không dễ có. Những bậc đạt đạo dùng rất nhiều mỹ từ tạm đặt tên cho tánh giác sẵn đủ ấy, vì thật sự nó không có tên, cũng không thể dùng ngôn từ diễn tả. Ở đây, Sơ Tổ Điều Ngự gọi là Chúa Xuân. “Chúa Xuân nay bị ta khám phá”. Thật ra, Chúa Xuân không lẫn tránh, không giấu mặt, cũng không phải ở đâu xa. Chỉ vì vọng thức che lấp nên không nhận ra tánh giác lúc nào cũng sáng ngời. 

Mai Hoa Ni đời Tống viết bài thơ Ngộ đạo như sau: 

Tìm Xuân, chẳng thấy bóng xuân sang, 
Giày rơm giẫm nát đỉnh mây ngàn. 
Trở về chợt ngửi hương mai ngát, 
Xuân ở đầu cành đã chứa chan. 
(Đỗ Tùng Bách dịch) 

Một đời lặn lội, mòn mỏi những bước chân giẫm nát cỏ cây trên đỉnh núi mây phủ, thế mà vẫn chưa tìm thấy mùa xuân. Chính vì ý tưởng “tìm xuân” nên xuân không thể hiện. Chúa Xuân không ở bên ngoài, không phải là đối tượng của sự tìm cầu, mà chính là mình - con người bất sanh bất diệt xưa nay. Sực tỉnh xoay trở về chính mình, ta mới nhận ra, quả thật xuân đang trùm khắp vạn hữu, mai đang tỏa ngát mùi hương.! 

Sơ Tổ của chúng ta không những đã trở về, đã khám phá Chúa Xuân, Ngài còn trọn vẹn sống cùng mùa Xuân miên viễn: 

“Thiền bản, bồ đoàn, ngắm cánh hồng”. 

Thiền bản là chiếc chõng hay giường nhỏ, bồ đoàn là chiếc gối tròn để ngồi. Đây là hai dụng cụ sử dụng khi tọa thiền. Giường hay chõng thiền còn ám chỉ chân tánh hay bản tâm của mỗi người. Ngồi trên giường Thiền nghĩa là hằng sống cùng bản tâm sẵn đủ. Bản tâm thường tịch nhưng thường tri, luôn lặng lẽ mà luôn chiếu sáng. Định của bản tâm không trụ không xả, không nhập không xuất nên là thường định, đại định. Tinh thần Bồ tát Đại thừa không bỏ huyễn cầu chơn, không bỏ mê về ngộ, không bỏ trần gian thủ chứng Niết bàn. Trong các cảnh vô thường sinh diệt, các bậc đạt đạo nhận ra và sống bằng thể tánh chân thường bất sinh, nên có cái nhìn thẩm thấu vào bản chất của các pháp. Do vậy, các Ngài tự tại anh nhiên trước sự biến đổi của vũ trụ vạn hữu, nên nói “ngồi trên giường Thiền ngắm từng cánh hoa rụng trong một chiều xuân vãn”. 

Cùng một cảnh xuân nhưng lúc mê thì tâm loạn động, dính mắc theo cảnh, khi ngộ thì an nhiên nhìn mọi sự đổi dời. Xuân đời đến rồi đi, hoa theo xuân nở rồi tàn, nhưng Chúa Xuân mãi hiện hữu, siêu vượt thời - không. Mùa Xuân miên viễn ấy không ở đâu xa, không từ bên ngoài đến, mà ở ngay đương xứ - tại đây và bây giờ. Cầu chúc tất cả chúng ta, nhân mùa xuân đến, nhận ra Chúa - Xuân - tự - tâm của chính mình, đồng thời chan rải hương xuân đến khắp mọi người. 

 
Mùa Xuân Kỷ Sửu - 2009 
Thiền thất Viên Giác

Người gửi bài: Anh Huy

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6390)
Tôi có đọc rằng mỗi khi đào đến xuân sang người Nhật lại bày biện bàn trà, tiệc rượu ngoài trời để thưởng hoa ngoạn cảnh. Trong khi nhấp ngụm đầu năm mới, nếu vô tình một cánh sakura bay lạc trong gió và rơi vào lòng chung trà chén rượu thì người ta coi đó là một điều may mắn lớn.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 7100)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sống và sinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà. Do đó, dê có rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Trong 12 con giáp thì Dê là hàng địa chi thứ tám gọi là Mùi .
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6918)
Xuân Di Lặc, hoa bốn mùa vẫn nở. / Khắp nhân gian, thành thị đến thôn quê. / Không phải Xuân, ba, bốn bữa ê hề. / Không phải Tết, năm, bảy ngày rôm rả. / Không chạy ngược, chạy xuôi đầy vất vả. / Không rộn ràng tất tả chúc mừng nhau . / Bởi quanh năm Xuân trước với Xuân sau. / Vẫn lao động đấp bù cho sự sống.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6235)
Bốn mươi năm, vẫn Tết tha phương / Bao trạm thời gian... cuộc hý trường! / Nắng trải thềm hoa, Hương Tỉnh Thức / Trăng về Xóm Hạc, Gió Trầm Hương / Gieo vần Xuân Mới, Thơ Hoài Vọng
18 Tháng Hai 2015(Xem: 9374)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới." Ngôn ngữ nước nào rồi cũng chỉ ngần ấy chữ, ngần ấy ý. Chúc vui, chúc mừng đến với bạn và gia đình trong năm mới...
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9694)
Mỗi khoảnh khắc trên dòng tâm thức ấy phải là một mùa xuân. / Ước mong sao mỗi người trong chúng ta / cũng như tất cả chúng sinh trong vũ trụ, / Đều tìm thấy được mùa xuân ấy, / với những phút giây thật thiêng liêng và mầu nhiệm, / … giữa ngày Tết hôm nay.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10748)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9264)
Cảm ơn / Xin cảm ơn / Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi / Xuân sinh, hạ trưởng / Thu liễm, đông tàn / Hiện tượng thiên nhiên / Cũng là chuyện trần gian / Mai thịnh, mốt suy / Nọ hưng, kia phế / Rồi thân người / Sinh già bệnh chết / Huyền nhiệm xiết bao /
16 Tháng Hai 2015(Xem: 9733)
CUNG kính mời nhau một tách trà / CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua / TÂN niên hạnh phúc và như nguyện / XUÂN đến bình an khắp mọi nhà./ VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết / SỰ đời trăm mối được hanh thông / NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng / Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 7400)
Năm nay, đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015. Dài 580 m, đường hoa TP.HCM được bắt đầu với hình ảnh gia đình dê - linh vật năm 2015 - cùng hàng nghìn loại hoa khoe sắc trong vẻ đẹp hiện đại của thành phố.