Đổi Mới Để Có Một Mùa Xuân - Nguyễn Thế Đăng

09 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 47552)
tuyentapmungxuan

ĐỔI MỚI ĐỂ CÓ MỘT MÙA XUÂN

Nguyễn Thế Đăng

mua-xuan2Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới, thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cả người ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mới sạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốt đẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngày cuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cái mới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?

Trong ước mong và hành động của con người cái mới bao giờ cũng đồng hóa với cái tốt hơn, đẹp hơn, đúng hơn.

Nếu nhìn kỹ thì trong một ngày cũng có bốn mùa: tảng sáng cho đến giữa buổi sáng là mùa xuân, trưa là mùa hạ, chiều là mùa thu và tối rút vào giấc ngủ là mùa đông. Sự đổi thay là phần việc của thiên nhiên, sự đổi mới chủ yếu là do con người. Nếu không có sự đổi thay biến chuyển như thế làm sao có tiến bộ? Nếu không có sự đổi mới mỗi ngày ắt cuộc đời sẽ buồn tẻ và bất hạnh.

Con người muốn sống vui vẻ, sung sức, hạnh phúc thì phải đổi mới, đổi mới từng ngày. Nhưng đổi mới cái gì? Đổi mới của thiên nhiên thì chúng ta tạm biết rồi, còn đổi mới của con người là gì?

Đổi mới của con người là làm sạch thân tâm mình, tịnh hóa những tiêu cực, gây tai hại, làm chướng ngại, để tiếp nhận và phát triển cái mới. Cắt bỏ (đoạn trừ) những phiền não và những thứ gây ra phiền não; tịnh hóa những ám ảnh, những buồn đau, những cái hư hỏng, xấu xí, cũ kỹ.

Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tích cực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cái tích cực.

Đổi mới là tự hoàn thiện theo chiều hướng đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Đây là sự tiến bộ và phát triển của con người.

Những chữ “tịnh hóa, loại bỏ, chuyển hóa, hoàn thiện, tiến bộ, phát triển, tích tập xông ướp” là những thực hành Phật giáo đã trở thành những từ ngữ quen thuộc trong đời sống hằng ngày.

Như thế, đạo Phật là phương tiện giúp ta đổi mới mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, thậm chí mỗi giờ. Đổi mới thân, khẩu, ý của chúng ta theo chiều hướng Chân, Thiện, Mỹ. Chúng ta chỉ cần thực hành bất cứ một pháp môn nào của đạo Phật trong một giờ đồng hồ, sau một giờ ấy, dù tiến trình đổi mới này khó nhận ra, chúng ta cũng phải cảm thấy thân tâm mình tươi mới lại, sạch sẽ ra, trong sáng hơn, thanh nhẹ hơn, an vui sáng suốt hơn. Thế nên, nếu biết đổi mới mình mỗi ngày bằng niệm Phật, ngồi thiền, bằng sám hối, bằng tụng kinh trì chú, bằng phát Bồ-đề tâm và hồi hướng… là chúng ta đang tạo dựng hạnh phúc cho mình, đang đi trên con đường đổi mới của tự do và an vui, con đường Phật đạo.

Nếu thực sự biết làm một pháp môn nào, chúng ta sẽ tiếp xúc được với Phật pháp, cái mà chúng ta thường nói là Phật, Pháp, Tăng thường trụ.

Nếu không đổi mới được thân tâm mình, thời gian đối với chúng ta là mất thay vì được. Và cuối chuyến đi buôn có phần mệt nhọc trên trần thế này mới biết là mình lỗ lả nặng nề thì đã muộn.

Đạo Phật giúp ta chủ động đổi mới thường trực. Sự đổi mới đi từ những mảnh nhỏ của cuộc đời mình lần lần đến đổi mới toàn diện, triệt để. Sự đổi mới được người xưa đồng hóa với mùa xuân, có lẽ vì người Việt Nam ưa thích mùa xuân hơn ai hết. Những bài thơ buổi đầu của thi ca Việt Nam ở thời Lý Trần hay nhắc đến mùa xuân. Chỉ riêng vua Trần Nhân Tông thì trong 30 bài thơ, đã có tới 16 bài có chữ xuân.

Đạo Phật giúp chúng ta đổi mới toàn diện và triệt để đến độ thấy và sống được một mùa xuân vĩnh cửu, một mùa xuân bất tử. Lúc ấy chúng ta mới hết nghi cái mùa xuân bất tử này. Mùa xuân bất tử ấy không chỉ siêu vượt ngoài sự đến đi, nở tàn, còn mất, mà còn nằm ngay chính nơi sự đến đi, nở tàn, còn mất:

Xuân đến xuân đi nghi xuân tận
Hoa tàn hoa nở chỉ là Xuân.
Thiền sư Chân Không (1046-1100)
(Giác Ngộ số 624)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Hai 2015(Xem: 9177)
Vào thuở thịnh Đường, Lục tổ Huệ Năng ( 慧 能 638-713 ) sau khi đắc pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ( 弘忍) và được truyền Y bát, nghe theo lời dạy của sư phụ phải ở ẩn một thời gian rồi sau mới ứng cơ giáo hóa. Ngài được Ngũ tổ đưa đến bến Cửu giang rồi chèo đò qua sông đi về phương nam, đến thôn Tào Hầu (曹候村), phủ Thiều Châu (韶州府) nương náu trong một am tranh.
28 Tháng Giêng 2015(Xem: 5901)
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 8901)
Mới cuối thu mà trời đã lạnh, lạnh cả nhân gian và cả lòng người. Cơn gió đầu đông thấm mình qua cửa sổ, đùa trên má hôn trên môi, nghe toàn thân giá buốt.
26 Tháng Giêng 2015(Xem: 7906)
Ngày giáp xuân, tôi ngẫu nhiên xem được trên Internet một cuốn phim thiệt ngộ, nhìn quanh chẳng có ai để mà rủ rê xem chung, cũng tiếc. Cái tựa phim gồm cả tiếng Anh lẫn tiếng Tàu. Cái tựa tiếng Anh trần tục lắm: Love Me - Love My Money (Yêu Tôi Hay Yêu Tiền). Cái tựa tiếng Hoa thì gần với tâm tình Việt Nam hơn: Hữu Tình Ẩm Thủy Bão (Thương Nhau Uống Nước Cũng No).
26 Tháng Giêng 2015(Xem: 7969)
Cuộc hội thảo ngày hôm nay sẽ có những bài tham luận (1) đóng góp về mặt tư tưởng, lý luận cho loại hình nghệ thuật thư pháp còn quá non trẻ của chúng ta. Ban tổ chức lại còn mong muốn mọi người chia sẻ kiến thức, tìm kiếm cơ hội hợp tác, phát triển nền thư pháp Việt, truyền bá văn hóa bản sắc...
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 7469)
Tôi xin nghỉ phép một tuần trước Tết để về thăm quê cha. Chưa hết say đất, tôi đã nhận được từ ba tôi cả một danh sách về những nơi phải ghé thăm, trong đấy địa chỉ đỏ là nhà thờ họ. Tôi lên thị trấn Nghèn luôn vào ngày hôm sau.
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 8166)
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 10133)
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 9621)
Rừng thiền diện mục thị thường thôi! / Đông khứ, xuân lai, vận tự hồi! / Hang đá, đùn len làn khói núi / Triền non, vun thả đám mây trời / Nắng mưa biến đổi theo mùa tiết / Vui khổ vần xoay đúng nghiệp thời