Ngày Xuân Nghĩ Về Bộ Khỉ Tam Không Trong Xã Hội Ngày Nay Nguyễn Thượng Chánh, Dvm

09 Tháng Hai 201300:00(Xem: 26963)
tuyentapmungxuan3
NGÀY XUÂN NGHĨ VỀ
BỘ KHỈ TAM KHÔNG
TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY
Nguyễn Thượng Chánh, DVM

baconkhiHình tượng ba con khỉ: con thì dùng tay che hai mắt, con thì dùng tay bịt hai tai và con thì dùng tay bịt miệng lại…đã nói lên sự khôn ngoan của người biết giữ lễ.Đây là một phương châm xử thế: Không nhìn những việc gì xấu, không nghe những lời nói xấu,không nói điều xấu xa đê tiện.

 “See no evil, hear no evil, Speak no evil”

Người ta nghi rằng nguồn gốc của triết lý tam không nói trên có lẽ đã được một nhà sư Phật gíáo thuộc tông phái Thiên thai(?) (Tiantai Zong),Trung Quốcđề cậpđến trong tác phẩm của ôngta, “ Không thấy, không nghe và không nói” vào koảng thế kỷ thứ VIII.

Sau đó thì tư tưởng nầyđược du nhập vào Nhật Bản với sự ra đời của hình tượngđiêu khắcba con khỉ.Ngày nay hình tượng bộ khỉtam khôngxưa nhứt là tác phẩm của nhàđiêu khắcHidari Jingoro (1594-1634) dược thấy thờ tại đền ToshoguởNikko, Nhật Bản.

Theo ngôn ngữ Nhật Bản:

-Nizaru:tôi không nhìn điều xấu
-Kikazaru: tôi không nghe điều xấu
-Iwazaru: tôi không nói điều xấu

Đó là triết lý của Đức Khổng Tử trong Luận Ngữ: Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn. Không nhìn không thấy những điều trái lễ, không nghe những điều trái lễ, và không nói những điều gì trái lễ.

Đền thở Toshogu -photo http://www.wingsunfurled-web.com/fr/carnet-voyage/asie/japon/nikko.html

blank

Hình điêu khắc ba con khỉ do Hidari Jingoro tạc ra được trên vách đền Toshogu ởNikko, nhật Bản(photo Wikipedia)

Tư tưởng trên được thánh Gandhi đem áp dụng làm phương châm trong đời sốngvàtrong công cuộcđấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ.. Lúc nào ông cũng mang theo bên mình hình tượng bộ khỉtam không..

Mahatma Gandhi (1869 -1948)

Triết lý không thấy, không nghe, không nói cũng bị nhiều người diễn giải khác đi:

- Có người thấy và nói ra nhưng họ không bao giờ nghe theo những gì người khác nói.

- Có người không bao giờ thấy bất cứ gì, nhưng họ nghe người khác và nói ra.

- Có người nghe và thấy nhiều việc nhưng họ không bao giờ nói ra hết.

Theo triết lýĐông phương, mọi sự vật trong đời đều bị chi phối bởi lýâm và dương đối nghịch với nhau. Cử chỉ của ba con khỉ có thể nói lên tính chất tương phản của âm dương trong cuộc sống hằng ngày.

Theo Tây phương, hình ảnh của bộ khỉ ba khôngđãnói lên một sự tự kiểm duyệt (autosensure) vàđồng thời cóhàm ý sự vô trách nhiệm, hèn nhát vàích kỷcủa bản thân.

- Không muốn nhìn, muốn thấy những điều gì có thể gây khó khăn tạo thêm vấn đề cho mình.(tránh khỏi bịrắc rối, phiền phức,tránh khỏi bị mất công)

- Không muốn nói ra những điều mình biết vì có thểbịđụng chạm, tạo thêm nhiều rắc rối.

- Không muốn nghe để có thể giảđò làm như mình không biết gì hết.

Đôi khi chúng ta có thể thấy thêm một con khỉ thứ tư nữađang khoanh tay. Nhưng có lẽ con khỉ nầy đã được kỹ nghệ đồ vật kỷ niệm chế thêm nhằm mục đích kinh doanh. Con khỉ thứ tư nầy có tên là Shizaru và cóý nghĩa là:phi lễ vật động haykhông làm điều xấu xa.

Sometimes there is a fourth monkey depicted with the three others; the last one, Shizaru, symbolizes the principle of"do no evil". He may be shown crossing his arms..(Wikipedia)

Bộ khỉ tứ không( photo internet)

Ba con khỉ trong xã hội ngày nay

Xã hội vật chất ngày nay đã tạo nên con người ích kỷ qua phương châm: Muốn sống bình an phải giảđui, điếc và câm.Ai chết mặc ai.

Thật vậy, trong đời sống hằng ngày có khi triết lý tam không (Không thấy, không nghe, không nói)đã giúp chúng ta có được sự an ổn trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Ứng dụng triết lý tam khôngvào Trung Quốc ngày nay: ai chết mặc ai!

2 Videos rất nhẫn tâm:1)xe đúng bà già trước sự thờơ, vô cảm của dân chúng ngoài đường- http://www.youtube.com/watch?v=cK0Mblr2kGU

2)Em bé 2 tuổi bị xe cán 2 lần ,nhưng người qua lại vẫn tỉnh bơ.

http://www.wat.tv/video/fillette-renversee-video-qui-4c8r3_2exyh_.html

Người Việt, trong xứ và hải ngoại có vô cảm không?

Biết, thấy và nghe nhưngkhông làm để mình được khỏe và bình an

“Người Việt “đành phải vô cảm” để tự bảo vệ mình?

http://dantri.com.vn/dien-dan/nguoi-viet-danh-phai-vo-cam-de-tu-bao-ve-minh-674380.htm

Tâm lý “đành phải vô cảm” diễn ra khá phổ biến khi điều đầu tiên người ta nghĩ chính là sự an toàn của bản thân và gia đình.

Tôi suy nghĩ rất nhiều về chuyện dạy con làm người. Về lý thuyết, tôi phải dạy con làm người chính trực, có lòng trắc ẩn và sẵn sàng chia sẻ. Nhưng trong thâm tâm, tôi cũng lo cho sự an toàn của con và của chính bản thân mình bởi xã hội ngày nay quá nhiều bất trắc. Có lần, tôi đang đưa con đi học thì thấy một người phụ nữ đang bị một nhóm người xông vào đánh. Tôi chỉ liếc nhìn một cái rồi phóng xe qua rất nhanh. Về nhà, con tôi bảo: Bố ơi, sao lúc nãy bố không dừng lại cứu cô kia?. Tôi buột miệng bảo: Không, dây vào để mà phải vạ à? Nói xong, tôi bỗng thấy mình sao mà ích kỷ. Nhưng mà, có lẽ lần sau tôi vẫn sẽ làm thế..." - một người đàn ông chia sẻ…”(Ngưng trích Mỹ Hạnh vnMedia)

Việt Nam là một trong những nước 'ít cảm xúc' nhất thế giới

Việt Nam đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những quốc gia mà người dân ít có cảm xúc nhất, theo một cuộc khảo sát quốc tế.”( VnExpress)

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/cuoc-song-do-day/2012/12/viet-nam-la-mot-trong-nhung-nuoc-it-cam-xuc-nhat-the-gioi/

Người Việt hạnh phúc thứ nhì thế giới”

Quỹ Kinh tế Mới (NEF) đánh giá Việt Nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) của năm 2012.
Việt Nam ở tốp 5 của HPI 2009”(VnExpress)

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/06/nguoi-viet-hanh-phuc-thu-nhi-the-gioi/

Kết luận

Tâm viên ý mã

Hãy dùng cái tâm của mình để mà nhìn, nghe và nói.

Hình ảnh Bộ khỉ tam không đã nhắc nhở chúng tavề tầm quan trọng củaTâm viên ý mã trong phép thiền.

Chúng ta phải biết kiểm soát cái tâm vọng động, chẳng khác gì con khỉ chạy lăng xăng.

“Tâm viên là vượn tâm, là tâm loạn động như vượn khỉ. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành cây này sang cành cây khác, lại hay phá phách bắt chước nên người đời có câu "liếng khỉ".

Tâm người ta cũng thế, không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghỉ, nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là tâm viên. Tâm này sẽ đưa con người đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não, cấu uế nếu không tu hành giới, định tuệ, như chiếc kiền ba chân vững chắc không làm rơi rớt đồ đạc khi để lên trên, "dù ai nói ngữa, nói nghiêng, ta đây vẫn vững như kiền ba châm",cũng là vậy. Bởi vì tâm chúng sinh bị vô minh che lấp nên phần nhiều hướng ác nhiều hơn thiện. Vì thế nên có câu:

"Giữ xét tâm viên, quán sát thực tướng" (Ngưng trích-Thiện Anh Lạc-Tâm Viên Ý Mã…Thức Nhân- quangduc.com)

http://quangduc.com/Nepsong/34yma.html

Nhưng, dù là pháp nào chăng nữa thì việc thực hành cũng là trình tự đưa tâm từ trạng thái nhiều vọng tưởng về trạng thái ít vọng tưởng rồi về nhất tâm, về sau từ từ đạt đến vô tâm, rồi liễu tâm, ngưng dứt dòng suy nghĩ miên man, liên tục của ý thức. Nhà Phật quan niệm rằng sự suy nghĩ liên tục, miên man, của ý thức, còn gọi là "tâm viên ý mã", tức là tâm ý vọng tưởng chạy nhẩy như con vượn, con ngựa, có tác hại là đã che mờ mất Chân Tâm, Trí Tuệ Bát Nhã”.(Ngưng tríchCách ngồi thiền đúng phương phápThư Viện Hoa Sen )./.

http://dieungu.org/D_1-2_2-104_4-4231/cach-ngoi-thien-dung-phuong-phap.html

 

Tham khảo
-Wikipedia- Singes de la sagesse
http://fr.wikipedia.org/wiki/Singes_de_la_sagesse
-Nếp sống mới. ChuyệnBa con khỉ
http://www.vietchristian.com/nepsongmoi/nsm157-158.pdf
Montreal, Feb 2013

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6333)
Tôi có đọc rằng mỗi khi đào đến xuân sang người Nhật lại bày biện bàn trà, tiệc rượu ngoài trời để thưởng hoa ngoạn cảnh. Trong khi nhấp ngụm đầu năm mới, nếu vô tình một cánh sakura bay lạc trong gió và rơi vào lòng chung trà chén rượu thì người ta coi đó là một điều may mắn lớn.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 7047)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sống và sinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà. Do đó, dê có rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Trong 12 con giáp thì Dê là hàng địa chi thứ tám gọi là Mùi .
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6876)
Xuân Di Lặc, hoa bốn mùa vẫn nở. / Khắp nhân gian, thành thị đến thôn quê. / Không phải Xuân, ba, bốn bữa ê hề. / Không phải Tết, năm, bảy ngày rôm rả. / Không chạy ngược, chạy xuôi đầy vất vả. / Không rộn ràng tất tả chúc mừng nhau . / Bởi quanh năm Xuân trước với Xuân sau. / Vẫn lao động đấp bù cho sự sống.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6179)
Bốn mươi năm, vẫn Tết tha phương / Bao trạm thời gian... cuộc hý trường! / Nắng trải thềm hoa, Hương Tỉnh Thức / Trăng về Xóm Hạc, Gió Trầm Hương / Gieo vần Xuân Mới, Thơ Hoài Vọng
18 Tháng Hai 2015(Xem: 9301)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới." Ngôn ngữ nước nào rồi cũng chỉ ngần ấy chữ, ngần ấy ý. Chúc vui, chúc mừng đến với bạn và gia đình trong năm mới...
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9652)
Mỗi khoảnh khắc trên dòng tâm thức ấy phải là một mùa xuân. / Ước mong sao mỗi người trong chúng ta / cũng như tất cả chúng sinh trong vũ trụ, / Đều tìm thấy được mùa xuân ấy, / với những phút giây thật thiêng liêng và mầu nhiệm, / … giữa ngày Tết hôm nay.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10680)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9208)
Cảm ơn / Xin cảm ơn / Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi / Xuân sinh, hạ trưởng / Thu liễm, đông tàn / Hiện tượng thiên nhiên / Cũng là chuyện trần gian / Mai thịnh, mốt suy / Nọ hưng, kia phế / Rồi thân người / Sinh già bệnh chết / Huyền nhiệm xiết bao /
16 Tháng Hai 2015(Xem: 9654)
CUNG kính mời nhau một tách trà / CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua / TÂN niên hạnh phúc và như nguyện / XUÂN đến bình an khắp mọi nhà./ VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết / SỰ đời trăm mối được hanh thông / NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng / Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 7342)
Năm nay, đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015. Dài 580 m, đường hoa TP.HCM được bắt đầu với hình ảnh gia đình dê - linh vật năm 2015 - cùng hàng nghìn loại hoa khoe sắc trong vẻ đẹp hiện đại của thành phố.