Cảm Nhận Về Mùa Xuân Qua Bài Kệ Của Thiền Sư Mãn Giác

01 Tháng Mười 201408:58(Xem: 7008)
tuyentaphuongphapmuaxuan 2
CẢM NHẬN VỀ MÙA XUÂN 
Qua Bài Kệ Của Thiền Sư Mãn Giác
Thích Nữ Tâm Thư

Như chúng ta đã biết Thiền Sư Mãn Giác là một bậc cao tăng đức độ, Ngài là người họ Lý tên Trường, người đất Lũng Triều, huyện An Cách, con của quan Trung Thư Ngoại Lang Lý Hoài Tố, thuở nhỏ Ngài là một người rất ham học, thông cả Nho Phật, Thiền Sư thuộc thế hệ thứ 8 dòng Vô Ngôn Thông. Ngài là người được vua Lý Nhân Tông và Hoàng Hậu rất mực kính trọng. Trước khi Ngài viên tịch có để lại một bài kệ mà mãi cho đến bây giờ vẫn còn được nhiều thế hệ ca tụng và lưu truyền. Bài kệ đó có tên là “Cáo Tật Thị Chúng”. Bài kệ còn mang đậm tính nhân văn được tác giả nói đến như là một sự bừng tĩnh giác ngộ tâm Phật, thể hiện sự bất biến của vạn pháp chân như trước lẽ luân hồi sanh diệt của vạn vật.

Nói đến xuân, hầu như ai cũng nghĩ đến sự tốt đẹp, an vui, mới mẻ. Bởi vì mùa xuân là mùa của tiết trời ấm áp, của vạn vật hồi sinh sau những ngày tháng đông tàn tạ lạnh lẽo. Mùa xuân cũng khiến lòng ta dịu lại, trải rộng ra, hòa nhập với đất trời và đồng cảm với mọi người. Hoa là biểu tượng cho cái đẹp, một cái dễ tàn phai theo năm tháng và chịu quy luật của vô thường sinh diệt biến dị.” Xuân sanh hạ trưởng thu liễm đông tàn”. Mùa xuân đất trời theo luật tuần hoàn đến rồi lại đi. Con người trong chúng ta cũng vậy, sẽ chịu ảnh hưởng của luật vô thường sinh già bệnh chết. Tất cả  đều chuyển dịch, đều đổi thay,đều sinh diệt, như sương buổi sớm như nắng chiều thu. Trong câu thơ tác giả có nói:

“Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai”

Ở hai câu thơ này chúng ta thấy có một cái gì đó đang chuyển động thật khẽ, thật êm trong trời đất, trong vạn vật. Động từ “khứ- đáo”, “lạc- khai” thể hiện một cái gì đó như là sự hồi sinh của đất trời sau những tháng đông lạnh lẽo. Và ở hai câu thơ tiếp theo chúng ta lại bắt gặp một hình ảnh rất thân thuộc mà ai trong chúng ta cũng sẽ phải trải qua đó là câu:

“ Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai”

Hai câu thơ này có nghĩa là:

“Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi”

Đây là sự bất lực của con người đối với cái lẽ luân hồi của vạn vật. Nên, vì vậy ở đây tác giả muốn nhắn gửi cho chúng ta thấy được cái lẽ vô thường trong đời sống mà cố gắng “ Thúc liễm thân tâm trao dồi đạo hạnh”. Trong chúng ta ai cũng biết thời gian trôi nhanh không bao giờ dừng nghỉ, mới ngày nào đang độ tuổi thanh xuân căng tràn sức sống mà nay đã “già đến rồi”, định luật vô thường nào có tha cho ai bao giờ. Nhưng ý thức được cuộc đời là vô thường không phải để ta đắm mình trong bi quan, phó mặc cho dòng đời đưa đẩy, mà phải nhận chân ra đó là sự huyễn mộng của các pháp để không bị vướng vào ngũ dục lục trần. Hoa nở rồi cũng tàn, người đẹp rồi cũng chết. Hạnh phúc của thế gian chỉ là tạm bợ, đâu có gì là thật! Có một số người quan niệm sự tu hành chỉ dành cho người già, còn trẻ thì không cần phải tu vì còn nhiều thời gian, còn nhiều hoài bão để thực hiện. Nhưng cái chết đâu phải dành cho người già, nên người xưa có câu:

“ Chớ đợi đến già mới học đạo

Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”

Thấy rõ cuộc đời là vô thường, là mộng ảo, nên ta phải cố gắng tu, tu trong từng cử chỉ, hành động của mình để chuyển đổi các nghiệp bất thiện thành những nghiệp thiện. Lạ thật! một đêm cuối xuân, ngoài vườn hoa rụng hết sao vẫn còn một cành mai nở rộ cho Thiền Sư Mãn Giác ngắm nhìn? Đây là một khoảnh khắc mà muôn đời không dứt, một sát na mà tồn tại vĩnh hằng

“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

 Đêm qua sân trước một cành mai”

Hóa ra vẫn có một cái gì vẫn còn thường trụ trong vạn pháp vô thường, vẫn có một  mùa xuân bất diệt trong dòng đời biến chuyển tử sanh. Bằng cái thấy siêu việt nhất nguyên nên Thiền Sư luôn sống trong mùa xuân vĩnh cửu, Ta Bà cũng là Tịnh Độ, phiền não cũng là Bồ Đề. Nên người xưa mới có câu: 
“Tâm tịnh quốc độ bình

 Tâm an quốc độ an”

Nếu tâm chúng ta tịnh và an thì mọi cái gì gọi là dơ uế nhất thì cũng đều là sạch cả. Vì tâm chúng ta còn vọng động còn chấp trước nên còn bị vướng kẹt vào “sắc không” nếu chúng ta biết nhận ra bản lai diện mục của chính mình và quán triệt các pháp đều do duyên giả hợp thì sẽ không còn bị vướng kẹt vào chỗ “sở tri sở kiến” do mình tạo ra nữa.

Tóm lại, bài kệ của Thiền Sư Mãn Giác cho chúng ta thấy mùa xuân tuy đi qua nhưng nó vẫn còn tồn tại trong mỗi chúng ta vì đó là một mùa xuân của pháp vị, một mùa xuân mà vẫn luôn hằng tồn bất biến và vẫn được lưu giữ cho đến bây giờ trải qua 25 thế kỉ. Rõ ràng đó là pháp âm vi diệu vẫn còn vang đọng từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Qua bài kệ này giúp cho ta biết và nhận chân ra sự thật “khổ-vui” để cùng nhau sách tấn tiến tu trên con đường chuyển hóa tự thân vì:

“Vui trong tham dục vui là khổ

 Khổ để tu hành khổ hóa vui”

Hạnh phúc thế gian chỉ là trò vô thường huyễn hóa làm che mắt những kẻ đam mê dục lạc. Còn chúng ta là đệ tử Phật, đã noi theo dấu chân Phật Đà lẽ nào cứ mặc cho sự đời trôi qua một cách vô ích hay sao? Nên “khổ để tu hành khổ hóa vui” là vậy…..!!!!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Giêng 2015(Xem: 6217)
Thường vào dịp cuối và đầu năm mới, theo tập tục trong dân gian, người ta thường xem chọn ngày lành tháng tốt để bắt đầu một công việc, xuất hành, cúng tế, khai trương…
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 9103)
Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về Việt Nam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,... giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng.
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 9173)
Thơ là phải chảy theo dòng sông sự sống / Thấy thực rong bèo / Lá rác cuộn về Đông / Lại có con trăng lặng lẽ chiếu trên dòng / Và thấy cả trăm bờ nhân sinh xao xác mộng /
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 6234)
03 Tháng Giêng 2015(Xem: 12977)
"Trong một năm chỉ có hai ngày mà không ai có thể làm gì được cả. Với hai ngày ấy thì một ngày mang tên là Hôm Qua và một ngày thì mang tên là Ngày Mai. Chỉ có ngày Hôm Nay mới thật là một ngày lý tưởng nhất để Thương Yêu, Tin Tưởng, Hành Động và nhất là để Sống".
02 Tháng Giêng 2015(Xem: 6747)
Tập quán lì xì của người Việt chúng ta thực sự bắt nguồn từ một truyền thống lâu đời của Trung Quốc, và không nhất thiết là chỉ dành riêng cho trẻ con vào dịp Tết mà còn cho cả người lớn trong các dịp lễ lạc và giao tiếp xã hội quanh năm.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 8983)
Thế giới con người ngày nay phủ đầy tham vọng, mà chúng ta nếu không tự chủ sẽ dễ bị cuốn hút trong ấy. Chúng ta cần phải có những giây phút trở về với chính mình. Nhờ trở về chúng ta tìm được sự cát tường, phản tỉnh được lương tri và làm chủ được phần nào trước ba đào vọng động.
31 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6277)
Bước sang năm mới 2015, với niềm tin mới, chúng ta mong rằng những điều tốt đẹp sẽ được tiến triển; những bất ổn sẽ được giảm trừ; những bất cập sẽ được điều chỉnh, khắc phục.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6790)