Cảm Nhận Về Mùa Xuân Qua Bài Kệ Của Thiền Sư Mãn Giác

01 Tháng Mười 201408:58(Xem: 7010)
tuyentaphuongphapmuaxuan 2
CẢM NHẬN VỀ MÙA XUÂN 
Qua Bài Kệ Của Thiền Sư Mãn Giác
Thích Nữ Tâm Thư

Như chúng ta đã biết Thiền Sư Mãn Giác là một bậc cao tăng đức độ, Ngài là người họ Lý tên Trường, người đất Lũng Triều, huyện An Cách, con của quan Trung Thư Ngoại Lang Lý Hoài Tố, thuở nhỏ Ngài là một người rất ham học, thông cả Nho Phật, Thiền Sư thuộc thế hệ thứ 8 dòng Vô Ngôn Thông. Ngài là người được vua Lý Nhân Tông và Hoàng Hậu rất mực kính trọng. Trước khi Ngài viên tịch có để lại một bài kệ mà mãi cho đến bây giờ vẫn còn được nhiều thế hệ ca tụng và lưu truyền. Bài kệ đó có tên là “Cáo Tật Thị Chúng”. Bài kệ còn mang đậm tính nhân văn được tác giả nói đến như là một sự bừng tĩnh giác ngộ tâm Phật, thể hiện sự bất biến của vạn pháp chân như trước lẽ luân hồi sanh diệt của vạn vật.

Nói đến xuân, hầu như ai cũng nghĩ đến sự tốt đẹp, an vui, mới mẻ. Bởi vì mùa xuân là mùa của tiết trời ấm áp, của vạn vật hồi sinh sau những ngày tháng đông tàn tạ lạnh lẽo. Mùa xuân cũng khiến lòng ta dịu lại, trải rộng ra, hòa nhập với đất trời và đồng cảm với mọi người. Hoa là biểu tượng cho cái đẹp, một cái dễ tàn phai theo năm tháng và chịu quy luật của vô thường sinh diệt biến dị.” Xuân sanh hạ trưởng thu liễm đông tàn”. Mùa xuân đất trời theo luật tuần hoàn đến rồi lại đi. Con người trong chúng ta cũng vậy, sẽ chịu ảnh hưởng của luật vô thường sinh già bệnh chết. Tất cả  đều chuyển dịch, đều đổi thay,đều sinh diệt, như sương buổi sớm như nắng chiều thu. Trong câu thơ tác giả có nói:

“Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai”

Ở hai câu thơ này chúng ta thấy có một cái gì đó đang chuyển động thật khẽ, thật êm trong trời đất, trong vạn vật. Động từ “khứ- đáo”, “lạc- khai” thể hiện một cái gì đó như là sự hồi sinh của đất trời sau những tháng đông lạnh lẽo. Và ở hai câu thơ tiếp theo chúng ta lại bắt gặp một hình ảnh rất thân thuộc mà ai trong chúng ta cũng sẽ phải trải qua đó là câu:

“ Sự trục nhãn tiền quá

Lão tòng đầu thượng lai”

Hai câu thơ này có nghĩa là:

“Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi”

Đây là sự bất lực của con người đối với cái lẽ luân hồi của vạn vật. Nên, vì vậy ở đây tác giả muốn nhắn gửi cho chúng ta thấy được cái lẽ vô thường trong đời sống mà cố gắng “ Thúc liễm thân tâm trao dồi đạo hạnh”. Trong chúng ta ai cũng biết thời gian trôi nhanh không bao giờ dừng nghỉ, mới ngày nào đang độ tuổi thanh xuân căng tràn sức sống mà nay đã “già đến rồi”, định luật vô thường nào có tha cho ai bao giờ. Nhưng ý thức được cuộc đời là vô thường không phải để ta đắm mình trong bi quan, phó mặc cho dòng đời đưa đẩy, mà phải nhận chân ra đó là sự huyễn mộng của các pháp để không bị vướng vào ngũ dục lục trần. Hoa nở rồi cũng tàn, người đẹp rồi cũng chết. Hạnh phúc của thế gian chỉ là tạm bợ, đâu có gì là thật! Có một số người quan niệm sự tu hành chỉ dành cho người già, còn trẻ thì không cần phải tu vì còn nhiều thời gian, còn nhiều hoài bão để thực hiện. Nhưng cái chết đâu phải dành cho người già, nên người xưa có câu:

“ Chớ đợi đến già mới học đạo

Mồ hoang lắm kẻ tuổi xuân xanh”

Thấy rõ cuộc đời là vô thường, là mộng ảo, nên ta phải cố gắng tu, tu trong từng cử chỉ, hành động của mình để chuyển đổi các nghiệp bất thiện thành những nghiệp thiện. Lạ thật! một đêm cuối xuân, ngoài vườn hoa rụng hết sao vẫn còn một cành mai nở rộ cho Thiền Sư Mãn Giác ngắm nhìn? Đây là một khoảnh khắc mà muôn đời không dứt, một sát na mà tồn tại vĩnh hằng

“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

 Đêm qua sân trước một cành mai”

Hóa ra vẫn có một cái gì vẫn còn thường trụ trong vạn pháp vô thường, vẫn có một  mùa xuân bất diệt trong dòng đời biến chuyển tử sanh. Bằng cái thấy siêu việt nhất nguyên nên Thiền Sư luôn sống trong mùa xuân vĩnh cửu, Ta Bà cũng là Tịnh Độ, phiền não cũng là Bồ Đề. Nên người xưa mới có câu: 
“Tâm tịnh quốc độ bình

 Tâm an quốc độ an”

Nếu tâm chúng ta tịnh và an thì mọi cái gì gọi là dơ uế nhất thì cũng đều là sạch cả. Vì tâm chúng ta còn vọng động còn chấp trước nên còn bị vướng kẹt vào “sắc không” nếu chúng ta biết nhận ra bản lai diện mục của chính mình và quán triệt các pháp đều do duyên giả hợp thì sẽ không còn bị vướng kẹt vào chỗ “sở tri sở kiến” do mình tạo ra nữa.

Tóm lại, bài kệ của Thiền Sư Mãn Giác cho chúng ta thấy mùa xuân tuy đi qua nhưng nó vẫn còn tồn tại trong mỗi chúng ta vì đó là một mùa xuân của pháp vị, một mùa xuân mà vẫn luôn hằng tồn bất biến và vẫn được lưu giữ cho đến bây giờ trải qua 25 thế kỉ. Rõ ràng đó là pháp âm vi diệu vẫn còn vang đọng từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Qua bài kệ này giúp cho ta biết và nhận chân ra sự thật “khổ-vui” để cùng nhau sách tấn tiến tu trên con đường chuyển hóa tự thân vì:

“Vui trong tham dục vui là khổ

 Khổ để tu hành khổ hóa vui”

Hạnh phúc thế gian chỉ là trò vô thường huyễn hóa làm che mắt những kẻ đam mê dục lạc. Còn chúng ta là đệ tử Phật, đã noi theo dấu chân Phật Đà lẽ nào cứ mặc cho sự đời trôi qua một cách vô ích hay sao? Nên “khổ để tu hành khổ hóa vui” là vậy…..!!!!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Hai 2015(Xem: 7354)
Mỗi năm khi mùa xuân đến mọi người rộn rã đón xuân. Không khí xuân dường như phảng phất đâu đây khiến lòng mình cũng lân lân, thơ thới. Nhà nhà bận bịu lo dọn dẹp, trang hoàng.
06 Tháng Hai 2015(Xem: 7290)
Mỗi lần xuân đến, những tạp chí Phật giáo đây đó thường nô nức nhắc đến bài kệ thơ của Thiền sư Mãn Giác với những bài tụng ca, bình giảng thật vô cùng trân trọng. Thi thoảng ta cũng bắt gặp đâu đó trong các bài bình luận văn học, cành mai kia cũng lọt vào cặp mắt xanh của các vị giáo sư, tiến sĩ với thẩm quyền chuyên môn về kiến thức và nhãn quan của mình. Ai cũng nói đấy là bài thơ thiền.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 6999)
Tết đến theo quy luật của vũ trụ, mang tới cho con người nhiều cảm xúc mới, nhiều suy ngẫm, cơ hội nhìn lại. Với người trẻ, Tết đến là dịp để dấn thân, quay về nhà gắn kết tình thâm, là dịp để sống tử tế...
04 Tháng Hai 2015(Xem: 9324)
Ngày mai sư xuống núi / Áo mỏng sờn đôi vai / Chuỗi hạt mòn năm tháng / Hương trầm lỡ cuộc say
03 Tháng Hai 2015(Xem: 6368)
Năm Giáp Ngọ sắp sửa trôi qua với bao đổi thay của đất trời và con người, để đón nhận xuân Ất Mùi tràn đầy hạnh phúc. Cỏ cây hoa lá, héo úa tàn rụng theo thời tiết bốn mùa mà sinh sôi nảy nở để chuẩn bị đơm hoa kết trái đón nhận một mùa xuân mới.
03 Tháng Hai 2015(Xem: 6573)
Hằng năm, cứ vào lệ thường đêm giao thừa, thầy trò chúng ta thường tụng kinh phúc chúc an lành cho nhân loại, cho đất nước Việt Nam, cho chư thiên, thọ thần, cho tất cả ân nhân, thí chủ, cho chư Phật tử gần xa và cho cả chúng ta một năm mới tốt lành hơn, an vui hơn.
02 Tháng Hai 2015(Xem: 7951)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.