Kinh Bồ Tát Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật.

07 Tháng Hai 201503:00(Xem: 13356)

blank
KINH

BỒ TÁT DI LẶC

HẠ SANH THÀNH PHẬT.

Khóa Lễ Giao Thừa Mừng Xuân

dilacbotat20Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

Hằng năm vào dịp Lễ Giao thừa, Đón Mừng Năm Mới, các chùa theo hệ phái Phật giáo Bắc tông thường trì tụng Kinh Bồ Tát Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật, chúc tán thù ân. Mục đích cầu mong đất nước thanh bình, chúng sanh an lạc, và cũng để kết duyên lành với Bồ tát Từ Thị Di Lặc, vị Đại đệ tử của đức Thích-ca Mâu-ni đã được thọ ký sau này sẽ nối ngôi Phật, giáo hóa chúng sanh trong cõi Sa-bà.

Nhớ tích xưa, Bồ tát Di Lặc từng ứng thân tại huyện Phụng Hóa, châu Minh, thuộc đời nhà Lương, Trung Quốc. Ngài có thân hình mập mạp, bụng lớn tròn đầy, với nét mặt Từ bi và lúc nào cũng nở nụ cười hoan hỷ. Ngài có nhiều mật hạnh khác lạ, trên vai thường quảy một chiếc bị vải treo nơi đầu gậy, đi khắp đó đây khất thực. Ai cúng gì ngài cũng nhận, rồi bỏ vào bị nhưng không bao giờ đầy. Ngài đem những phẩm vật đó phân phát cho đám trẻ con, hoặc những người đói khổ. Ngài thường giáo hóa người đời nên lánh dữ làm lành. Không ai biết Ngài ở đâu và danh tánh là gì? Người đời chỉ gọi Ngài là Bố đại Hòa thượng có nghĩa là ông thầy tu mang chiếc bị lớn và đề tặng ngài câu đối:

“Đại đỗ năng dung, dung thế gian nan dung chi sự. Từ nhan thường tiếu, tiếu thiên hạ khả tiếu chi nhân.”

Nghĩa là:

Bụng lớn hay dung, dung những việc thế gian khó dung chứa. Mặt Từ thường cười, cười những điều người đời thật đáng cười.

Có lần Ngài nói trước một số đông dân chúng: “Ta có vị Phật, vốn không hình tướng, mọi người không biết, không thể chạm trổ hoặc sơn phết vẽ tô, không dính cát bụi, khỏi phải lau chùi. Người vẽ không thành, kẻ trộm chẳng được. Bản tánh như nhiên, tuy có một thể nhưng phân thân muôn ức.”

Một hôm ngài dừng chân tại núi Nhạc Lâm, ngồi thiền trên tảng đá và tuyên đọc bài kệ:

“Ta vốn thật Di Lặc.

Phân thân ngàn muôn ức.

Thường hiện trước mọi người.

Mọi người tự không biết.”

Nói xong Ngài nhập diệt, rồi lại tái ứng hóa thân khắp đó đây, nhằm tiếp kẻ hữu duyên, dìu người ít phúc, lánh xa trần tục, nguyện sanh lên cõi trời Đâu Suất còn gọi là Hỷ Túc thiên, nơi Ngài đang an ngự giáo hóa chúng sanh, hẹn Long hoa Tam hội tương phùng.

Nay có Phật tử Chúc Hương đến chùa Bát Nhã, thành phố Santa Ana, gặp chúng tôi và nhờ soạn dịch bản Kinh này thành nghi thức tụng niệm văn Việt cho dễ hiểu, để gia đình hành trì và ấn tống vào dịp đầu Xuân Ất Dậu (2005). Không quản ngại trình độ học thuật còn non kém và không nỡ phụ người Phật tử có tâm thành, chúng tôi nhận lời, thực hiện công việc sưu tra từ điển để phiên âm và dịch lại theo nguyên tác bản Hán văn của ngài Nghĩa Tịnh đời Đường. Nơi trang sau cùng là lời khấn cúng gia tiên trong lễ Giao thừa vắn gọn để Phật tử tùy nghi sử dụng. Ngưỡng mong các bậc thiện hữu tri thức vui lòng bổ chính phẩm kinh này được hoàn thiện hơn.

Trước thềm năm mới, xin quý Phật tử hãy cố gắng trì tụng phẩm Kinh này, để gieo trồng duyên phước với Ngài Di Lặc trong ngày tái tạo trùng hưng Chánh pháp của Như lai. Kính chúc chư tôn Thiền đức: Pháp tánh viên minh, Đạo thọ miên truờng. Quý Phật tử và toàn thể quý bạn đọc trọn hưởng mùa Xuân Vạn hạnh.

Nam mô Long Hoa GIáo chủ Đương lai Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.

California, cuối Đông năm Giáp Thân, 2004

Thích Giác Nguyên

cẩn bút 

pdf_download_2
Kinh Bồ Tát Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6363)
Tôi có đọc rằng mỗi khi đào đến xuân sang người Nhật lại bày biện bàn trà, tiệc rượu ngoài trời để thưởng hoa ngoạn cảnh. Trong khi nhấp ngụm đầu năm mới, nếu vô tình một cánh sakura bay lạc trong gió và rơi vào lòng chung trà chén rượu thì người ta coi đó là một điều may mắn lớn.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 7067)
Dê là loài động vật hiền lành, gần gũi với đời sống và sinh hoạt của con người. Nó là một trong lục súc: ngựa, trâu, dê, chó, lợn, gà. Do đó, dê có rất nhiều giai thoại và truyền thuyết. Trong 12 con giáp thì Dê là hàng địa chi thứ tám gọi là Mùi .
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6899)
Xuân Di Lặc, hoa bốn mùa vẫn nở. / Khắp nhân gian, thành thị đến thôn quê. / Không phải Xuân, ba, bốn bữa ê hề. / Không phải Tết, năm, bảy ngày rôm rả. / Không chạy ngược, chạy xuôi đầy vất vả. / Không rộn ràng tất tả chúc mừng nhau . / Bởi quanh năm Xuân trước với Xuân sau. / Vẫn lao động đấp bù cho sự sống.
19 Tháng Hai 2015(Xem: 6213)
Bốn mươi năm, vẫn Tết tha phương / Bao trạm thời gian... cuộc hý trường! / Nắng trải thềm hoa, Hương Tỉnh Thức / Trăng về Xóm Hạc, Gió Trầm Hương / Gieo vần Xuân Mới, Thơ Hoài Vọng
18 Tháng Hai 2015(Xem: 9348)
Vào dịp cuối năm, đầu năm, dương lịch hay âm lịch, có lẽ không có nhóm từ nào được mọi người dùng đến nhiều như là mấy chữ "Chúc mừng năm mới." Ngôn ngữ nước nào rồi cũng chỉ ngần ấy chữ, ngần ấy ý. Chúc vui, chúc mừng đến với bạn và gia đình trong năm mới...
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9686)
Mỗi khoảnh khắc trên dòng tâm thức ấy phải là một mùa xuân. / Ước mong sao mỗi người trong chúng ta / cũng như tất cả chúng sinh trong vũ trụ, / Đều tìm thấy được mùa xuân ấy, / với những phút giây thật thiêng liêng và mầu nhiệm, / … giữa ngày Tết hôm nay.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 10730)
Tôi không nhớ rõ vào mùa Xuân Kỷ Dậu 1969 hoặc Xuân Canh Tuất 1970, Ôn Mãn Giác, tức thi sĩ Huyền Không lúc bấy giờ là giáo sư kiêm Khoa trưởng phân khoa Phật học và Triết học Đông phương tại Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn có đề hai câu đối mừng Xuân trước thềm sân trường tọa lạc số 222, đường Trương Minh Giảng cũ SG như sau:
17 Tháng Hai 2015(Xem: 9250)
Cảm ơn / Xin cảm ơn / Trời đất bốn mùa thay nhau chuyển đổi / Xuân sinh, hạ trưởng / Thu liễm, đông tàn / Hiện tượng thiên nhiên / Cũng là chuyện trần gian / Mai thịnh, mốt suy / Nọ hưng, kia phế / Rồi thân người / Sinh già bệnh chết / Huyền nhiệm xiết bao /
16 Tháng Hai 2015(Xem: 9714)
CUNG kính mời nhau một tách trà / CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua / TÂN niên hạnh phúc và như nguyện / XUÂN đến bình an khắp mọi nhà./ VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết / SỰ đời trăm mối được hanh thông / NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng / Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong.
16 Tháng Hai 2015(Xem: 7392)
Năm nay, đường Nguyễn Huệ đang được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ nên đường hoa được tạm dời về Hàm Nghi với tên gọi Đường hoa Tết Ất Mùi 2015. Dài 580 m, đường hoa TP.HCM được bắt đầu với hình ảnh gia đình dê - linh vật năm 2015 - cùng hàng nghìn loại hoa khoe sắc trong vẻ đẹp hiện đại của thành phố.