Ứng Dụng Các Nguyên Lý Phật Giáo Vào Nghiên Cứu Và Phát Triển Trong Khoa Học Bài Ii - Làng Đậu

02 Tháng Tám 201000:00(Xem: 27767)

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT GIÁO

VÀO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHOA HỌC Bài II

Làng Đậu

Các bạn thân mến,

Trong một thời gian khá lâu người viết đã không có dịp tiếp tục với đề tài này. Phần là vì sự bận rộn gia tăng do bởi một nền kinh tế Hoa Kỳ khá ảm đạm (nên phải lo "giữ mồm" trước :-) phần nữa là thật sự để vận dụng được một ý kiến triết học nào đó thì điều cần thiết là người vận dụng phải thẩm thấu được cốt lõi của ý kiến đó đồng thời lại phải tự thân lọt vào các tình huống hay cơ hội thuận tiện để các hiểu biết bộc lộ ở dạng ứng dụng. Vô duyên thì dù có muốn cũng hỏng. Mãi đến nay mới có dịp xin trình tiếp với các bạn bài thứ nhì là vậy.

Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giả và chúng sinh khỏi đau khổ luân hồi. Ngay chính đức Phật lúc còn tại thế cũng tránh không trả lời cho người ngoài đạo các câu hỏi triết lý xa vời vốn it liên can đến sự tu chứng để giải thoát -- thế thì việc cố ý sử dụng các nguyên lý, đạo pháp hay các lời dạy từ trong Phật giáo phải chăng là một kiểu đi ngược với mong mỏi và mục tiêu ban đầu mà đức Phật đã đề ra hay không, và hơn thế nữa, đạo Phật vốn chỉ áp dụng cho loài hữu tình có ý thức (nhất là người) thì dính dáng chi đến việc ứng dụng vào các nghiên cứu có tính vật chất thường tục?" 

Câu hỏi ở đây có hai ý: Thứ nhất, dĩ nhiên mục tiêu tối hậu của Phật giáo là đạt giải thoát khỏi đau khổ của luân hồi nhưng để đi đến được các giải thoát đó, cần có các yếu tố đủ chín mùi mà trong đó hành giả phải tích tụ đủ duyên nghiệp phù hợp -- Như thế, việc nuôi dưỡng lòng từ bi là một yếu tố quan trọng tương đương không kém so với việc phát triển trí tuệ. Bởi đó động lực của hành vi vị tha không phân biệt thân sơ, giữ vai trò quan trọng để tạo duyên/nghiệp như thế.

Vậy thì việc tìm cách ứng dụng của Phật học vào các nghiên cứu nhằm đem lại phúc lợi và tiến bộ cho đời sống con người cũng sẽ không khác chi các hành vi từ bi khác, có khác chăng là việc các ứng dụng vào khoa học nếu có của Phật học càng tạo thêm được các bằng chứng về sự đúng đắng cũng như nuôi dưỡng tín tâm vào Phật giáo.

Ý thứ hai về việc áp dụng của Phật giáo thật ra có một cơ sở biện chứng rõ ràng: Dù nhiều đối tượng của các nghiên cứu khoa học không thuộc diện con người hay chúng sinh có tâm thức, nhưng khi nhìn vào các khía cạnh chung thì cả ý thức lẫn vật chất đều chia sẻ cùng nhau các luật cơ bản đó là luật duyên khởi và vô thường chóng vánh. Như thế, dòng sinh diệt liên tục của chúng đều có thể ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cả hai cùng chịu các tác động như nhau của môi trường nên các phản ứng tùy trường hợp sẽ có thể giống nhau nhiều hay ít.

Thứ đến, quan trọng hơn, điều cần chú ý là các đối tượng nghiên cứu khoa học đặc biệt là các sản phẩm có đặc tính tinh khôn dù ở bậc thấp (như các máy vi tính, các robot, ...) đều là sản phẩm của ý thức nên ít nhiều phải có dấu vết của ý thức tác động lên các chức năng và các hoạt động của chúng (bao gồm ý tưởng áp dụng các lý thuyết toán học và vật lý vào các kiến trúc máy tính chẳng hạn), và do đó, sẽ có một số đặc tính sao mượn hay phản ứng theo cách mà ý thức của người sáng tạo đã cài lên nó. Do đó, việc áp dụng Phật giáo lên các đối tượng phi tâm thức của khoa học là hoàn toàn khả thi miễn là người nghiên cứu biết mình đang làm gì và điều đó có hợp lý hợp tình hay không. Tức là phải hiểu rõ phạm vi nào để ứng dụng.

Mặc dù đã hết sức cố gắng để dùng lời văn giản dị, nhưng vì các ví dụ trong bài đều có thể cần đến nhiều thuật ngữ chuyên môn trong khoa học máy tính. Các thuật ngữ này vốn chưa được tiêu chuẩn hóa sang Việt ngữ. Do đó, sự trình bày sẽ ít nhiều đòi hỏi người đọc chú tâm ở mức cao cũng như có một kiến thức đủ về các thuật ngữ máy tính.

Cuối cùng, bài viết này được khởi lên từ nguyện vọng mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp cùng "tình trạng", đây không phải là bài giáo khoa lại càng không phải là bài giảng Pháp dù rằng hầu hết các ý kiến trong bài viết liên quan đến triết lý nhà Phật đều đã được nêu trong các kinh luận. Cho nên, nếu có các lỗi lầm thì người viết xin nhận lấy trách nhiệm và xin cảm tạ các ý kiến chỉ dạy. Ngược lại, nếu nó đem lại chút ít lợi ích cho chỉ một người đọc thôi thì bài viết đã hoàn tất nhiệm vụ. Mọi liên lạc về nội dung bài viết xin hoan hỉ email về vo_quang_nhan@yahoo.com. Xin cảm tạ.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Năm 2015(Xem: 6287)
Gần đây khi Thiền Chánh Niệm trở thành một phương pháp thông dụng trong các hoạt động y khoa, danh từ Tỉnh Thức (Mindful) trở thành phổ biến trong những đối thoại đời thường . Trong quá trình ‘nhận thức’ , ý thức chỉ là bước đầu khi một đối tượng lọt vào tầm.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 5987)
Khi hỏi một Phật tử đâu là nguyên nhân của khổ, ai cũng có thể trả lời: Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Đúng nhưng chưa đủ. Sinh lão bệnh tử là một biểu hiện của vô thường. Nghịch lý thay, không có vô thường thì không có đời sống!
13 Tháng Tư 2015(Xem: 6997)
Dựa trên giả định các hoạt động của Tâm tạo ra những cấu trúc não bộ mới (Hebb 1949) cho biết ý tưởng, tình cảm có thể để lại dấu ấn và ‘nặn hình’ (sculpt) tế bào não bộ. Nhiều thử nghiệm đã chứng tỏ là Tâm có thể thay đổi cấu trúc não bộ, thí dụ như các tài xế taxi ở Luân Đôn...
07 Tháng Ba 2015(Xem: 4647)
Trí óc vận hành trong cái manh mún, từng phần, chia chẻ. Nó tự chuyên môn hóa. Nó không bao giờ là cái toàn thể, cái mà nó muốn nắm giữ, muốn hiểu biết nhưng vô hiệu.
07 Tháng Hai 2015(Xem: 9370)
Sau những cơn mưa và giá rét của mùa đông đánh dấu sự chấm dứt trạng thái già cỗi của một chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ v à khai sinh một lộ trình mới, tươi, trẻ và đầy sức sống của mùa xuân. Ở đó, vạn vật thay đổi toàn diện từ trong ra ngoài.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5674)
“Bạn có nghĩ rằng ta là người vĩ đại và quan trọng? Dĩ nhiên, hầu hết chúng ta đều nghĩ thế, ít nhất ra là vào một thời điểm nào đó. Nhưng mà rất khó để ôm giữ cái cảm giác về quan trọng đó nếu bạn chịu khó suy xét đến cái thế giới không gian huyền diệu mà con người lần đầu tiên vừa thăm dò đến. Ta hãy nhìn nó như thế này:
25 Tháng Mười 2014(Xem: 6147)
Đừng lầm lẫn giữa khoa học và đạo học, dù rằng cả hai cùng đi trên con đường khám phá và phát minh những sự thấy biết, để làm cho đời sống con người được tốt đẹp hơn lên. Tuy nhiên cùng đi trên con đường khám phá chân thiện mỉ nhưng khoa học thì khám phá vật chất còn đạo học thì khám phá tâm linh, hay có thể nói như thế này, con đường của khoa học là đi ra, còn con đường của đạo học là đi vào. Ngôn từ dân gian có giới hạn cho nên đôi khi từ ngữ có sự trùng lập.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 10398)
Vũ trụ, con người hình thành như thế nào và tương lai sẽ ra sao? Câu hỏi chưa bao giờ được xếp lại. Vật lý lượng tử là ngành khoa học luôn tiên phong trong việc mở hướng nhìn ra ngoài thế giới. Nhiều định luật đúc rút từ những công trình khám phá vũ trụ đã làm thay đổi nhận thức về vạn vật.