Phiên Kết Thúc Khóa Hội Đàm Tâm Thức Và Đời Sống Lần Thứ 26

03 Tháng Hai 201300:00(Xem: 26291)

Phiên kết thúc khóa hội đàm

Tâm Thức Và Đời Sống lần thứ 26

Drepung Lachi, Mundgod, Karnataka, Ấn Độ ngày 22 tháng 01 năm 2013. Vào buổi sáng, chính điện Drpung Lachi chứng kiến ngày cuối cùng khóa Hội đàm Tâm thức và Đời sống lần thứ 26, với số lượng thính chúng hơn 8000 người, phần lớn là chư tăng nhưng cũng thu hút sự quan tâm của một số lượng lớn khán chúng trên toàn thế giới. Wecast trực tiếp đã báo hơn 240 ngàn người lượt tham dự toàn khóa hội đàm.

Người dẫn chương trình Diana Chapman Walsh đã bày tỏ lòng tri ân của mọi người được tham gia khóa hội đàm. Sau đó cô thỉnh mời Geshe Lhakdor cùng chia sẻ về dự án giới thiệu khoa học trong hệ thống giáo dục tự viện. Sau những lời mở đầu tri ân, Geshe đã giới thiệu:

“Các đối thoại giữa khoa học và Phật giáo cùng hướng mục tiêu mang lại hạnh phúc và làm vơi đi những khổ đau. Từ khoa học có nghĩa là tri thức. Chúng ta hiểu rằng, thiếu tri thức là một nhân của khổ đau. Bởi vậy, rất cần thiết phải có cái nhìn sâu sắc vào thế giới để làm vơi đi khổ đau, và theo nghĩa đó, khoa học và Phật giáo cùng chung một mục đích.”

blank

Đức Đạt lai Lạt ma tới tự viện Drepung Lachi tham dự buổi hội đàm cuối cùng Khóa Hội đàm Tâm thức và Đời sống lần thứ 26, ngày 22 tháng 1 năm 2013. Ảnh/Jerenmy Russell

Điều quan trọng là không để các ý tưởng chỉ nằm trên giấy mà cần phải đưa vào thực tế. Sự thảo luận này là một nỗ lực cải thiện sự hiểu biết của các hai truyền thống.

Trong 10 năm qua, Thư viện Tibetan Works & Archives (LTWA) đã được yêu cầu thiết lập một chương trình giảng dạy khoa học. Amchok Rinpoche đã bắt đầu và năm 2005, Geshe Lhakdor đảm nhiệm và mở rộng chương trình. Bởi nhu cầu cần có các văn bản khoa học bằng tiếng Tạng, nên các ngài phải bắt đầu các kế hoạch chuẩn bị. Một nhóm 6 người Tạng đã được đào tạo để hoàn thiện chương trình này tại Đại học Emory, Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ và nhóm thứ hai đang được đào tạo. Các chương trình mùa hè hàng năm được tổ chức cho học viên trong 24 tự viện và ni viện từ tất cả các truyền thống. Bên cạnh đào tạo các môn khoa học chung, chương trình khoa học lãnh đạo cũng bắt đầu được tiến hành.

Chư tăng ni tại các tự viện, ni viện thực hành các pháp thiền định, và các nhà khoa học hiện cũng đang tìm hiểu các phương pháp đó, để đáp ứng nhu cầu hiểu biết cho mọi người về các pháp thực hành.
Trong truyền thống của chúng ta, luôn có tâm nguyện hướng tới hết thảy chúng sinh mẹ, nhưng chúng ta cần đưa tâm nguyện này vào hành động thực tế. Trong văn hóa khoa học phương Tây, có một khuynh hướng tổ chức các chương trình cộng đồng để thúc đẩy nhận thức cộng đồng về các vấn đề trọng yếu. Một ví dụ là vấn đề chăm sóc sức khỏe. Geshe Lhakdor đã chia sẻ, thật đáng tiếc một số chư tăng đã rất nỗ lực để hoàn thành chương trình tu học, đáp ứng đầy đủ các phẩm chất của một giảng sư nhưng lại không đủ sức khỏe. Chúng ta cần những bước đi đơn giản để tránh những uổng phí này.

 “Đức Đạt lai Lạt ma thường nhận xét rằng nhiều người viếng thăm tự viện và chùa, bày tỏ niềm tôn kính tôn tượng, chính điện nhưng lại không hiểu biết về ý nghĩa.”

Năm ngoái, một giải pháp đã được thông qua để đưa khoa học vào chương trình tu học tự viện. Bắt đầu tại ba trụ xứ tu học là Drepung, Sera và Ganden nhưng giới hạn ở chư tăng ni, các truyền thống khác cũng tham gia. Các học viên sẽ phải hoàn thành 10 năm chương trình giáo dục tự viện, với những học viên tham gia các chương trình mùa hè sẽ phải tu học tại tự viện của truyền thống mình trước đó ít nhất 2 năm. Học viên cần phải có nền tảng vững chắc trong truyền thống của mình trước khi tham gia vào các khóa đào tạo về khoa học. Tới nay việc, chương trình này đã nhận được sự ủng hộ từ các tu viện trưởng và hội đồng các tự viện. Khi một số người gần đây đặt câu hỏi lên Đức Đạt lai lạt ma rằng, ngài mong đợi có thể thấy rõ những kết quả cụ thể của chương trình này trong bao lâu, ngài đã trả lời trong “100 năm”.

blank

Geshe Lhakdor chia sẻ về dự án giới thiệu khoa học vào các tự viện Phật giáo trong khóa cuối cùng Hội đàm Tâm thức và Đời sống lần thứ 26

Geshe Lobsang Tenzin Negi nhớ lại rằng, đức Đạt lai Lạt ma đã hướng đạo cho cộng động tự viện tại đây năm 1986 về nhu cầu hiểu biết khoa học và ngài cũng khích lệ các nhà khoa học nghiên cứu khoa học và triết học Phật giáo.

“Năm 1987, ngài đã bắt đầu các buổi hội đàm Tâm thức và Đời sống, sau đó hướng đạo cho việc đưa khoa học vào các tự viện, ni viện và ngài đã ủy quyền cho Đại học Emory cùng với LTWA triển khai chương trình này.”

 Geshe Labsang Tenzin Negi chia sẻ rằng, chương trình này bao gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn 2006-2007 là giai đoạn lập kế hoạch, được thực hiện bởi một số lượng các học giả phương Tây và Tây Tạng có kinh nghiệm dưới sự hướng đạo của ngài, theo đó cần một khóa thảo luận 6 năm về vật lý, thần kinh học và sinh học; giai đoạn 2008-2013 là giai đoạn phát triển, trong đó tiến hành các khóa thảo luận. Giai đoạn 2013-2014 là giai đoạn triển khai. Hiện nay giai đoạn Phát triển đã hoàn thành. Bởi vì các môn tu học tại Ba Trụ Xứ Tu học Vĩ đại đã được bảo trì 6 thế kỷ đến nay, nên sẽ là một thách thức khi giới thiệu thêm các môn học mà không làm ảnh hưởng tới các hình thức và chương trình hiện có.

Trong bốn năm đầu tiên của các môn khoa học sẽ được dạy cùng với các khóa học Tri thức Cao cấp, trong khi hai năm còn lại sẽ được dạy cùng với các lớp Karam. Trong ngắn hạn, chương trình sẽ cần sự trợ giúp từ các giảng sư trên thế giới, thời gian của các khóa là vào mùa hè. Tuy nhiên, bởi các việc tu học các môn khoa học sẽ diễn ra theo hình thức tranh biện truyền thống nên vai trò chủ yếu vẫn là các bậc giáo thọ Tự viện. Geshe Lobsang Tenzin Negi kết luận, “Tôi tin tưởng quý vị nơi đây đã góp phần viên mãn tâm nguyện của ngài và chúng ta tự hào là một phần của dự án mang quan kiến trí tuệ rộng lớn này. Chúng ta đã cúng dường những thành tựu tích lũy được lên các Bậc thầy của mình.”

blank

Đức Đạt lai Lạtma cùng với các thành viên tham dự Hội đàm Tâm thức và Đời sống lần thứ 26 tại tự viện Drepung, Mundgod, Ấn Độ, ngày 22 tháng 1 năm 2013.

Ảnh/Jeremy Russell.

Diana Chapman Walsh đã thỉnh mời đức Đạt lai Lạt ma ban những huấn từ. Ngài dạy rằng: “Bản chất của các hội đàm này hoàn toàn đặc biệt. Đây là lần thứ 26 chúng ta gặp gỡ với các nhà khoa học và học giả, nhưng lần này tại nơi chốn khác. Tại đây, trung tâm tu học Drepung đã tồn tại hàng trăm năm, và đó là tự viện gắn bó chặt chẽ với các đời Đạt lai Lạtma. Nhiều thành viên đã tham dự với sự nhiệt thành cao, và mặc dù tôi không tham dự được các khóa đặt câu hỏi và trả lời, nhưng tôi được biết rằng tất cả mọi người đã rất hoan hỷ với những gì đạt được được. Hội đàm có nhiều ý nghĩa và tôi rất hoan hỷ. Các tự viện địa phương đã đóng góp nhiều cho tổ chức và tôi xin tri ân họ. Ganden Tri Rinpoche và các bậc trưởng lão khác đã tham gia vào sự kiện này. Thêm nữa, nhiều đạo sư vĩ đại, các học giả đã tham dự, mặc dù tuổi cao, và tất nhiên số lượng lớn tới từ các tự viện và các trường học, tôi xin tri ân. Trong số các nhà khoa học và học giả, nhiều vị là các đạo hữu lâu năm, tôi xin tri ân vì sự cống hiến của quý vị.”

Ngài điểm lại nguồn gốc của việc tìm hiểu lẫn nhau giữa khoa học hiện đại và khoa học, triết học Phật giáo. Ngài chia sẻ rằng, khi con nhỏ, ngài đã rất háo hức để biết sự vật vận hành như thế nào và luôn tháo các đồng hồ, đồ chơi ra để tìm hiểu. Sau khi bắt đầu tu học logic và nhận thức luận Phật giáo, sự hiểu biết về tại sao sự vật lại vận hành theo cách như vậy được làm sâu sắc hơn. Ngài dần trở nên quan tâm hơn tới khoa học. Trong khi rất tự hào về phương pháp phân tích của Phật giáo Tạng, ngài nhận ra rằng khoa học hiện đại đã theo đuổi chân lý theo cách khác nhưng cũng rất hữu ích. Đó là một nhận thức mà ngài thấy không nên chỉ giữ cho bản thân mà cần chia sẻ với mọi người.

Có những quan điểm lo ngại rằng khoa học sẽ gây nên nhưng phiền toái nhưng vào năm 1999 Amchok Rinpoche đã thỉnh cầu ngài đưa ra lời huấn thị cho các cộng đồng tự viện về hiệu quả của việc học khoa học. Ngài cũng chỉ ra rằng chư tăng có thể chia sẻ lại sự hiểu biết và trải nghiệm về Thức cho các nhà khoa học. Các chương trình giảng dạy chính niệm dưới sự tổ chức của Viện Tâm thức và Đời sống tại Bắc Mỹ và Châu Âu đã thành công bởi nhiều người đã tìm thấy sự thiết thực và lợi ích ở đó. Các kế hoạch được lập cho các buổi gặp gỡ tại Nhật bản và nhiều nơi khác.

blank

Giáo sư Arthur Zajonc, Chủ tịch của Viện Tâm thức và Đời sống nói vài điều trước khi kết thúc Hội đàm Tâm thức và Đời sống lần thứ 26 tại Tự viện Drepung ở Mundgod, Ấn Độ, ngày 22 tháng 01 năm 2013. Ảnh/Jeremy Russell.

Ngài đã chia sẻ với các học sinh có mặt trong buổi hội đàm rằng, “thế kỷ 21 có thể tu học Phật pháp với tư cách là cư sĩ. Truyền thống Logic và triết học Trung đạo thực sự là một giá trị vĩ đại. Tương tự, hạnh nguyện mang lại lợi ích cho tất thảy chúng sinh và khuynh hướng duy trì đời sống rất đáng trân trọng. Chúng ta có thể tự hào về ngôn ngữ và di sản Phật giáo của mình. Cùng với đó ngày nay tôi chia sẻ nhiều về đạo đức thế gian, các tư tưởng, quan điểm phổ quát được ủng hộ bởi khoa học và giá trị của chúng với thế giới. Mục đích của chúng ta là phụng sự con người theo nhu cầu và căn cơ trình độ của họ. Khi tôi gặp gỡ Viện Tâm thức và Đời sống năm ngoái, tôi đã khuyến khích quý vị tới các tự viện tại Nam Ấn mặc dù có đôi chút không thuận tiện do thời tiết nóng nực nhưng mọi thứ đã diễn ra rất hoàn hảo. Tôi mong nguyện các hội đàm sắp tới sẽ được diễn ra tại nhiều nơi khác trên thế giới.”

Giáo sư Arthur Zajonc, Chủ tịch Viện Tâm thức và Đời sống đã nói những lời kết thúc khóa hội đàm: Chúng ta đã trải rộng rất nhiều vấn đề và đề cập đến nhiều chủ đề khó. Chúng ta đã được thưởng thức những ý nghĩa thâm diệu của hai truyền thống. Chúng tôi hy vọng sự đóng góp này sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng tự viên. Thế giới cần những tấm gương và ngài, đã nỗ lực đưa hai cộng đồng tới cùng nhau. Hai năm trước tại Đại học Stanford ngài đã chia sẻ về tình đạo hữu, rằng không có gì trân quý hơn tình đạo hữu. Tôi hy vọng rằng công việc và tình đạo hữu này sẽ tiếp tục bền lâu. Tôi bắt đầu các bài thuyết trình bằng tấm hình của ngài khi còn trẻ với kính viễn vọng. Tầm nhìn của ngài đã mở rộng nhưng nguồn năng lượng, sự nhiệt huyết nơi ngài thì mãi không bao giờ cạn. Xin tri ân ngài.
Kết thúc khóa hội đàm, đức Đạt lai Lạt ma đã ban những lời cầu nguyện:

Nguyện cầu hết thảy chúng sinh mẹ đều đạt được an lạc,

Nguyện cầu hết thảy chúng sinh được tự do khỏi khổ đau và nhân khổ đau,

Và bất kỳ nơi chốn nào còn có chúng sinh, nguyện cầu hạnh nguyện của chư Bồ tát sẽ ban trải tới để viên mãn lợi ích cho họ.

 

Phúc Cường trích dịch
Nguồn: Dalailama.com/news

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Ba 2016(Xem: 14721)
Thật sự thì cũng định trả lời kiểu “cộc lốc” ngay lúc con nhắn thư hỏi rồi, nhưng thiết nghĩ, nên trích dẫn bài kinh liên quan đến vấn đề này cho nó khoa học hoá vấn đề chút. Dù sao thì con người thời nay vẫn thích “trích chương tầm cú” và “mê tín khoa học” hơn! Mà lạ lùng thay, chính đức Phật lại là người đầu tiên trả lời thực tế và giản dị một cách lạ thường mà thời nay có thể cho rằng nói kiểu đó là thô tục, không lịch sự. Nhưng có lẽ nhờ dùng từ miêu tả không bóng bẩy như vậy mà trúng tim đen người nghe. Thầy tạm dịch theo lối văn cộc lốc để lấy nghĩa cho con thấy: “Này Vāseṭṭha, rõ ràng rằng, những bà mẹ của họ đến tháng có kinh nguyệt, mang bầu, sinh đẻ, rồi cho con bú mớm. Họ toàn sinh ra từ bộ phận sinh dục của những bà mẹ ấy cả. Vậy mà họ mở miệng ra là ca tụng giai cấp Bà-la-môn là cao thượng, thanh tịnh, da trắng, là con cái, là thái tử sinh ra từ miệng của Thượng đế (Phạm thiên), Thượng đế tạo ra, là nối dõi của Thượng đế, còn giai cấp khác là hạ liệt…” [2]
28 Tháng Ba 2016(Xem: 6202)
“In my Heart Sutra’s view, one plus one equals three , and two minus one equals emptiness ().” Tru Le Nhị nguyên nhi sinh tam thừa (phải trái và trung đạo,) và 1= Sắc = = Không. Nên nhớ định đề Bát Nhã: Không không phải Không mà là Không.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 56308)
Quyển A Brief History of Time của Stephen W . Hawking đã bán trên 22 triệu quyển ở khắp thế giới và đã được dịch trên 35 thứ tiếng. Tôi nhớ đâu đó tác giả nói rằng ai đọc hiểu quyển này thì sẽ có trình độ hiểu biết về Vật lý học ngang hàng Với một kẻ đậu tiến sĩ Vật lý học. Mặc dù tác giả đã cố gắng viết một cách phổ thông dễ hiểu, nhưng quyển A Brief History of Time không phải dễ hiểu như lúc mình mới đọc sơ qua. Trên 10 năm qua, tôi đã được dịp đọc lại nhiều lần quyển sách của Hawking và thấy rằng : “Thấy Thượng Tọa Viên Lý đã tập trung thiên lực và định lực để làm vài ba sự việc ít ai làm được: đã dịch hai tác giả khó hiểu nhất của nhân loại , một người mang tên là Long Thọ (Nagarjuna) và một người mang tên là Stephen Hawking: một bên là cái khó khăn nhất của Đạo học Đông – phương và một bên là cái khó khăn nhất của Khoa học Tây phương. Chỉ nội nỗ lực vĩ đại truyền đạt hai cái khó khăn nhất của Phật học và Khoa học, Thượng Tọa Viên Lý đáng được chúng ta hết lòng ngưỡng mộ, đó là chư
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6605)
Muốn khảo sát vũ trụ hiện hữu thì trước nhất phải biết rõ chính mình, hiểu rõ người, chúng sinh, và vạn vật rồi mới có thể nghiên cứu tới vũ trụ quan. Thế nên, điều thực tiển trước nhất cho nhân sinh là quay trở về chính mình để biết mình là ai, từ đâu tới, đang làm gì và sẽ đi đâu?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5998)
Nhà khoa học dùng logic kiểu Descartes để tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên, còn Phật giáo, theo tôi hiểu , dùng tư duy đạo đức, triết học để giác ngộ và giúp nhân loại diệt khổ. Tuy nhiên, khoa học và Phật giáo không phải là không tương hợp với nhau. Một Phật tử có thể là một nhà khoa học lỗi lạc. Nhưng nếu dùng khoa học để giải thích một hiện tượng siêu hình, đối với tôi, là không thực tế.
10 Tháng Mười 2015(Xem: 9631)
Từ bi có sức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không? Trước tiên, từ bi sẽ chuyển hóa được cả thân và tâm của người tu tập.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 11568)
Trong quyển Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm, nội dung nhấn mạnh đến những phương pháp thực hành Chánh Niệm. Nội dung quyển này chú trọng đến những khám phá mới về vận hành của não khi thực hành Chánh niệm qua ánh sáng khoa học.
01 Tháng Chín 2015(Xem: 7865)
Tôi cũng xin tâm tình đôi chút . Hôm nay là ngày giỗi mẹ tôi . Ngày mẹ tôi mất cách đây 16 năm , lần đầu tôi nghe và đọc Bát Nhã Tâm Kinh : “Sắc bất dị không , không bất dị sắc ; thọ , tưởng , hành , thức , diệc , phục như thị …” và tìm đến triết lý “tánh không” của ngài Long Thụ . Qua cuốn sách của anh Bách , tôi suy ngẫm về cái Không lượng tử theo đó chân không là vật chất , vật chất là chân không , hai cái đó chỉ là một giả ngữ , chúng liên hoàn tương tác với nhau , cái này chứa cái kia ; chân không , vật chất chẳng sao tách biệt .
01 Tháng Chín 2015(Xem: 5774)
21 Tháng Năm 2015(Xem: 6102)
Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới. Ví dụ nếu chúng ta có một gene gây ra một bệnh di truyền huyết thống, thế hệ kế tiếp thế nào cũng mắc một bệnh tương tự, chạy trời không khỏi nắng!