Vài chỉ dẫn thực tiển để duy trì Chánh niệm

03 Tháng Năm 201519:01(Xem: 6284)

Vài chỉ dẫn thực tiển để duy trì Chánh niệm

The education of attention would be an education par excellence

William James - Quán Như Phạm Văn Minh chuyển ngữ 

 

Vận hành quân bình não bộ

buddha brainGần đây khi Thiền Chánh Niệm trở thành một phương pháp thông dụng trong các hoạt động y khoa, danh từ Tỉnh Thức  (Mindful) trở thành phổ biến trong những đối thoại đời thường . Trong quá trình ‘nhận thức’ , ý thức chỉ là bước đầu khi một đối tượng lọt vào tầm. Sau đó chúng ta mới chú ý đến một đối tượng nào đó có ‘chủ ý’ (như hơi thở, cảm giác cơ thể…) lúc đó mới là ‘be mindful’. Định nghĩa này hàm ý là chúng ta có thể chọn đối tượng để chú ý bất cứ khi nào chúng ta muốn và đối tượng này ở trong tầm ý thức một thời gian (tùy theo khả năng thực hành của mỗi người), và khi chúng ta muốn đổi một đối tượng khác thì chúng ta có thể làm được (như từ hơi thở sang cảm giác). Chánh niệm như các đèn chiếu rọi một không gian lớn và có thể ngừng lại và chú trọng vào một đối tượng nào đó mà chúng ta chọn như một spot light. Khi chánh niệm quân bình thì tâm ta yên tĩnh. Kiểm soát chánh niệm là một phương tiện rất hiệu nghiệm để ‘uốn nắn và hình thành’ cấu trúc của não.

Chức năng chính của Não

Các phần trên chúng tôi có nhắc đến ba chức năng của não để giúp tổ tiên của chúng ta sống còn bằng cách giữ thông tin từ bên ngoài đến (có thú dữ hay người thù địch không), có phần thưởng nào không (thực phẩm, bạn bè) và thay đổi thông tin của ý thức

Giữ thông tin từ bên ngoài

Trong thời cổ đại, não phải luôn giữ các thông tin đe dọa trong một môi trường đầy thù địch; trong thời hiện đại não cũng phải lưu giữ nhiều thông tin như các số điện thoại cần thiết, và các ‘thông tin’ được giữ trong ‘ký ức làm việc’ (working memory)  của ý thức. Hiện nay chúng ta có nhiều dụng cụ máy móc để lưu giữ thông tin này, nên nhu cầu này không còn  cấp bách nữa. Nhưng trong vận hành bình thường não cũng phải lưu giữ thông tin và truy hồi các thông tin cũ .

Đổi mới thông tin

Não cũng nhận thêm thông tin cần thiết mới. Thí dụ như quý vị thấy trong đám đông một khuôn mặt thân quen mà quý vị nghĩ mãi mà không nhớ tên, quý vị phải lục lọi trong ký ức, để nhớ tên người này, dễ hay khó là tùy tế bào trong hippocampus có bị mất mát nhiều hay ít. Trong những trường hợp tệ hại nhất như bị mất trí nhớ (dementia), quý vị không còn nhận ra chính người thân của mình. Một trong những hiệu năng của chánh niệm là làm sinh sản các tế bào não mới, do đó giúp quý vị có mức tế bào não vừa phải hợp lý trong hippocampus,  giúp trí nhớ của quý vị không rơi vào các trường hợp trên.

Tìm thêm kích thích

Não bộ được cấu tạo trong quá trình tiến hóa là lúc nào tìm thêm thông tin về nguy hiểm hay  phần thưởng như thức ăn, bạn bè và các tài nguyên khác. Lượng kích thích phải quân bình. Nếu quá ít thì chúng ta cảm thấy ‘chán’ nếu quá nhiều thì căng thẳng và stress! Nếu quá thiếu kích thích có nhiều lúc não phải tạo ra những ảo tượng để có thêm thông tin.

Vận hành quân bình não bộ

Khi chú ý trở nên quân bình, phần cortical của não nhằm bảo vệ ký ức làm việc, đóng cửa không cho các thông tin khác vào. Khi cửa đóng, quý vị có khả năng chú ý một đối tượng trong một thời gian dài hơn. Cửa đóng hay mở tùy thuộc  vào lượng Dopamine đủ hay không, hoặc khi lượng này tăng hay giảm bất thường Chúng tôi xin đưa một hình ảnh để minh họa vận hành này của não. Như một con khỉ đang ăn chuối trên một cây, khi thấy chuối còn nhiều, con khỉ này sẽ không lưu ý đến những cây chuối khác vì thấy đã thỏa mãn và lượng dopamine trong não lúc đó còn cao.  Nhưng nếu chuối bắt đầu hết, lượng dopamine giảm và khỉ sẽ ngó quanh quất xem các cây bên cạnh có chuối hay một người bạn nào đang đong đưa bên cây bên cạnh không. Nếu có, khỉ sẽ không còn chú ý đến cây chuối đang ăn nữa và chuyền sang cây khác. Lượng dopamine tác ứng với một bộ phận não là basal ganglia đánh tín hiệu cho não để tăng hay giảm.

Cấu trúc tự nhiên của não bộ

Nhiều người trong chúng ta có khả năng chú ý nhiều hay ít hơn người khác vì cấu trúc khác nhau tự nhiên của não (neurological diversity). Có người không ưa nhiều kích thích, chỉ muốn sống trầm lặng trong một môi trường yên tĩnh, ta dại ta tìm nơi vắng vẻ. Ngược lại có người chỉ muốn sống nơi phần hoa đô hội vì nơi này có nhiều trò vui. Trẻ em có quá nhiều kích thích, bị bệnh ADHD (attention deficit hyperactivity disorder) lúc nào cũng hiếu động, không thể ngồi yên một chỗ được lâu. Những trẻ em này trở thành những em hay nghịch ngợm, phá phách trong lớp, và bị xem như mắc một thứ bệnh tâm thần làm trở ngại sự học.  Những người cần kích thích dĩ nhiên là khó ngồi lâu để theo dõi hơi thở hay các đối tượng thân tâm khác. Tâm Tề thiên nhảy lên nhảy xuống và do đó họ khó giữ chú ý nên dễ bỏ cuộc việc thực hành chánh niệm. Nhưng Tề Thiên không phải là không có đối thủ: bàn tay và thần chú của Phật Bà có thể ‘trị’ Tề thiên.

Xác Nhận Ý Định

Phần theo dõi và theo đuổi chú ý là phần PFC. Quý vị có thể nhờ tâm ‘nói’ với PFC là ‘làm thế nào duy trì chánh niệm của tôi’ . Nói thầm cho tâm dĩ nhiên, thử xem PFC có nghe lời yêu cầu của quý vị không?! Tôi cũng nhiều lần nói chuyện như thế, ví như thấy tim đau nhói, tôi nói thầm với trái tim: “Cậu ơi chờ cho tới khi nào tôi viết xong Khoa học Não bộ rồi, cậu muốn làm gì thì làm, nhớ làm thì làm dứt điểm” Người khác nghe tưởng tôi lẩn thẩn, nhưng khi nói tôi rất thành khẩn.

 

Vì thế những khi tâm đi lạc,  quý vị có thể dùng Tâm để nói chuyện với PFC như: ‘Bây giờ không phải là lúc nói chuyện, khi nào xong buổi ngồi Thiền tôi sẽ nói chuyện với cậu (Tâm)’. Hay quý vị có thể làm trung tâm ngôn ngữ trong bán cầu não bận rộn bằng cách niệm một thần chú quen thuộc. Án Ma Ni Bát Di Hồng hay các hồng danh của chư Phật và Bồ Tát (Nam Mô A Di Đà Phật). Đó là Thiền Tịnh Song Tu.

Tập một vài thói quen trong đời sống hàng ngày

  • Nếu thấy tâm đi lạc, thì xác nhận ý định là quý vị muốn duy trì chú ý với phần PFC , là phần ‘thông minh’nhất não bộ.
  • Sống chậm lại. Nhớ lời nói đùa của Nhất Hạnh: Slow down. Sit there, don’t do anything. Bỏ từ ngữ Nhanh lên trong từ điển cá nhân của quý vị.
  • Khi bắt đầu thực hành chánh niệm, tự nhắc mình là ‘không có nơi nào để đi, không có gì để làm’, theo dõi hơi thở lúc này là quan trọng nhất.
  • Nói ít lại. Đa ngôn đa quá. Nói nhiều quá dễ nói bậy!
  • Mỗi lần làm một chuyện cho đến xong. Đừng làm nhiều chuyện một lần khiến Tâm lo lắng. Nhiều thử nghiệm cho thấy multitasking không có lợi và không hiệu quả. Nên nhớ quý vị làm gì nghĩ gì Tâm cũng biết vì Tâm là quý vị và quý vị là tâm. Không dấu được nhau đâu nhé!
  • Nên thư giãn trước mặt người khác. Khi giao tiếp, cái ngã ‘dễ ghét’ thường nổi dậy và hành vi của mình dễ bị ảnh hưởng hay thay đổi khi người khác có mặt.
  • Trong các buổi  thực tập tại khóa tu, lâu lâu có người đánh chuông cho đại chúng nghe để thức tỉnh những người có tâm bị đi lạc (xảy ra rất thông thường). Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm. Trong sinh hoạt đời thường quý vị có thể dùng một sinh hoạt nào đó làm tiếng chuông như khi nghỉ ngồi uống trà, ngay cả tiếng chuông điện thoại cá nhân cũng có thể làm tiếng chuông thức tỉnh, để quý vị quay lại tập trung chú ý lại hơi thở.
  • Lúc ăn là lúc có thể thực hành chánh niệm. Ăn chậm và có ý thức là mình đang ăn, không những có lợi cho sức khỏe (dễ tiêu, giảm cân…) và còn giúp quý vị duy trì chú ý.
  • Và nếu những chỉ dẫn này vẫn không làm tăng khả năng chú ý, thì tập chánh niệm. Khi thực tập chánh niệm ngay cả khi không làm gì, khi quý vị chỉ cần theo dõi tâm cảm thọ thì thế lực của Tề thiên cũng bị giảm đi nhiều.
  • Cuối cùng cố gắng giản dị hóa lối sống, bỏ đi một số thú vui nhỏ, chỉ duy trì các thú vui lớn hơn. Càng sống giản dị chừng nào, tâm càng an chừng đó.
  • Tập thói quen thực hành chánh niệm  mỗi ngày ít nhất là một lần dù chỉ trong 5 hay 10 phút.  Tác giả tin rằng có lúc quý vị có thể nói:  Tề thiên ơi, xin giã từ ông nhé!
  • Não chỉ có thể giúp quý vị duy trì chú ý khi đầu óc tỉnh táo. Nếu quý vị thường xuyên mất ngủ chẳng hạn, lúc nào cũng ngật ngà ngật ngừ, dĩ nhiên là duy trì chú ý khó hơn. Quý vị phải nhớ tự chăm sóc mình và nhớ là những yếu tố như mệt mõi, bệnh hoạn, trầm cảm… cũng ảnh hưởng đến khả năng duy trì chánh niệm. Khi quý vị mệt mõi mà muốn tâm ý giữ chánh niệm, cũng như cỡi một con già ngựa kiệt sức lên dốc.
  • Giả sử như các điều kiện cơ thể của quý vị bình thường sau đây là những chỉ dẫn thực tiễn sau dây giúp quý vị tỉnh thức.
  • Khi thực hành Chánh Niệm, gắng giữ cổ và xương sống thành một cột thẳng đứng, đó là lý do tại sao trong các chùa khuyến khích các tỳ kheo ngồi Thiền, dù đối với một cư sĩ quý vị muốn ngọa thiền cũng không sao. Cơ quan liên hệ đến tỉnh thức là reticular formation, có các mô hình lưới có những dây thần kinh liên hệ đến tỉnh thức và ý thức, cảnh báo quý vị khi cần thiết. Cơ  quan này nằm bên trên cuống não.
  • Để chống buồn ngủ, thường chúng ta có thể quán tưởng ánh sáng chói chan. Não sẽ kích động các tuyến tiết ra hóa chất norepinephrine, giúp quý vị tỉnh táo. Vai trò của Oxygen đối với não cũng vai trò của xăng đối với xe hơi. Mặc dù chỉ nặng chừng 2% cơ thể nhưng não tiêu thụ 20% oxygen của cơ thể. Hít vô một hơi thật dài, làm tăng lượng oxy trong não cũng là một hình thức ‘rồ ga’ cho não.

Quán Như Phạm Văn Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Ba 2016(Xem: 14718)
Thật sự thì cũng định trả lời kiểu “cộc lốc” ngay lúc con nhắn thư hỏi rồi, nhưng thiết nghĩ, nên trích dẫn bài kinh liên quan đến vấn đề này cho nó khoa học hoá vấn đề chút. Dù sao thì con người thời nay vẫn thích “trích chương tầm cú” và “mê tín khoa học” hơn! Mà lạ lùng thay, chính đức Phật lại là người đầu tiên trả lời thực tế và giản dị một cách lạ thường mà thời nay có thể cho rằng nói kiểu đó là thô tục, không lịch sự. Nhưng có lẽ nhờ dùng từ miêu tả không bóng bẩy như vậy mà trúng tim đen người nghe. Thầy tạm dịch theo lối văn cộc lốc để lấy nghĩa cho con thấy: “Này Vāseṭṭha, rõ ràng rằng, những bà mẹ của họ đến tháng có kinh nguyệt, mang bầu, sinh đẻ, rồi cho con bú mớm. Họ toàn sinh ra từ bộ phận sinh dục của những bà mẹ ấy cả. Vậy mà họ mở miệng ra là ca tụng giai cấp Bà-la-môn là cao thượng, thanh tịnh, da trắng, là con cái, là thái tử sinh ra từ miệng của Thượng đế (Phạm thiên), Thượng đế tạo ra, là nối dõi của Thượng đế, còn giai cấp khác là hạ liệt…” [2]
28 Tháng Ba 2016(Xem: 6198)
“In my Heart Sutra’s view, one plus one equals three , and two minus one equals emptiness ().” Tru Le Nhị nguyên nhi sinh tam thừa (phải trái và trung đạo,) và 1= Sắc = = Không. Nên nhớ định đề Bát Nhã: Không không phải Không mà là Không.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 56306)
Quyển A Brief History of Time của Stephen W . Hawking đã bán trên 22 triệu quyển ở khắp thế giới và đã được dịch trên 35 thứ tiếng. Tôi nhớ đâu đó tác giả nói rằng ai đọc hiểu quyển này thì sẽ có trình độ hiểu biết về Vật lý học ngang hàng Với một kẻ đậu tiến sĩ Vật lý học. Mặc dù tác giả đã cố gắng viết một cách phổ thông dễ hiểu, nhưng quyển A Brief History of Time không phải dễ hiểu như lúc mình mới đọc sơ qua. Trên 10 năm qua, tôi đã được dịp đọc lại nhiều lần quyển sách của Hawking và thấy rằng : “Thấy Thượng Tọa Viên Lý đã tập trung thiên lực và định lực để làm vài ba sự việc ít ai làm được: đã dịch hai tác giả khó hiểu nhất của nhân loại , một người mang tên là Long Thọ (Nagarjuna) và một người mang tên là Stephen Hawking: một bên là cái khó khăn nhất của Đạo học Đông – phương và một bên là cái khó khăn nhất của Khoa học Tây phương. Chỉ nội nỗ lực vĩ đại truyền đạt hai cái khó khăn nhất của Phật học và Khoa học, Thượng Tọa Viên Lý đáng được chúng ta hết lòng ngưỡng mộ, đó là chư
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6602)
Muốn khảo sát vũ trụ hiện hữu thì trước nhất phải biết rõ chính mình, hiểu rõ người, chúng sinh, và vạn vật rồi mới có thể nghiên cứu tới vũ trụ quan. Thế nên, điều thực tiển trước nhất cho nhân sinh là quay trở về chính mình để biết mình là ai, từ đâu tới, đang làm gì và sẽ đi đâu?
20 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5998)
Nhà khoa học dùng logic kiểu Descartes để tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên, còn Phật giáo, theo tôi hiểu , dùng tư duy đạo đức, triết học để giác ngộ và giúp nhân loại diệt khổ. Tuy nhiên, khoa học và Phật giáo không phải là không tương hợp với nhau. Một Phật tử có thể là một nhà khoa học lỗi lạc. Nhưng nếu dùng khoa học để giải thích một hiện tượng siêu hình, đối với tôi, là không thực tế.
10 Tháng Mười 2015(Xem: 9630)
Từ bi có sức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không? Trước tiên, từ bi sẽ chuyển hóa được cả thân và tâm của người tu tập.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 11568)
Trong quyển Cơ Sở Khoa Học của Thiền Chánh Niệm, nội dung nhấn mạnh đến những phương pháp thực hành Chánh Niệm. Nội dung quyển này chú trọng đến những khám phá mới về vận hành của não khi thực hành Chánh niệm qua ánh sáng khoa học.
01 Tháng Chín 2015(Xem: 7863)
Tôi cũng xin tâm tình đôi chút . Hôm nay là ngày giỗi mẹ tôi . Ngày mẹ tôi mất cách đây 16 năm , lần đầu tôi nghe và đọc Bát Nhã Tâm Kinh : “Sắc bất dị không , không bất dị sắc ; thọ , tưởng , hành , thức , diệc , phục như thị …” và tìm đến triết lý “tánh không” của ngài Long Thụ . Qua cuốn sách của anh Bách , tôi suy ngẫm về cái Không lượng tử theo đó chân không là vật chất , vật chất là chân không , hai cái đó chỉ là một giả ngữ , chúng liên hoàn tương tác với nhau , cái này chứa cái kia ; chân không , vật chất chẳng sao tách biệt .
01 Tháng Chín 2015(Xem: 5774)
21 Tháng Năm 2015(Xem: 6102)
Sinh học Di Truyền đã làm một cuộc cách mạng trong Y khoa và đối với quần chúng gene được xem trong bộ Genome là những nhà độc tài mới. Ví dụ nếu chúng ta có một gene gây ra một bệnh di truyền huyết thống, thế hệ kế tiếp thế nào cũng mắc một bệnh tương tự, chạy trời không khỏi nắng!