4. Tri Thức - Tri Thức Dựa Vào Sự Xác Nhận - Lòng Tin Trong Phật Học Và Trong Khoa Học

02 Tháng Tám 201000:00(Xem: 10278)

ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN LÝ PHẬT GIÁO
VÀO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG KHOA HỌC

Làng Đậu

4. Tri thức - Tri thức dựa vào sự xác nhận - Lòng tin trong Phật học và trong Khoa học

Như có nhắc trong phần 3. Một cách phân chia trong Phật giáo về nhận thức thành ba loại dựa trên mức độ "khả kiến" của đối tượng là

  • Nhận thức trực tiếp: Loại nhận thức này có thể kiểm nghiệm ngay lập tức bằng các giác quan và có thể được chứng minh/ chứng nghiệm mà không cần thêm bất kì một công cụ hay suy diễn nào. Chẳng hạn như sự hiện hữu của 1 con voi trong gian phòng -- Tất nhiên, người ta có thể khẳng định hay phủ nhận trực tiếp sự kiện này mà không cần phán đoán hay bất kì công cụ nào. Tuy nhiên, xa hơn một tí có những sự việc tồn tại, nhưng chỉ vì nhận thức loại này không thấy được nhưng không có nghĩa là chúng không tồn tại. Chẳng hạn sự hiện hữu của một con vi trùng trong phòng. Không phải vì mắt ta không thấy mà nó không hiện hữu. Một thí dụ thứ ba về việc này nhận thức về sự hiện hữu của chiếc xe chạy bên ngoài gian phòng. Vấn đề ở chỗ tuy ta không thấy trực tiếp nhưng "dấu vết" bản chất trực tiếp của chiếc xe hơi vẩn có thể cho phép ta nhận định chính xác là nó hiện hữu thông qua các đặc tính chẳng hạn như tiếng kèn xe và tiếng máy nổ thực sự đặc trưng khiến người trong phòng qua thính giác không thể bị nhầm lẫn với các đối tượng vật chất khác. Trong thí dụ này thì âm thanh trực tiếp phát ra từ xa đóng vai trò chính cho sự nhận thức.
  • Nhận thức qua suy đoán hợp lý nhưng không trực tiếp: Loại nhận thức này khó thể có được đối với một người nếu người đó không dùng đến các "công cụ" suy luận lô-gíc chặt chẽ hay các công cụ thực nghiệm đáng tin cậy. Hiện tượng này được xem như là “hiện tượng thiếu rõ ràng hơi khó nhận biết” nhưng vẩn có thể đạt tới qua sự truy cứu chặt chẽ. Như trong thí dụ bên trên thì con vi trùng có thể được nhận ra thông qua kính hiển vi. Dĩ nhiên điều cần chú ý ở đây là công cụ gián tiếp này phải là công cụ đáng tin cậy (ở đây là kính hiển vi). Hầu hết các lý thuyết khoa học đều dựa trên phương pháp này. Một khi "công cụ" không đầy đủ hay chính xác thì lý thuyết đó cũng có thể do khiếm khuyết của "công cụ" mà dẫn đến sai sót ít nhiều hay toàn bộ. Cơ học Newton là một điển hình của nhận thức loại này. Sự chấp nhận nghiễm nhiên về tính độc lập giữa không gian và thời gian7 đã là một "công cụ" mà các nhà vật lý cổ điển dựa trên đó để hình thành hệ thống vật lý cổ điển. Thuộc tính này không chính xác đã dẫn đến nhiều điểm thiếu chính xác trong vật lý cổ điển. Đối với các hành giả thiền định thì tính không là loại tri thức thuộc loại này.
  • Nhận thức qua sự xác quyết của người khác: Dạng thứ ba của hiện tượng là các "hiện tượng cực kì bí ẩn", vượt quá tầm của nhận thức trực tiếp và suy luận logic thông thường. Nói chung chúng chỉ có thể được xác lập dựa trên sự xác quyết của người khác (hay sự khả tín của kinh điển). Về mặt khách quan, với cùng một sự kiện, đối với người thứ nhất là cực kì bí ẩn thì đối với người thứ nhì có khi chỉ là sự kiện suy luận nhận thức được và đồng thời đối với một người thứ ba lại có thể là trực tiếp nhận thức. Chẳng hạn như, đối với người mù bẩm sinh thì việc thấy màu xanh của lá cây là "cực kì bí ẩn" nhưng lại là trực tiếp đối với người thường. Ngược lại, các "màu sắc" hồng ngoại do sự vật phát ra trong đêm thì có thể là loại cần có "suy đoán", nhưng sẽ chẳng cần suy tư gì đối với một số loài vật.
    Tuy vậy, điều này lại có thể bị phê phán bởi các nhà khoa học vì tính "chủ quan" của nó. Nhưng nếu khảo sát ngược lại, ngay chính bản thân khối lượng tri thức khổng lồ của khoa học ngày nay cũng được từng cá nhân, với ít nhiều lý do chủ hay khách quan khác nhau, đã tiếp nhận mà rất ít khi chúng được trực tiếp kiểm tra rà soát lại về độ tin cậy, nhất là khi các kiến thức đó được cung cấp từ các học giả các giáo sư có uy tín. Việc tiếp thu các nhận thức "bí ẩn" kiểu này đúng ra đã được dùng rất phổ biến trong giới đồng nghiệp của những người làm khoa học chủ yếu là dựa trên lòng tin. Ngay cả các lý thuyết vật lý được dựng lên thì lòng tin vào nó cũng thường là dựa vào sự phán quyết của các "cha đẻ" ra lý thuyết đó. Nó sẽ được xem là nhận thức đúng đắn cho đến khi người nào đó tìm thấy nó là sai với thực tế.
    Ngược lại, từ phiá Phật giáo, rõ ràng nếu đứng ở khả năng hay trình độ "chứng nghiệm" chưa đầy đủ hay chưa chín mùi thì một cá nhân không thể nào (đúng hơn là chưa đủ năng lực hay trí huệ về mặt nhận thức hay chứng ngộ) tự mình rà kiểm lại những gì mà người khác đã chứng ngộ truyền giảng cho. Lòng tin đối với vị thầy ở đây đóng vai trò như một "công cụ" khả tín. Thực vậy, không có lý do gì một người thầy chưa từng "nói sai" với mình trong khi truyền thụ những kiến thức mà mình có thể tự kiểm nghiệm lấy lại chủ ý hay lừa dối để cung ứng cho mình một sự hiểu biết sai lạc khác. Chưa kể, giới hạnh Phật giáo không cho phép bất kì Phật tử nào (kể cả chính đức Phật) dối gạt.9 Ngoài ra, đức Phật cũng lên án việc tu học mù quán cho thấy rõ chủ trương của Ngài (Xin xem lại Phát biểu của dức Phật trong phần dẫn nhập). Đồng thời, tôn chỉ tối cao của đạo Phật là trừ khử vô minh tức là loại bỏ những tri kiến nhận thức sai lầm hay không chính xác về thế giới thực tại ra khỏi tâm thức của cá nhân. Do vậy, xin bàn thêm, việc tìm ra một vị thầy khả tín và khế hợp với căn cơ người tu học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Phật giáo. Hy vọng người làm khoa học cũng có thể rút ra các bài học gần tương tự. 
    Như thế, ta thấy uy tín của người phát biểu nhận thức trong khoa học và trong Phật học không quá khác biệt
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Năm 2015(Xem: 6306)
Gần đây khi Thiền Chánh Niệm trở thành một phương pháp thông dụng trong các hoạt động y khoa, danh từ Tỉnh Thức (Mindful) trở thành phổ biến trong những đối thoại đời thường . Trong quá trình ‘nhận thức’ , ý thức chỉ là bước đầu khi một đối tượng lọt vào tầm.
23 Tháng Tư 2015(Xem: 6001)
Khi hỏi một Phật tử đâu là nguyên nhân của khổ, ai cũng có thể trả lời: Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Đúng nhưng chưa đủ. Sinh lão bệnh tử là một biểu hiện của vô thường. Nghịch lý thay, không có vô thường thì không có đời sống!
13 Tháng Tư 2015(Xem: 7016)
Dựa trên giả định các hoạt động của Tâm tạo ra những cấu trúc não bộ mới (Hebb 1949) cho biết ý tưởng, tình cảm có thể để lại dấu ấn và ‘nặn hình’ (sculpt) tế bào não bộ. Nhiều thử nghiệm đã chứng tỏ là Tâm có thể thay đổi cấu trúc não bộ, thí dụ như các tài xế taxi ở Luân Đôn...
07 Tháng Ba 2015(Xem: 4674)
Trí óc vận hành trong cái manh mún, từng phần, chia chẻ. Nó tự chuyên môn hóa. Nó không bao giờ là cái toàn thể, cái mà nó muốn nắm giữ, muốn hiểu biết nhưng vô hiệu.
07 Tháng Hai 2015(Xem: 9427)
Sau những cơn mưa và giá rét của mùa đông đánh dấu sự chấm dứt trạng thái già cỗi của một chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ v à khai sinh một lộ trình mới, tươi, trẻ và đầy sức sống của mùa xuân. Ở đó, vạn vật thay đổi toàn diện từ trong ra ngoài.
19 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5698)
“Bạn có nghĩ rằng ta là người vĩ đại và quan trọng? Dĩ nhiên, hầu hết chúng ta đều nghĩ thế, ít nhất ra là vào một thời điểm nào đó. Nhưng mà rất khó để ôm giữ cái cảm giác về quan trọng đó nếu bạn chịu khó suy xét đến cái thế giới không gian huyền diệu mà con người lần đầu tiên vừa thăm dò đến. Ta hãy nhìn nó như thế này:
25 Tháng Mười 2014(Xem: 6169)
Đừng lầm lẫn giữa khoa học và đạo học, dù rằng cả hai cùng đi trên con đường khám phá và phát minh những sự thấy biết, để làm cho đời sống con người được tốt đẹp hơn lên. Tuy nhiên cùng đi trên con đường khám phá chân thiện mỉ nhưng khoa học thì khám phá vật chất còn đạo học thì khám phá tâm linh, hay có thể nói như thế này, con đường của khoa học là đi ra, còn con đường của đạo học là đi vào. Ngôn từ dân gian có giới hạn cho nên đôi khi từ ngữ có sự trùng lập.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 10425)
Vũ trụ, con người hình thành như thế nào và tương lai sẽ ra sao? Câu hỏi chưa bao giờ được xếp lại. Vật lý lượng tử là ngành khoa học luôn tiên phong trong việc mở hướng nhìn ra ngoài thế giới. Nhiều định luật đúc rút từ những công trình khám phá vũ trụ đã làm thay đổi nhận thức về vạn vật.