Tăng Trưởng Trong Một Nền Kinh Tế Phật Giáo

14 Tháng Mười 201300:00(Xem: 8405)

TĂNG TRƯỞNG TRONG MỘT NỀN KINH TẾ PHẬT GIÁO
Jeffrey D. Sachs - Trần Khiết Bách dịch

Tôi vửa trở về tử Bhutan, vương quốc dưới chân rặng Himalaya có vẻ đẹp thiên nhiên không đâu sánh được, có nền văn hóa phong phú và có tinh thần tự phản tỉnh đầy hứng thú. Từ những nét độc đáo ấy của vương quốc này, hiện đang nổi lên những vấn đề kinh tế và xã hội đang là mối quan tâm cấp thiết cho toàn thể loài người.

Địa hình khúc khuỷu của Bhutan đã nuôi lớn sự tăng trưởng một dân số gồm toàn nhà nông và những người chăn thả súc vật kéo chịu đựng sự khắc nghiệt của hoàn cảnh sống. mặc khác cũng đã giúp cổ vũ phát triển một nền văn hóa Phật giáo có những gắn kết chặt chẽ với Tây Tạng trong lịch sử. Dân cư ở đây thưa thớt – chỉ vào khoảng 700.000 dân – gồm những làng nông nghiệp náu mình trong những thung lũng sâu và những bĩa chăn thả súc vật với các toán mục tử lang thang nơi những rặng núi cheo leo. Mỗi thung lủng trong vương quốc này đều được canh phòng bởi một thứ cộng sự gần như là pháo đài. Ở đó cả những ngôi chùa và các tu viện, tất cả đều đã được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước và thể hiện một sự phối hợp khéo léo giữa một kiến trúc tinh tế với một nền nghệ thuật thanh nhã.

Mời cách đây vài thập niên, nền kinh tế nông nghiệp và đời sống tự viện của người Bhutan vẫn còn mang tính cách tự túc, tự cấp, nghèo nàn, lạc hậu, bị cô lập, cho đến khi một loạt những vị vương chủ xuất chúng cảm thấy sốt ruột cho đất nước mình, bắt đầu hướng dẫn thần dân của họ tiến hành những cải cách; với những khuyh hướng hiện đại hóa về mặt công nghệ và kỹ thuật, như việc xây dựng đường xá, cầu cống, nhà máy năng lượng, tổ chức hệ thông chăm sóc sức khỏe công cộng, thúc đậy hoạt động ngoại thương mà chủ yếu là trao đổi hàng hóa với quốc gia láng giềng Ấn Độ, cùng với việc ban bố một nền chính trị dân chủ. Điều phi thường chính là sự chín chắn của người Bhutan trong lúc họ tiếp cận với tiến trình cải cách và sự sâu sắc của tư tưởng Phật giáo đã hướng dẫn sự chín chắn đó. Người Bhutan vẫn tiếp tục tự đặt ra câu hỏi mà mọi người đều phỉ lấy làm băn khoăn, ấy là làm thế nào để việc hiện đại hóa nền kinh tế có thể hòa quyện với sự phát triển vững vàng về văn hóa và phúc lợi xã hội?

Ở Bhutan sự thách thức về mặt kinh tế không phải là sự tăng trưởng của tổng số sản phẩm quốc dân mà là về sự tăng trưởng về chỉ số tổng hạnh phúc quốc dân (Gross National Happiness GNH). Tôi đã đến Bhutan để tìm hiểu kỹ hơn về xem chỉ số tổng hạnh phúc quốc dân được chính phủ nước này ứng dụng như thế nào. Quả thật, tuy không có sẵn công thức, nhưng thích hợp với thách thức và truyền thống phản tỉnh Phật giáo sâu sắc của người Bhutan. Họ đang có một bước đi năng động và quan trọng trong sự thận trọng của cả dân tộc. Ở đó chứa đựng cả một nguồn cảm hứng cho tất cả chúng ta.

Hiển nhiên, một phần chỉ số tổng hạnh phúc quốc dân của Bhutan vẫn xoay quanh việc đáp ứng những nhu cầu căn bản – cải thiện hoạt động chăm sóc sức khỏe, giảm tử suất sơ sinh và sản phụ, mở rộng nền tiếp cận giáo dục cho mọi trẻ em ngày càng được theo học ở những cấp học cao hơn và nâng cấp mọi kiến trúc hạ tầng cơ sở nhất là việc cung cấp nước uống, năng lượng, phương tiện vệ sinh. Việc tập chú vào phương diện vật chất nhằm tới việc đáp ứng nhu cầu căn bản quả thật rất có ý nghĩa đối với một đất nước có mức thu nhập tương đối thấp như ở Bhutan. Nhưng chỉ số về tổng hạnh phúc quốc dân đã vượt xa, sự tăng trưởng hướng đến người nghèo trên nền tảng mở rộng. Bhutan cũng quan tâm đến việc làm thế nào để tăng trưởng kinh tế để có thể hòa quyện với sự bền vững của môi trường – một câu hỏi phần nào được trả lời thông qua những nỗ lực rộng lớn cảu cả nước trong việc bảo vệ những cánh rừng mênh mông của xứ sở và sự đa dạng sinh học độc đáo trong vùng đất này. Cũng có câu hỏi được đặt ra về việc làm thế nào để có thể bảo tồn sự bình đẳng truyền thống và nuôi dưỡng di sản văn hóa của dân Bhutan. Và người ta cũng ăn khoăn đến việc làm sao để mọi cá nhân có thể giữ gìn sự ồn định tâm lý của họ trong mọi thời đại có nhiều biến chuyển quá nhanh chóng, được thấy rõ trong việc đo thị hóa cùng sự tấn công vũ bảo của thông tin toàn cầu trong một xã hội chỉ cách nay một thập niên người dân còn chưa biết đến máy vô tuyến truyền hình.

Tôi đã đến Bhutan sau khi được nghe một bài phát biểu đầy cảm hứng của Thủ tướng Jigme Thinley tại cuộc hội nghị thượng đỉnh Delhi 2010 về Phát triển Bền vững. Thinley đã nêu ra hai luận điểm đầy thuyết phục. Điểm thứ nhất: liên quan đến tình trạng hủy hoại môi trường mà ông đã có thể quan sát được- kể cả tình trạng băng hà tan chảy và đất ven biển bị ngập – khi ông bay từ Bhutan đến Ấn Độ. Điều thứ hai: liên quan đến cá nhân và ý nghĩa của hạnh phúc. Thinley nêu lên một cách đơn giản. tất cả chúng ta đều là cá thể hữu hạn và mong manh. Bao nhiêu “những thứ vớ vẩn” – như thức ăn nhanh, các chương trình truyền hình thương mại, những chiếc xe hơi hoành tráng, những món dụng cụ linh tinh đời mới, và những hàng hóa thời trang hiện đại nhất – chúng ta có thể nhồi nhét vào mình mà không làm rối loạn tình trạng phúc lợi tâm lý của chúng ta?

Đối với những quốc gia nghèo nhất thế giới, những đòi hỏi như thế không phải là cấp bách nhất. Thách thức lớn nhất và quan trọng nhất đối với họ la đáp ứng được những nhu cầu căn bản của người dân. Nhưng đối với ngày càng nhiều quốc gia khác, điều Thinley suy nghĩ về tài nguyên khí hậu của hạnh phúc, không chỉ đúng lúc, mà còn là điều khẩn cấp.

Ai cũng biết cung cách tiêu thụ quá mức của người Mỹ có thể hủy hoại sự ổn định xã hội, dẫn tới tính hung bạo, sự cô độc, lòng tham ái, và việc phải làm việc quá mức đến kiệt lực như thế nào. Có lẽ điều hiện ít được biết nhất là khuynh hướng ấy đang tăng tốc tới mức nào trong nội bộ nước Mỹ vào thập niên gần đây. Điều đó, bên cạnh nhiều điều khác nữa, có thể là kết quả của sự tấn công ngày càng tăng và không ngừng nghỉ của hoạt động quảng cáo và hoạt động giới thiệu hình ảnh các công ty trước quần chúng. Câu hỏi là làm thế nào hướng dẫn một nền kinh tế đi tới sự sản xuất đi tới bền vững – kết hợp phúc lợi vật chất đến sức khỏe của con người, với việc bảo tồn thiên nhiên, với sự uyển chuyển về văn hóa và tâm lý – là điều cần phải được đặt ra ở khắp mọi nơi.

Bhutan có nhiều điều đang tiến triển theo phương cách của họ. Xứ sở này sẽ có khả năng xuất khẩu sang Ấn Độ năng lực thủy điện được sản xuât từ dòng chảy tự nhiên của các con sông, nhờ đó có được ngoại tệ theo một cách bền vững và có thể làm tăng ngân quỹ quốc sở. Đất nước Bhutan cũng nhắm tới việc bảo đảm sao cho phúc lợi của sự tăng trưởng đến được với toàn thể dân chúng bất kể vùng miển hay mức độ thu nhập.

Cũng có những rủi ro quan trọng. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang đe dọa hệ sinh thái và nền kinh tế Bhutan. Những điều tư vấn thiếu thận trọng và đắt đỏ từ nhóm tư vấn McKinsey, cùng những công tư tư vấn khác có thể biến Bhutan biến thành một vùng du lịch ngày càng góp phần vào việc hủy hoại môi trường. Mọi người phải trông đợi rằng việc truy tìm tổng hạnh phúc quốc dân sẽ giúp định hướng đât nước này xa rời những cám dỗ như vậy.

Chìa khóa cho Bhutan là phải xem tổng hạnh phúc quốc dân như một cuộc truy tìm bền vững, hơn là chỉ một bản liệt kê những danh mục cần kiểm tra một cách đơn giản. truyền thống Phật giáo của người Bhutan cho họ hiểu rằng hạnh phúc không gắn liền với sản phẩm và dịch vụ, mà kết quả của những hoạt động nghiêm túc trong việc phản tỉnh nội tâm là thể hiện lòng từ đối với tha nhân.

Bhutan đã bước lên trên hành trình ấy. Phần còn lại của các nền kinh tế thế giới cũng nên bắt chước.

Jeffrey D. Sachs là giáo sư kinh tế và là Giám đốc Viện Nghiên cứu địa cầu tại Columbia University. Ông cũng là Cố vấn đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc về những Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

(Văn Hóa Phật Giáo)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5548)
Trong sách Dân quyền sơ bộ (Bước đầu dân quyền), ông Tôn Trung Sơn định nghĩa về hội nghị như sau: “Nói chung, khi nghiên cứu sự lý rồi theo đó mà giải quyết, tự một mình mình thì gọi là độc tư, hai người với nhau thì gọi là đối thoại, ba người trở lên tuân theo những nguyên tắc nhất định, thì gọi đó là hội nghị”.
24 Tháng Giêng 2015(Xem: 4987)
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 9263)
Một vị lãnh đạo một tôn giáo lớn, tuy thờ Trời nhưng lại sợ con người, đã không dám tiếp một vị lãnh đạo tôn giáo khác trong một dịp viếng thăm Âu Châu gần đây, mặc dù một vị lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng khác từ một nước rất xa xôi tận phía nam Phi Châu đã trực tiếp can thiệp và trách cứ về hành động đáng tiếc này.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 6643)
Người lãnh đạo phải là gương mẫu; mà điều đòi hỏi cao nhất là đức. Đức mới là cái gốc; tất nhiên phải kèm theo cái tài phụ cho cái đức ấy. Theo Sớ giải kinh Pháp Cú (Dhammapadatthakathà), ngài Buddhaghosa ghi nhận rằng Đức Phật có lưu ý đến vấn đề tổ chức một nền hành chánh nhân đạo. Đức Thế Tôn chỉ ra rằng cả một xứ bị suy vong, đốn mạt và khốn khổ khi những người nắm vận mạng quốc gia như vua chúa, quần thần, quan lại quá đỗi tham tàn và bất công.
05 Tháng Chín 2014(Xem: 6107)
Bài viết này không đi vào tìm hiểu về cuộc chiến này mà chỉ phác thảo một vài điểm có liên quan đến Phật giáo ở trong cuộc chiến; nói cụ thể hơn là giới Phật giáo đã có những hành động gì khi đứng ở mỗi bên của cuộc chiến để thực hiện điều được gọi là “hộ quốc” của mình.
01 Tháng Chín 2014(Xem: 10420)
Trong một cuộc đối đầu, ta không nhất thiết cứ réo tên đối phương mà nguyền rủa trù ếm hay chỉ biết bắn phá, dội bom trực tiếp lên họ. Làm vậy tốn kém, om sòm và bạo lực quá, mà kết quả thì như ai cũng thấy là sẽ rất ngắn hạn. Bởi một lẽ là chiếm thành thường dễ hơn giữ thành và cái gật đầu bên ngoài không quan trọng bằng sự đồng tình bên trong.
26 Tháng Bảy 2014(Xem: 11363)
Giới luật Phật giáo cấm người xuất gia không được giữ bất cứ một thứ gì gọi là của riêng. Thế nhưng đối với người thế tục thì giới luật không cấm đoán họ làm giàu, nếu làm giàu bằng những phương tiện sinh sống đúng tức chánh mạng trong Bát chánh đạo. Giáo pháp nhà Phật cũng luôn nhắc nhở: “Phải biết sử dụng tài sản và giúp đỡ người khác”.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 11023)
Người giàu có được coi là có đầy đủ hay dư thừa tài sản. Có nhiều loại tài sản như tiền bạc, hay kiến thức hoặc thông tin kinh tế, tâm linh. Tuy nhiên bài viết này chỉ đặt trọng tâm vào quan điểm của Phật giáo đối với của cải vật chất và kinh tế.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 9651)
Mùa an cư năm thứ bốn mươi lăm, đức Phật ngụ tại Trúc Lâm tịnh xá, gồm khá đông chư vị đại trưởng lão và chúng tỳ-khưu. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, đức Phật và một số ít vị tỳ-khưu lại ghé vườn xoài của thần y Jīvaka hoặc lên đỉnh núi Linh Thứu (Gijjhakūṭa), tại đây ngài thường ở lại lâu hơn.