Viện Đại Học Phật Giáo Pháp Giới

28 Tháng Tám 201000:00(Xem: 23100)

VIỆN ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO PHÁP GIỚI

Dharma Realm Buddhist University
blank
blank

Lịch sử

Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới (P.G.P.G) thành lập viện Đại Học P.G.P.G vào năm 1976. Khu trường sở của viện nằm gần thành phố Ukiah, tiểu bang Cali (khoảng 110 dặm về hướng bắc thành phố Cựu Kim Sơn), bao gồm hơn 70 tòa nhà, tọa lạc trên khoảng 500 mẫu đất tại một vùng đồng quê đẹp đẽ. Viện Đại Học nằm trong khuôn viên chùa Vạn Phật Thành, một cộng đồng Phật giáo gồm tăng, ni, cư sĩ tu học giáo lý Phật Đà., nhằm phát triển đời sống tâm linh.
 

blank

Sứ mệnh và mục tiêu

Viện Đại Học P.G.P.G cung ứng nền giáo dục chuyên ngành về Phật học, ngôn ngữ học và phiên dịch, Hán học, cùng những ngành liên hệ. Mục tiêu các chương trình của viện bao gồm:

(1) Đào tạo sinh viên chuyên ngành cấp cử nhân bằng cách: chuẩn bị cho họ tiếp tục học cao học, hoặc tham gia vào các công tác truyền bá giáo lý Phật Đà trên khắp thế giới, hoặc xây dựng một nền tảng vững vàng về nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn; 

(2) Chuẩn bị cho sinh viên cao học sẵn sàng đảm nhận các chức vụ lãnh đạo giáo khoa hay tôn giáo; và

(3) Phát huy phẩm hạnh đạo đức và kiến thức.

Viện mong ước mọi sinh viên tốt nghiệp, bất luận học ngành gì cũng sẽ phát nguyện làm việc vì lợi ích cho toàn thế giới chứ không vì lợi ích cá nhân. Viện chào đón mọi sinh viên, không kể kinh nghiệm và tuổi tác, để cùng chia xẻ dự phóng về tương lai.
 

Triển vọng Quốc Tế

Viện Đại Học P.G.P.G tiếp nối truyền thống mấy ngàn năm phát triển trí huệ và đức hạnh của Phật giáo, cấu trúc của Viện cung ứng cho sinh viên cơ hội tối đa để học và hành đúng theo giáo lý của đức Phật, cùng tiếp tục sự hành trì đạo lý Phật giáo chính thống. Nhân sự của Viện là một tiểu cộng đồng quốc tế tận tụy chọn lựa những nét văn hóa và truyền thống lương hảo nhất từ mọi dân tộc, mọi quốc gia, và mọi tôn giáo. Vì lý do đó, tính chất đa dạng trong thành phần ban quản trị giáo sư đoàn và sinh viên được tích cực lưu ý. Là một giao điểm của Đông Tây, kim cổ, Viện cống hiến một cơ hội độc đáo để góp phần vào sự phát triển một xã hội quốc tế thật sự.

Tiêu chuẩn Đạo Đức

Tất cả các chương trình và dịch vụ của Viện đều đặt trọng tâm vào sự phát triển cá tính và công dân giáo dục. Chương trình của mỗi cấp bằng được phác họa nhằm quân bình hóa đức dục và trí dục. Lãnh vực đạo đức của chương trình giảng dạy quan tâm đến sự đào luyện sinh viên thành một con người toàn vẹn: với tư cách là một thành phần của gia đình; của cộng đồng đại học; của cộng đồng tôn giáo của một cộng đồng nới rộng của địa phương, của quốc gia, và của thế giới; và của cộng đồng nghề nghiệp mà sinh viên đang chuẩn bị bước vào.
 

Để giúp sinh viên làm tròn nhiệm vụ mình trong mỗi vai trò, Viện khuyến khích họ giữ gìn sự thanh tịnh của thân tâm bằng cách thọ trì những tiêu chuẩn đạo đức cao quý nhất. Họ cũng được khuyến khích phãi luôn luôn ghi nhớ cơ hội sẽ trở thành những gương mẫu gây cảm hứng cho xã hội và trách nhiệm công dân là những đức tính được nhấn mạnh trong cũng như ngoài phạm vi các chương trình giáo khoa. Ngoài ra, sinh viên còn học tập tôn trọng Sáu Đại Tông Chỉ: Không Tranh, Không Tham, Không Cầu, Không Ích Kỷ, Không Tự Lợi, và Không Nói Dối. Trong nội bộ cộng đồng Viện, giáo sư và sinh viên đều không dùng các chất ma túy, không uống rượu, không khiêu vũ, không hút thuốc, không cờ bạc, và không kề cận khác phái. Nam và nữ sinh viên độc thân học tập và cư trú riêng biệt. Tất cả thức ăn trong phạm vi trường sở đều là thức ăn chay.

Các chương trình giáo khoa

Viện tổ chức và cung ứng các chương trình giáo khoa cấp Cử Nhân và Cao Học dưới đây:

Chương Trình Phật Học và Hành Trì Phật Pháp ban cấp văn bằng Cử Nhân và Cao Học Phật Học và Hành Trì Phật Pháp. Chương trình giảng dạy được khai triển trong phạm vi các kinh điển phản ảnh những giáo lý Phật giáo chính thống và sự hành trì các giáo lý ấỵ Sau khi hoàn thành các lớp dự bị cao cấp, các sinh viên có thể chuyên học những kinh điển mà họ lựa chọn.

Chương Trình Cao Học Giáo Khoa Phật Học cũng được cung ứng để đào luyện sinh viên trở thành giảng viên ở các cấp trung học đệ nhất và đệ nhị cấp, và cấp đại học.

Chương Trình Ngôn Ngữ Phật Học và Phiên Dịch ban cấp các văn bằng Cử Nhân và Cao Học về Phiên Dịch Kinh Điển Phật Giáo. Chương trình này ứng dụng vào các ngôn ngữ truyền thống của Kinh điển Phật giáo, cũng như các ngôn ngữ được phiên dịch. Những ngôn ngữ này hồm có Hoa Văn, Phạn Văn, Anh Văn và những ngôn ngữ thông dụng khác. Mục tiêu của chương trình là đào luyện những chuyên gia có thể phiên dịch một cách thông thạo các kinh điển Phật giáo, đồng thời cũng phải lưu tâm đến các yếu tố văn hóa và ngôn ngữ của nguyên bản cũng như đối với các dịch bản.

Chương Trình Hán Học ban cấp văn bằng Cử Nhân Hán Học. Chương trình này cung ứng một căn bản vững chãi về Hoa văn, văn chương Trung Hoa, lịch sử, triết lý, văn hóa, và truyền thống tôn giáo Trung Hoa.
 

Thủ Tục Nhập Học và Các Chi Tiết Khác

Viện Đại Học PGPG thu nhận sinh viên cấp Cử Nhân và Cao Học toàn thời gian. Viện cũng nhận những sinh viên không toàn thời gian và những sinh viên không cần văn vằng. Niên khóa gồm hai lục-cá-nguyệt mùa thu và mùa xuân. Cũng có một khóa học mùa hè, và một khóa tu cấp tốc mùa đông. Cả hai khóa mùa hè và mùa đông đều có cấp tín chỉ.
 

Dharma Realm Buddhist University
City of Ten Thousand Buddhas
2001 Talmage Road • Talmage, California

Dharma Realm Buddhist University Mailing Address
P.O. Box 217 • Talmage, CA 95481-0217 U.S.A.
Telephone: (707)462-5486
Please email: info@drbu.org
 

07-30-2008 09:23:46
 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5686)
Như chúng tôi đã nêu trong Tâm thư trước, được công bố vào cuối tháng 8 vừa qua, việc khởi thảo Mục Lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt đã được chúng tôi hết sức nỗ lực tiến hành từ đó. Trong vòng 3 tháng qua, chúng tôi đã hình thành về cơ bản các yếu tố ban đầu.
25 Tháng Mười 2014(Xem: 5327)
Nói đến ngôn ngữ tức là đề cập đến địa hạt phương tiện truyền tải thông tin, mà đã mang sứ mệnh truyền tải thông tin thì mục đích mà chủ thể truyền tải mong muốn đạt đến là người nhận lãnh thọ các dữ liệu ở mức tối ưu nhất.
17 Tháng Chín 2014(Xem: 8873)
Đại tạng kinh là tập đại thành toàn bộ những giáo pháp do đức Phật giảng dạy mà chúng ta hiện còn được biết, được kết tập thành dạng văn bản qua nhiều nỗ lực của những thế hệ trước đây trong suốt chiều dài lịch sử hơn 25 thế kỷ qua. Tuy những lần kết tập đầu tiên chưa định hình văn bản, nhưng đó lại chính là nền tảng để những lần kết tập về sau có thể ghi chép lại Thánh giáo. Chúng ta sẽ không đi sâu vào chi tiết về những lần kết tập kinh điển, vì đã có nhiều bài viết trình bày cặn kẽ được đăng lại trên trang này.
12 Tháng Chín 2014(Xem: 6288)
Tăng già là cộng đồng tăng, ni đại diện Phật giáo trên thế giới trong suốt hai mươi lăm thế kỷ qua. Bằng vào việc thực hành giới luật và truyền bá chánh pháp, cộng đồng Tăng già duy trì và bảo tồn sự tương tục của di sản Phật giáo.
05 Tháng Chín 2014(Xem: 6205)
Trong quá trình cần cầu “vô thượng an ổn khỏi các khổ ách”- Niết-bàn, người xuất gia thường khi cần phải xét đến việc tìm kiếm một nơi chốn tu học tương đối thích hợp và thuận lợi cho mục tiêu tiến bộ tâm linh của mình. Kinh Thánh cầu (Ariyapariyesanasutta) mô tả rằng ngay sau khi chia tay năm người bạn đồng tu khổ hạnh, Đức Gotama tuần tự du hành đến tụ lạc Uruvela ở Gayà. Tại đây, Ngài thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 7801)
Đại Tạng Kinh tiếng Việt là một ước mơ, cũng là một nhu cầu cấp thiết của mọi người Phật tử Việt Nam. Với sự nỗ lực góp sức của rất nhiều người trong những năm qua, chúng ta thực sự đã có được những bước tiến đáng kể hướng đến việc xây dựng thành tựu một Đại Tạng Kinh Tiếng Việt. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia vào công trình này đều hoạt động một cách riêng lẻ,
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 8132)
Trong Thư Mục Vụ năm 2010, có tựa đề “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”, theo Vatican insider, Giáo Hội Công giáo xét thấy một thời gian khá dài, Giáo Hội đứng ngoài lề việc giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam.