Sen Nở Chốn Tử Tù Thích Nữ Giới Hương Biên Dịch

03 Tháng Tám 201100:00(Xem: 12413)


Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
SEN NỞ CHỐN TỬ TÙ
Thích Nữ Giới Hương Biên dịch
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP - 2010

sennochontutu-bia

MỤC LỤC
Lời đầu
Thiền Sinh Phản Đối Án Tử Hình – Kobutsu Malone
Quán Sổ Tức - Henry Mathews
Ác Cảm – William Graham
Sứ Giả Hòa Bình – Jarvis Masters
Thiền tại New York – Thomas Haney
Đến với Thiền – Thomas Haney
Buddy Ed của Tôi – Steven W. Hawkins
Công Việc của Chúng tôi là Kể Chuyện - Helen Prejean
Trại Trị Liệu: - Robin Casarjian
Thọ Giới tại Nhà Tù Sing Sing – E-kun Liz Potter
Những Bức Thư – Daniel
Tập Thiền trong Tù – Kobutsu Malone
Phỏng Vấn Người Tử Tù – Jean Crume
Tử Hình: Giây Phút Cuối Cùng - Kobutsu Malone
Chuyến Hành Hương Ngục Tử Tù - Kobutsu Malone và Dakota
Rowland
Dịch giả

LỜI ĐẦU

Hội Thiền Dấn Thân (The Engaged Zen Foundation) là một tổ chức thành lập với mục tiêu hướng dẫn phương pháp tọa thiền trong nhà tù để giúp các tù nhân làm chủ tâm mình và phát huy những khía cạnh tốt đẹp của cuộc sống trong hiện tại và sau khi ra khỏi tù. Với sự nỗ lực của chính bản thân, tù nhân sẽ trở lại xã hội với tâm hồn kỷ luật, kiên nhẫn, không bạo hành và giàu lòng từ bi.

Sau nhiều năm, Hội Thiền Dấn Thân đã m ở rộng tầm hoạt động, hướng về những vấn đề rộng lớn hơn như quyền lợi con người và công bằng xã hội, v.v…Hoạt động của hội là trợ giúp mọi tù nhân trên căn bản của “tùy trường hợp” và phần lớn những nỗ lực của hội diễn ra trong âm thầm v à í t n gười biết đến. Hội Thiền Dấn Thân như là một động năng khuyến khích các chương trình c ải cách trong hệ thống nhà tù như đề nghị xóa án tử hình thay bằng án chung thân không ân xá hoặc ân xá.

Được sự cho phép của Thượng tọa Kobutsu Malone - Trang chủ Hội Thiền Dấn Thân, cô Robin Casarjian và các tác giả khác, tôi xin phỏng dịch một số bài viết trên các trang web www.engagedzen.org/articles/Kobutsu Death_Row_Practice.html; www.lionheart.org với mục đích giới thiệu với các đọc giả thấy hình ảnh các tù nhân nỗ lực hướng đến đời sống tâm linh phong phú bằng phương pháp thiền Phật giáo với sự hỗ trợ nhiệt tình của chư tôn đức tăng ni Phật tử hay cư sĩ tình nguyện. Xin thành tâm tri ân công đức thiện nguyện dấn thân của chư Tôn đức tăng ni và quý Phật tử trong sự nghiệp hoằng pháp tại chốn lao tù này, tựa như giúp cho những búp sen tâm nở nơi chốn tử tù. Đó là tựa đề của tác phẩm chuyển ngữ này “Sen Nở Chốn Tử Tù”.

Khả năng dịch thuật cũng còn kém, nhưng vì nhiệt tình muốn giới thiệu một cái gì ‘bên trong tù’ ra thế giới ‘bên ngoài’, nên dịch giả không ngại sức mình thô thiển. Nhiều đoạn văn không nhằm mục đích thì dịch giả xin lược bớt. Chắc hẳn còn nhiều sự sơ sót, kính mong các bậc thiện tri thức hoan hỉ chỉ giáo để lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn.

Thành kính tri ân tất cả.
Chùa Hương Sen, 18/03/2010
Thích nữ Giới Hương

Xem chi tiết nội dung PDF (817 KB)

Cùng Tác Giả
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7897)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10347)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7359)
Thật tế, nhìn khái quát, Phật giáo Việt nam đang đi vào một khúc quanh mà ở đó, những thực trạng nhức nhối đáng quan ngại không còn là chuyện cá biệt mà chúng đang phổ biến hóa với mật độ trải rộng mang tính áp đảo, và tất nhiên không ít người Tăng cũng như tục đã bắt đầu hình thành ý niệm rằng đó là những hình thái đương nhiên.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9325)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
25 Tháng Chín 2015(Xem: 7957)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 6569)
Viện đại học là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, và thường có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục. Viện đại học xuất phát từ danh từ University, nhưng có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Universitas; có nghĩa là cộng đồng của giáo viên và các học giả,
25 Tháng Tám 2015(Xem: 5524)
“Đề tài truyền đạt là “Một Thoáng Nhìn về Phật Giáo Thế Kỷ 21,” một đề tài đáp ứng những thắc mắc của cộng đồng chúng ta trong việc hội nhập vào nền văn hóa và xã hội Hoa Kỳ. Mong rằng qua trình bày của Giáo sư, các thính giả thấy được cái nhìn rộng sâu của vị khoa bảng Khoa Phật học Đại học UC Berkeley.”
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14778)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 8477)
Đại học Harvard vừa tổ chức một cuộc hội thảo nội dung nhìn vào những thách thức phải trải qua khi đào tạo những người giảng Phật pháp để đáp ứng các nhu cầu hiện nay.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 6797)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng.