Ngăn Chặn Thiểu Số Hóa Phật Giáo Là Tạo Ổn Định Xã Hội

06 Tháng Mười 201300:00(Xem: 10861)

NGĂN CHẶN THIỂU SỐ HÓA PHẬT GIÁO
LÀ TẠO ỔN ĐỊNH XÃ HỘI
Minh Thạnh

Mới đây, tại Nghệ An, đã xảy ra vụ việc được coi là “vi phạm pháp luật” có liên hệ đến một tôn giáo.

Chúng ta không bàn luận chuyện của tôn giáo khác, vì vậy, vấn đề được xem xét từ góc độ ổn định xã hội, trong bối cảnh hoạt động tôn giáo nói chung, và như vậy có liên hệ đến Phật giáo.

Sự việc ở Nghệ An, xét về bề mặt, không liên hệ gì đến Phật giáo. Nhưng đi vào chiều sâu, thì nó vẫn có liên hệ đến Phật giáo. Đó là hệ quả của quá trình thiểu số hóa Phật giáo Việt Nam, một quá trình đã diễn ra từ lâu, và ngày càng bộc lộ các kết quả tiêu cực, tất nhiên trước hết, đối với Phật giáo, và đồng thời, đối với toàn xã hội.
Sự việc ở Nghệ An, tất nhiên, không thể chỉ xét riêng ở sự việc đó, mà đó là một sự việc trong chuỗi các hệ thống sự việc đã diễn ra ở miền Bắc, từ vụ đòi đất ở Hà Nội, đến vụ việc ở Quảng Bình, rồi trở lên Nghệ An với nhiều điểm nóng có liên hệ đến tôn giáo.

bandovietnam_trungĐiểm lại các địa phương đã xảy ra những vụ việc tương tự, chúng ta thấy có một điểm chung. Đó là những nơi Phật giáo đã trở nên giáo thiểu số.

Theo kết quả thống kê dân số Việt Nam năm 2009, biểu 7, “Dân số chia theo thành thị/nông thôn, giới tính, tôn giáo, các vùng kinh tế xã hội và tỉnh/thành phố, 1/4/2009” thì:

- Tại Hà Nội, tín đồ Phật giáo là 99.398, tín đồ Công giáo là 155.768 người.

- Tại Quảng Bình, tín đồ Phật giáo là 521, tín đồ Công giáo là 91.608 người.

- Tại Nghệ An, tín đồ Phật giáo là 989, tín đồ Công giáo là 232.906 người.

Qua các con số thống kê nêu trên, chúng ta có thể thấy rõ, tại các địa phương có xảy ra những vụ việc bất ổn liên quan đến một tôn giáo (không phải Phật giáo), thì Phật giáo đã là tôn giáo thiểu số. Đặc biệt, mức chênh lệch là rất lớn, như ở tỉnh Quảng Bình, Phật giáo chỉ có 521 tín đồ, và ở tỉnh Nghệ An, Phật giáo chỉ có 989 tín đồ. Với số tín đồ chỉ ở mức 3 con số hàng trăm như thế, tất nhiên, cơ sở Phật giáo ở các tỉnh trên là không đáng kể, và ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội không tránh khỏi tình trạng hết sức mờ nhạt.

Ghi nhận mối liên hệ giữa thực tế thiểu số Phật giáo ở Hà Nội, đặc biệt là ở Quảng Bình và Nghệ An, đối với những sự việc bất ổn có liên hệ đến tôn giáo ở những địa phương nói trên là việc cần thiết để lý giải và tìm hướng giải quyết vấn đề. Thiểu số tín đồ đồng nghĩa với sự suy yếu Phật giáo. Kết quả tất nhiên của sự suy yếu là Phật giáo ở các tỉnh trên không thể có những đóng góp hữu hiệu vào hoạt động ổn định xã hội. Đặc biệt, ở các tỉnh như Nghệ An, Quảng Bình với con số tín đồ như thế, tiếng nói Phật giáo trở nên không đáng kể nữa.

Môi trường như thế, phải chăng, là không có lợi cho ổn định xã hội, hoạt động tôn giáo trở nên mất cân đối, và một tình trạng như chúng ta đã thấy, đã hình thành?

Nhìn nhận vấn đề như vậy, thì sự ổn định xã hội nhất là ở những lãnh vực liên hệ đến tôn giáo sẽ tỷ lệ thuận với sự gia tăng tín đồ Phật giáo ở những địa phương nói trên, trước mắt là cải thiện tình trạng cả tỉnh chỉ có mấy trăm tín đồ Phật giáo, mức chênh lệch tín đồ tôn giáo lên đến cả trăm lần. Nâng cao vị thế của Phật giáo ở những địa phương như vậy là nâng cao sự hài hòa tôn giáo, nâng cao mức ổn định xã hội. Tiếng nói tôn giáo sẽ có tiếng nói của Phật giáo, tiếng nói của sự ôn hòa, đoàn kết, đồng hành, gắn bó cùng dân tộc, thay vì tiếng nói của riêng một tôn giáo nào.

Vì vậy, điều cần thiết cho ổn định xã hội là hỗ trợ để Phật giáo phát triển, xóa bỏ tình trạng thiểu số với mức chênh lệch rất lớn như hiện nay ở những địa phương đã từng là điểm nóng tôn giáo, thiết lập tình trạng cân đối về tôn giáo.

Phía Phật giáo Việt Nam cũng cần nhận thức về tình trạng thiểu số Phật giáo ở mức chênh lệch rất lớn ở một số địa phương, để từ đó đẩy mạnh hoạt động hoằng pháp ở những địa phương đó. Thống kê chính thức cho thấy, có những tỉnh Phật giáo, tôn giáo truyền thống của dân tộc, không những đã là tôn giáo đứng hàng thứ 2, mà lại còn có số tín đồ ít hơn tôn giáo khác đến cả hàng trăm lần.

Đối với những địa phương như vậy, cần xác định đó là những trọng điểm hoằng pháp đặc biệt, với những nỗ lực tối đa, không thể chỉ coi như là tương tự với các địa phương khác.

Sự phát triển của chính Phật giáo cần được ý thức là sự đóng góp cho ổn định xã hội, Phật giáo Việt Nam cần xác định trách nhiệm như thế. Cho nên, hoằng pháp, nhất là tại các địa phương như trên, bên cạnh hoằng pháp vì Phật giáo, còn là hoằng pháp vì lợi ích xã hội, vì lợi ích đất nước.

Phật giáo không thể có vai trò trong việc góp phần ổn định xã hội nếu Phật giáo suy yếu. Sự gắn bó giữa Phật giáo với đất nước cũng sẽ trở nên không có ý nghĩa ở các địa phương tín đồ Phật giáo chỉ có… mấy trăm người! Vì vậy, chắc chắn hơn lúc nào hết, cần đến sự phát triển của Phật giáo cho sự ổn định xã hội.

Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)


* Phần tô mầu hàng chữ là do người phụ trách post bài





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7971)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10414)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7390)
Thật tế, nhìn khái quát, Phật giáo Việt nam đang đi vào một khúc quanh mà ở đó, những thực trạng nhức nhối đáng quan ngại không còn là chuyện cá biệt mà chúng đang phổ biến hóa với mật độ trải rộng mang tính áp đảo, và tất nhiên không ít người Tăng cũng như tục đã bắt đầu hình thành ý niệm rằng đó là những hình thái đương nhiên.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9387)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
25 Tháng Chín 2015(Xem: 8007)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 6623)
Viện đại học là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, và thường có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục. Viện đại học xuất phát từ danh từ University, nhưng có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Universitas; có nghĩa là cộng đồng của giáo viên và các học giả,
25 Tháng Tám 2015(Xem: 5567)
“Đề tài truyền đạt là “Một Thoáng Nhìn về Phật Giáo Thế Kỷ 21,” một đề tài đáp ứng những thắc mắc của cộng đồng chúng ta trong việc hội nhập vào nền văn hóa và xã hội Hoa Kỳ. Mong rằng qua trình bày của Giáo sư, các thính giả thấy được cái nhìn rộng sâu của vị khoa bảng Khoa Phật học Đại học UC Berkeley.”
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14876)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 8529)
Đại học Harvard vừa tổ chức một cuộc hội thảo nội dung nhìn vào những thách thức phải trải qua khi đào tạo những người giảng Phật pháp để đáp ứng các nhu cầu hiện nay.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 6844)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng.