Đại Học Phật Giáo Việt Nam Ở Đâu?

24 Tháng Bảy 201408:41(Xem: 8121)

ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM Ở ĐÂU
TRONG KHI VIỆT NAM SẮP CÓ ĐẠI HỌC CÔNG GIÁO ĐẦU TIÊN

Minh Mẫn

Trong Thư Mục Vụ năm 2010, có tựa đề “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống”, theo Vatican insider, Giáo Hội Công giáo xét thấy một thời gian khá dài, Giáo Hội đứng ngoài lề việc giáo dục cho thế hệ trẻ Việt Nam.

Sau 1975, tất cả trường đại học, trung tiểu học tư thục đều bị quốc hữu hóa, việc giáo dục toàn bộ nằm trong tay Bộ Giáo Dục đào tạo của nhà nước, dĩ nhiên không tránh khỏi những lỗ hổng to lớn trong chương trình và kế hoạch giáo dục. Mãi đến năm 2001 trở về sau, một số trường tư được mở do đầu tư hoặc điều hành bởi nước ngoài như: Châu Á, châu Úc, châu Âu. Riêng các tôn giáo, vẫn chưa chính thức tổ chức, điều hành một trường học nào.

Trước 1975, có Đại học Minh Đức, Đại học Đà Lạt của Công giáo, Đại học Vạn Hạnh của Phật giáo, Đại học Cần Thơ của Hòa Hảo, thậm chí kể cả Cao Đài. Sau khi chính sách cải cách cởi mở của nhà nước, Phật giáo được mở Học viện Vạn Hạnh, 1984, cơ sở là chi nhánh cũ của Đại học Vạn Hạnh nằm ở đường Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận. Công giáo cũng được triển khai một số học viện, Đại chủng viện ở các Tỉnh Thành.

Công giáo có “Lối tiếp cận đối thoại với chính quyền đang đem lại kết quả”. Theo Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, “Đại học Công giáo đầu tiên của Việt Nam không còn là một ảo tưởng nữa. Nó sắp trở thành một thực tại. Tổng Giám mục Sài Gòn, cơ cấu có thể sẵn sàng trong vòng một năm tới. Nó sẽ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, dấu của một sự trở lại quyền tự do giáo dục, mà chính quyền cộng sản đã từ chối trong 60 năm qua”.

Như thế, Công giáo đã sẵn sàng vào cuộc, đó là tín hiệu đáng mừng đóng góp cho nền giáo dục vào thế hệ trẻ Việt Nam của một trong những tôn giáo hiện diện. Nhưng đối với Phật giáo, hiện nay vẫn chưa có một dự án khả thi cho một viện Đại học Vạn Hạnh trước 1975. Hiện nay Phật giáo có ba Học viện: Sài gòn- Huế- Hà Nội, nghe đâu dự án sẽ có thêm Học Viện miền Tây cho các sư K’hmer Nam Tông. Đó cũng chỉ là Học viện giáo dục nội điển. Việc giáo dục của một Đại học mang tầm vóc quốc gia và giá trị học hàm tương đương quốc tế hiện nay, đối với Phật giáo cũng chưa hình thành một dự án toàn triệt, mặc dù học trình tại Học viện Vạn Hạnh có một phần ngoại điển do các giáo sư, giảng viên các trường Đại học đảm nhiệm. Cơ sở giáo dục Phật giáo Việt Nam đang được xây dựng tại Bình Chánh cũng chỉ là một Học viện, đang còn tranh cãi về danh xưng thay cho Vạn Hạnh hiện nay. Như vậy, trong các tôn giáo tại Việt Nam, Công giáo là một tôn giáo có dự án và đã được chấp thuận, sắp hình thành một Đại học đầu tiên sau gần 40 năm bị loại khỏi chương trình giáo dục.

blank

Nếu Công giáo thực hiện được thượng tầng cơ sở giáo dục thì theo thống kê của phía Công giáo, vào năm 1969, Giáo hội Công giáo ở miền Nam Việt Nam đã sở hữu 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học, cô nhi viện, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại phong cùi và 159 phòng phát thuốc; cũng lần lượt sẽ được phục hoạt. Riêng Phật giáo, trên 30 năm tổ chức Giáo hội PGVN, một thời gian dài mò mẫm cho một lối đi tương thích với cơ chế mới, nền giáo dục cũng đã bị chậm lại, chỉ có Học viện Vạn Hạnh là đào tạo được một số ít Tăng Ni sinh có trình độ giúp sức cho giáo dục và Hoằng pháp hiện nay.

Theo cơ chế giáo dục mở hiện nay, các quốc gia tham dự vào nền giáo dục chuyên ngành được đánh giá cao về giá trị học hàm tương đương Quốc tế, thiết nghĩ những tôn giáo có bề dày lịch sử giáo dục, chắc chắn cũng sẽ đóng góp không nhỏ cho nền giáo dục Việt Nam, định hướng cho tuổi trẻ một hướng đi vừa kiến thức thế học, vừa có nền tảng đạo đức tôn giáo hầu xây dựng và ổn định xã hội hiện nay đang trống vắng và báo động nhiều mặt về nền tảng đạo đức xã hội.

MINH MẪN

23/7/2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 7877)
Người tu chứng không phải do học cao hiểu rộng mà được, mà chỉ thấy rõ thân này là một tổ hợp vật chất, do nhiều yếu tố thành hình, không có cái ngã thực thể cố định. Biết được như thế, chúng ta làm tất cả việc mà không thấy mình làm. Người học cao hiểu rộng, nếu không có sự tu tập thì sự chấp ngã càng lớn. Do đó dễ làm tổn hại cho nhiều người, khi họ lợi dụng quyền hành thế lực.
04 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10304)
Có lẽ để phù hợp hơn cho bài pháp luận hôm nay trong buổi thuyết trình đoàn này, chúng ta nên đặt lại câu hỏi, “Tại Sao Tuổi Trẻ Việt Nam tại Bắc Mỹ Ít Đến Chùa / Phật Giáo?” hay câu hỏi tích cực hơn là “Làm thế nào để giúp Tuổi Trẻ Việt Nam đến với Phật Giáo?”
29 Tháng Mười 2015(Xem: 7342)
Thật tế, nhìn khái quát, Phật giáo Việt nam đang đi vào một khúc quanh mà ở đó, những thực trạng nhức nhối đáng quan ngại không còn là chuyện cá biệt mà chúng đang phổ biến hóa với mật độ trải rộng mang tính áp đảo, và tất nhiên không ít người Tăng cũng như tục đã bắt đầu hình thành ý niệm rằng đó là những hình thái đương nhiên.
09 Tháng Mười 2015(Xem: 9295)
Nhân bài viết “Chùa Chết” và “Ai Giết Chùa” nói về thực trạng một số chùa hiện nay tại Việt Nam của tác giả Cư sĩ Tiến sĩ Thiện Đức Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi sao lục bài tham luận của Đại đức Thích Tâm Đức - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa ..
25 Tháng Chín 2015(Xem: 7930)
Tôi rất trăn trở cho Phật giáo nước nhà của hiện tại và tương lai. Bao năm nay tôi luôn theo dõi và ủng hộ các trung tâm hoằng pháp lớn của Việt Nam mà nơi làm tốt nhất, lớn nhất, hiệu quả nhất, thay đổi tâm của nhiều người nhất có lẽ là chùa Hoằng Pháp TP HCM.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 6544)
Viện đại học là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, và thường có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục. Viện đại học xuất phát từ danh từ University, nhưng có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Universitas; có nghĩa là cộng đồng của giáo viên và các học giả,
25 Tháng Tám 2015(Xem: 5519)
“Đề tài truyền đạt là “Một Thoáng Nhìn về Phật Giáo Thế Kỷ 21,” một đề tài đáp ứng những thắc mắc của cộng đồng chúng ta trong việc hội nhập vào nền văn hóa và xã hội Hoa Kỳ. Mong rằng qua trình bày của Giáo sư, các thính giả thấy được cái nhìn rộng sâu của vị khoa bảng Khoa Phật học Đại học UC Berkeley.”
05 Tháng Tám 2015(Xem: 14748)
Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều email của các bạn trẻ ngỏ ý muốn được xuất gia và hỏi về các điều kiện xuất gia. Bài viết này nhằm mục đích trả lời chung các bạn. Trước hết chúng tôi tán thán tâm nguyện xuất gia của các bạn và sau nữa, chúng tôi khuyên các bạn
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 8459)
Đại học Harvard vừa tổ chức một cuộc hội thảo nội dung nhìn vào những thách thức phải trải qua khi đào tạo những người giảng Phật pháp để đáp ứng các nhu cầu hiện nay.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 6786)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc. Một niệm tức là một móng tâm, một ý nghĩ khởi sinh từ tâm. Điều này cho thấy hai ý nghĩa: làn sóng vi ba khởi sinh từ tâm dù vô hình vô tướng vẫn có thể lan xa khắp ba cõi, và qua đó, ảnh hưởng của một niệm có thể bao trùm cả cõi không gian rộng lớn vô cùng.