Chăn Nuôi Là Mối Đe Doạ Chính Cho Môi Sinh Tiến Sĩ Amarasiri Weeraratne, Thích Nữ Liên Hòa Dịch

29 Tháng Tám 201000:00(Xem: 26325)

CHĂN NUÔI LÀ MỐI ĐE DOẠ CHÍNH CHO MÔI SINH
Tiến sĩ Amarasiri Weeraratne, Thích Nữ Liên Hòa dịch

 

 

Những phương thuốc cần thiết khẩn cấp

29 tháng 10 2006, Rome - Điều nào gây nhiều khí thải khí nhà kính, chăn nuôi gia súc hay lái xe hơi?

Ngạc nhiên! 

Theo một tường trình mới được phát hành bởi Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc, ngành chăn nuôi tạo ra khí thải khí nhà kính như được đo lường tương đương với thán khí, 18% nhiều hơn ngành vận chuyển. Đó còn là nguồn thoái hóa đất và ô nhiễm nước chủ yếu.

Henning Steinfeld, chủ tịch Phân bộ Tài liệu Chăn nuôi và Chính sách của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc kiêm tác giả kỳ cựu của bản tường trình nói rằng: "Chăn nuôi là một trong những nguồn đóng góp đáng kể nhất gây ra vấn đề môi trường nghiêm trọng hiện nay. Cần có hành động khẩn cấp để cứu vãn tình trạng này."

Với sự phồn thịnh gia tăng, người ta tiêu thụ nhiều sản phẩm thịt và bơ sữa hơn mỗi năm. Sản xuất thịt toàn cầu được dự đoán nhiều hơn gấp đôi từ 229 triệu tấn vào năm 1999/2001 đến 465 triệu tấn vào năm 2050, trong khi sản lượng sữa được dự tính từ 580 đến 1043 triệu tấn.

Bóng Dài

Ngành chăn nuôi đang phát triển nhanh hơn bất kỳ ngành phụ nông nghiệp nào khác. Chăn nuôi cung cấp kế sinh nhai cho 1,3 tỷ người và chiếm 40% sản lượng nông nghiệp toàn cầu. Đối với nhiều nông dân nghèo ở các quốc gia đang phát triển, chăn nuôi còni là nguồn năng lượng tái tạo cho chất thải và nguồn phân hữu cơ cần thiết cho cây trồng của họ.

Nhưng sự phát triển nhanh chóng đó đúng thật là một cái giá môi sinh lớn, theo tường trình của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc, Bóng Dài của Chăn Nuôi – Những Vấn đề và Lựa chọn Môi sinh. “Những phí tổn môi sinh mỗi đơn vị sản xuất chăn nuôi phải được cắt giảm phân nửa, chỉ để tránh mức tổn hại tệ hơn qua mức hiện tại,” tường trình cảnh báo. 

Khi khí thải từ việc sử dụng đất và thay đổi việc sử dụng được bao gồm, ngành chăn nuôi được cho là 9% thán khí bắt nguồn từ những hoạt động của con người, nhưng tạo ra thậm chí rất nhiều khí nhà kính độc hại hơn. Chăn nuôi tạo ra 65% khí nitrous oxide liên quan tới con người, gấp 296 lần lượng thán khí hâm nóng toàn cầu. Đa số phần này đến từ phân bón.

Khoảng 37% của tất cả khí mêtan do con người tạo ra (23 lần hâm nóng so với thán khí), phần lớn được phát sinh bởi quá trình tiêu hóa của loài thú nhai lại, và 64% từ nước tiểu, đóng góp đáng kể vào việc gây ra mưa axít.

Chăn nuôi hiện dùng 30% bề mặt đất của toàn địa cầu, phần lớn llà bãi chăn nuôi lâu năm nhưng cũng sử dụng 33% đất trồng trọt toàn cầu để sản xuất thức ăn cho gia súci. Khi các khu rừng bị giải tỏa để làm bãi chăn nuôi, đó là động lực chính của sự phát quang, nhất là ở Châu Mỹ La Tinh, 70% rừng trước kia đã bị biến thành đồng cỏ chăn nuôi.

Đất và Nước 

Đồng thời đàn gia súc gây ra sự thoái hóa đất trên tầm cỡ lớn, với khoảng 20% đồng cỏ chăn nuôi bị xem là thoái hoá qua việc chăn thả quá mức, đất bị nén cứng và sự xói mòni. Con số này thậm chí cao hơn trong vùng đất khô ráo nơi các chính sách không thích đáng và sự quản lý chăn nuôi không phù hợp dẫn tới sự sa mạc hóa tiến triển.

Thương nghiệp chăn nuôi là một trong những ngành gây thiệt hại nhiều nhất cho sự thiếu hụt nguồn nước đang tăng của địa cầu, cùng với những yếu tố khác làm ô nhiễm nước, rửa trôi và thoái hóa rạn san hô. Tác nhân ô nhiễm chính là chất thải thú vật, chất kháng sinh, kích thích tố, hóa chất từ xưởng thuộc da, phân bón và thuốc trừ sâu bọ dùng để xịt cây trồng nuôi gia súc. Sự chăn thả lan rộng quá mức làm rối loạn chu kỳ nước, làm giảm sự bổ sung nguồn nước mặt và nước ngầm. Lượng nước lớn đáng kể bị đưa vào để sản xuất thực phẩm nuôi gia súc.

Chăn nuôi được đánh giá là nguồn ô nhiễm khí nitrogen và khí phosphorous chủ yếu trong nội địa của Biển Nam Trung Quốc, dẫn tới sự mất tính đa dạng thái biển trong hệ sinh thái biển.

Thú vật để lấy thịt và bơ sữa hiện chịu trách nhiệm cho khoảng 20% tổng số sinh khối của thú vật trên mặt đất. Sự hiện diện của chăn nuôi trong vùng đất rộng lớn và nhu cầu trồng thực phẩm nuôi gia súc cũng góp phần vào sự mất tổ thất đa dạng sinh thái; 15 trong 24 dịch vụ hệ sinh thái quan trọng đang giảm sút, với ngành chăn nuôi được xem là thủ phạm.

Các phương pháp cứu chữa

Tường trình được phát hành với sự hỗ trợ của Khởi xướng Chăn nuôi, Môi sinh và Phát triển (LEAD) của nhiều cơ quan, dứt khoát đưa ra để nghĩ đến những phí tổn môi sinh này và đề nghị nhiều cách cứu chữa tình trạng, bao gồm:

Thoái hóa đất - kiểm soát sự sử dụng và loại bỏ những chướng ngại với tính lưu động trên đồng cỏ chung. Dùng các phương pháp bảo tồn đất cùng với việc chăn nuôi có kiểm tra, tránh các khu vực mẫn cảm, hệ thống trả tiền cho các dịch vụ môi sinh trong việc sử dụng đất dùng chăn nuôi nhằm giúp giảm và phục hồi sự thoái hóa đất.

Khí quyển và khí hậu - tăng hiệu quả của việc sản xuất gia súc và nông nghiệp vụ mùa nuôi gia súc. Cải thiện thức ăn của thú vật để giảm sự lên men đường ruột mà hậu quả là khí thải khí mê tan, và thiết lập khởi xướng nhà máy khí sinh học để tái chế phân bón.

Nước- cải thiện sự hữu hiệu của hệ thống thủy nộng Đưa ra định giá chi phí đầy đủ cùng với tiền thuế để hạn chế cường độ chăn nuôi tầm cỡ lớn gần các thành phố.

Những vấn đề này và những thắc mắc liên hệ là trọng tâm của những thảo luận giữa Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc và các nhóm cộng tác họp mặt để lập biểu đồ cách hướng tới việc sản xuất gia súc tại cuộc hội đàm toàn cầu tại Vọng Các tuần này. Những thảo luận này cũng bao gồm những nguy cơ y tế công cộng quan trọng liên hệ đến sự phát triển nhanh chóng của ngành chăn nuôi như, sự gia tăng, các bệnh tật của thú vật cũng ảnh hưởng loài người. Sự gia tăng nhanh chóng của ngành chăn nuôi cũng có thể đưa đến hạn chế các tiểu chủ từ thị trường đang phát triển.

Nguồn: fao.org 

Liên lạc: 
Christopher Matthews 
Media Relations, Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc 
christopher.matthews@fao.org 
(+39) 06 570 53762

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2015(Xem: 5999)
Do đó, khi bạn nói đến môi trường, việc bảo vệ môi trường, điều này có liên quan với nhiều thứ. Cơ bản, hành động phải bắt đầu từ tâm hòa bình của con người, phải không? Vì vậy, tôi nghĩ rằng chìa khóa để có được cái nhìn đúng đối với trách nhiệm toàn cầu là dựa trên tình yêu, lòng từ bi và sự nhận thức rõ ràng.
08 Tháng Bảy 2015(Xem: 5492)
Khi Ann Curry đặt câu hỏi cần phải làm những gì để tác động đến các nhà lãnh đạo chính trị, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng: "Chúng ta đang mắc kẹt với cung cách suy nghĩ cũ kỹ trong khi thực tế đã thay đổi. Xin hãy nhìn vào những gì diễn ra tại hội nghị Copenhagen. Có quá nhiều quốc gia đặt tầm quan trọng lợi ích quốc gia của họ lên trên lợi ích toàn cầu. Về vấn đề này, chúng ta cần phải đặt lợi ích toàn cầu lên trên hết.
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 6282)
Bài tham luận này được trình bày tại Hội nghị Vesak Liên hiệp quốc từ 27-30 tháng 5 2015 tại Bangkok, Thái Lan. Bản tuyên cáo Bangkok (Bangkok Declaration) của Hội nghị đã nêu lên vấn đề Mekong và đã yêu cầu các nước trong cộng đồng ASEAN và các nước láng giềng hợp tác để giải quyết tình trạng khẩn cấp của sông Mekong và hệ sinh thái. Vấn đề Mekong cũng sẽ được đưa vào nghị trình của Đại hội đồng LHQ
22 Tháng Tư 2015(Xem: 6061)
“Billy Gates có một sự say mê đối với phân.” Đó là câu mở đầu bài viết của Jason Silverstein, ký giả tờ New York Daily News, hôm thứ Ba, 6 tháng 1, 2015, mà tôi tìm đọc thêm sau khi đọc một đoạn tóm tắt tiếng Việt về chuyện “Bill Gates uống nước thải”
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5706)
Thế kỷ 21 là thế kỷ của môi trường. Cuộc khủng khoảng toàn cầu, do vấn đề ô nhiễm môi trường và những thiệt hại sinh thái gây ra, đã bắt đầu đe doạ đến sức khoẻ con người. Năm 1992, “Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu” của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil chủ yếu là để cứu trái đất. Hội nghị đã đạt được một số thoả thuận về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên động vật, thực vật.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5737)
Hiện nay có rất nhiều vấn đề về môi trường. Những vấn đề mang tính toàn cầu bao gồm: sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tầng ozone, nạn phá rừng và giảm thiểu đa dạng sinh học, sa mạc hóa, mưa axít, và ô nhiễm nước biển...
12 Tháng Mười 2014(Xem: 5032)
Vào ngày 21 tháng Chín, đông đảo công dân từ khắp nơi trên nước Mỹ, và từ nhiều vùng đất khác, sẽ được hội tụ về thành phố New York tham gia vào cuộc diễu hành về sự biến đổi Khí hậu (The People’s Climate March), đây được cho là cuộc diễu hành vì khí hậu lớn nhất trong lịch sử.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 9953)
Tôi muốn kết luận rằng Bà mẹ trái đất đang dạy cho chúng ta một bài học về việc bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Đó là một bài học mà chúng ta phải học lại từ đầu, thế kỷ tới chúng ta phải hợp tác với nhau, thương yêu lẫn nhau, chúng ta tuyệt đối không gây ra chiến tranh mà ngược lại phải sống trong an lạc và hạnh phúc.
14 Tháng Sáu 2014(Xem: 10169)
Chưa bao giờ hai chữ “trách nhiệm” được nhắc nhở nhiều như bây giờ, mặc cho báo đài cứ kêu ca mỗi ngày nhưng dường như nó không lay động nổi nhận thức và trái tim lãnh cảm của con người với những cái được gọi là của chung. Sự thực dụng đến mức thô thiển khiến người ta không những không muốn chịu trách nhiệm cho những cái mình đang cùng thừa hưởng mà còn góp phần tàn phá.