Những Hình Ảnh Trái Ngược Do Biến Đổi Khí Hậu Hà Hương Dịch

05 Tháng Chín 201000:00(Xem: 25533)


NHỮNG HÌNH ẢNH TRÁI NGƯỢC 
DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Hương dịch

Rất nhiều sông băng đã biến mất sau 100 năm do sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta không nhận thấy những sự thay đổi đáng sợ đó. Những bức ảnh tương phản về sông băng dưới đây có thể sẽ giúp bạn đánh giá được sự nghiêm trọng của vấn đề biến đổi khí hậu. 

Những bức ảnh được chụp trong vòng 106 năm qua cho thấy một lượng băng lớn đã bị tan chảy. Ở những vùng trước đây băng dày hàng mét, nhưng hiện tại những lớp băng này đã mỏng đi rất nhiều. Đặc biệt ở một số vùng, sông băng đã biến mất hoàn toàn và thay vào đó là những đồng cỏ, hồ hay rừng rộng lớn. 


Sông băng khổng lồ McCarty ở Alaska (ảnh trên) nhưng vào năm 2004, cây đã mọc kín những vùng trước đây được bao phủ bởi băng (ảnh dưới). 

Hiện tại, nguyên nhân gây ra sự nóng lên của thời tiết là do tự nhiên hay do sự tàn phá của con người vẫn đang được tranh cãi. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng chúng ta đang phải đối mặt với những ảnh hưởng do sự ấm lên toàn cầu gây ra. 

“Gần như tất cả các sông băng đang mỏng đi và dần biến mất, nguyên nhân chỉ có thể là do sự thay đổi thời tiết”, tiến sĩ Matt Nolan, một nhà nghiên cứu về sông băng tại Trường Đại học Alaska (Mỹ), nói. "Mỗi năm, một sông băng có thể bị tan chảy mất 1 tỷ tấn băng". 

Các sông băng bao trùm phần lớn diện tích của hai cực Trái đất và và các đỉnh núi ở Bắc cực cũng như các vùng có nhiệt độ thấp như dãy Alps ở Châu Âu và thậm chí chúng xuất hiện ở các vùng nhiệt đới. 

 

Con tàu hơi nước đang di chuyển rất khó khăn giữa các tảng băng lớn trên sông băng Muir ở Alaska (ảnh trên). Tuy nhiên, băng ở vị trí này đã hoàn toàn biến mất từ 4 năm trước đây (ảnh dưới). 

Sông băng được hình hành từ những lớp tuyết rơi trong một quá trình kéo dài hàng nghìn năm. Chúng là kho dự trữ nước sạch lớn nhất trên Trái đất, vì thế rất nhiều người đang lo ngại rằng việc các sông băng tan chảy có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt, nước cho sản xuất nông nghiệp và mực nước biển. 

Để thấy được sự biến đổi thời tiết ảnh hưởng như thế nào tới các sông băng, các nhà khoa học đã tiến hành so sánh hình ảnh của chúng được chụp trong những năm gần đây với hình ảnh của chúng được chụp cách đó hàng chục năm. 

Tiến sĩ Bruce Molnia, nhà nghiên cứu về sông băng tại tổ chức địa lý Mỹ, đã phải mất nhiều tháng để tìm kiếm những bức ảnh cũ về sông băng được chụp trước đây từ các viện bảo tàng, kho tư liệu và những cửa hàng buôn bán đồ cổ. 

Sau khi tìm được những bức ảnh về sông băng trước đây, nhóm nghiên cứu tiến hành xác định vị trí được chụp của những bức ảnh đó. Trong quá trình xác định này, các nhà khoa học cũng gặp một số khó khăn vì ở một số nơi cảnh vật đã thay đổi rất nhiều so với trong những bức ảnh trước đây. 

Các nhà khoa học cũng phải xác định thời điểm trong năm những bức ảnh trước đây được chụp và thường họ phải mất nhiều ngày mới có thể xác định được thời gian chính xác. Tuy nhiên, nỗ lực của họ đã được bù đắp bằng những bức ảnh đáng kinh ngạc về ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu tới Trái đất của chúng ta. 


Sông băng Steigletscher ở Thụy Sĩ vào mùa hè 1994 (ảnh trên) và hình ảnh của chính nó sau 12 năm (ảnh dưới).

Hà Hương (Theo Daily Mail)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Năm 2016(Xem: 7320)
Ngày hôm nay và về sau người dân miền Trung sẽ sống trong hoang mang vì biển chết, cá nhiễm độc. Người dân cả nước sẽ nơm nớp lo âu từng hạt muối từng lít nước mắm, từng con cá cho đến ngày tiêu hủy hoàn toàn nguyên nhân gây ra thảm họa đó. Thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta đang trả giá cho lỗi lầm này.
02 Tháng Năm 2016(Xem: 6251)
“Nếu chúng ta cứ tiếp tục hành hạ quả đất cách nầy, chắc chắn nền văn minh của chúng ta sẽ bị hủy diệt. Cuộc quay đầu nầy đòi hỏi sự giác ngộ, thức tỉnh. Sự giác ngộ của đức Phật có tính cách cá nhân. Chúng ta cần một sự giác ngộ tập thể để làm chậm lại dòng hủy diệt nầy. Nền văn minh sẽ đi đến chỗ chấm dứt nếu chúng ta tiếp tục chìm đắm trong sự tranh đua về sức mạnh, tiếng tăm, tình dục, và lợi nhuận.”
02 Tháng Năm 2016(Xem: 5513)
Từ những thập niên trở lại đây, khi vấn đề về môi trường được cảnh báo là càng lúc càng trở nên tồi tệ hơn, nhiều cá nhân và tổ chức khắp nơi đã lên tiếng kêu gọi, tìm kiếm và đưa ra những giải pháp nhằm ngăn chặn những việc làm gây tổn hại thêm cho môi trường.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5429)
Là nhân viên hiện công tác tại Bộ Môi sinh cho một tiểu bang tại Hoa Kỳ, người viết theo dõi tin tức trong tâm trạng hết sức lo âu về hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế với nghi vấn liên quan tới nước thải từ khu công nghiệp Formosa - Hà Tĩnh. Bởi một nhà máy luyện kim nếu không tuân thủ những quy tắc kiểm soát chất thải nghiêm ngặt sẽ ô nhiễm môi trường qua 3 luồng: nước thải, khí thải và nước ngầm. Sự ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống không chỉ dưới nước mà còn trên đất liền, tác hại nghiêm trọng đến hàng triệu người.
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6842)
Hiện tại, ở VN giai cấp giàu và nghèo ngày càng tăng và sự tiêu xài bất kể của số người giàu đó (thành phần 1%) đã và đang làm môi trường sống tại Việt Nam ngày càng xấu đi.
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6511)
Với 3.200 km bờ biển, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, và do vậy, mọi người cần phải sớm chung tay hành động để giảm thiểu thiệt hại, theo ông Emmanuel Ly-Battalan, Tổng lãnh sự Pháp tại TP.HCM.
28 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5325)
Khí hậu bị hâm nóng do khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Điều này đã được khoa học chứng minh. Hội nghị về Khí hậu được mở ra tại Paris không ngoài mục tiêu giảm khí thải tai hại này, với các cam kết nỗ lực giảm bớt đến từ các quốc gia. Vấn đề là biện pháp cụ thể để giảm là như thế nào.
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11025)
Trong đời sống chúng ta thường đề cao cái tôi, dĩ nhiên cái tôi đó không phải là cái gì quí giá mà được đề cao. Ở phương Tây, người ta xem mỗi người là chính mình, cái tôi đó càng được đề cao thêm, do đó lối sống này không thể mang lại hạnh phúc thật sự mà chúng ta cần đến. Cho nên chúng ta cần phải chuyển hóa cái tôi của mình.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6381)
Chúng tôi, các nhà lãnh đạo Phật giáo ký tên dưới đây, cùng tập hợp lại trước thềm Hội nghị lần thứ 21 (COP21) các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) tại Paris, nhằm góp thêm tiếng nói của mình vào lời kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới hợp tác với nhau trong tình thương và tuệ giác để có thể đạt được một thỏa thuận hiệu quả và đầy tham vọng về biến đổi khí hậu.