Những Hình Ảnh Trái Ngược Do Biến Đổi Khí Hậu Hà Hương Dịch

05 Tháng Chín 201000:00(Xem: 25538)


NHỮNG HÌNH ẢNH TRÁI NGƯỢC 
DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Hương dịch

Rất nhiều sông băng đã biến mất sau 100 năm do sự ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta không nhận thấy những sự thay đổi đáng sợ đó. Những bức ảnh tương phản về sông băng dưới đây có thể sẽ giúp bạn đánh giá được sự nghiêm trọng của vấn đề biến đổi khí hậu. 

Những bức ảnh được chụp trong vòng 106 năm qua cho thấy một lượng băng lớn đã bị tan chảy. Ở những vùng trước đây băng dày hàng mét, nhưng hiện tại những lớp băng này đã mỏng đi rất nhiều. Đặc biệt ở một số vùng, sông băng đã biến mất hoàn toàn và thay vào đó là những đồng cỏ, hồ hay rừng rộng lớn. 


Sông băng khổng lồ McCarty ở Alaska (ảnh trên) nhưng vào năm 2004, cây đã mọc kín những vùng trước đây được bao phủ bởi băng (ảnh dưới). 

Hiện tại, nguyên nhân gây ra sự nóng lên của thời tiết là do tự nhiên hay do sự tàn phá của con người vẫn đang được tranh cãi. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo rằng chúng ta đang phải đối mặt với những ảnh hưởng do sự ấm lên toàn cầu gây ra. 

“Gần như tất cả các sông băng đang mỏng đi và dần biến mất, nguyên nhân chỉ có thể là do sự thay đổi thời tiết”, tiến sĩ Matt Nolan, một nhà nghiên cứu về sông băng tại Trường Đại học Alaska (Mỹ), nói. "Mỗi năm, một sông băng có thể bị tan chảy mất 1 tỷ tấn băng". 

Các sông băng bao trùm phần lớn diện tích của hai cực Trái đất và và các đỉnh núi ở Bắc cực cũng như các vùng có nhiệt độ thấp như dãy Alps ở Châu Âu và thậm chí chúng xuất hiện ở các vùng nhiệt đới. 

 

Con tàu hơi nước đang di chuyển rất khó khăn giữa các tảng băng lớn trên sông băng Muir ở Alaska (ảnh trên). Tuy nhiên, băng ở vị trí này đã hoàn toàn biến mất từ 4 năm trước đây (ảnh dưới). 

Sông băng được hình hành từ những lớp tuyết rơi trong một quá trình kéo dài hàng nghìn năm. Chúng là kho dự trữ nước sạch lớn nhất trên Trái đất, vì thế rất nhiều người đang lo ngại rằng việc các sông băng tan chảy có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt, nước cho sản xuất nông nghiệp và mực nước biển. 

Để thấy được sự biến đổi thời tiết ảnh hưởng như thế nào tới các sông băng, các nhà khoa học đã tiến hành so sánh hình ảnh của chúng được chụp trong những năm gần đây với hình ảnh của chúng được chụp cách đó hàng chục năm. 

Tiến sĩ Bruce Molnia, nhà nghiên cứu về sông băng tại tổ chức địa lý Mỹ, đã phải mất nhiều tháng để tìm kiếm những bức ảnh cũ về sông băng được chụp trước đây từ các viện bảo tàng, kho tư liệu và những cửa hàng buôn bán đồ cổ. 

Sau khi tìm được những bức ảnh về sông băng trước đây, nhóm nghiên cứu tiến hành xác định vị trí được chụp của những bức ảnh đó. Trong quá trình xác định này, các nhà khoa học cũng gặp một số khó khăn vì ở một số nơi cảnh vật đã thay đổi rất nhiều so với trong những bức ảnh trước đây. 

Các nhà khoa học cũng phải xác định thời điểm trong năm những bức ảnh trước đây được chụp và thường họ phải mất nhiều ngày mới có thể xác định được thời gian chính xác. Tuy nhiên, nỗ lực của họ đã được bù đắp bằng những bức ảnh đáng kinh ngạc về ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu tới Trái đất của chúng ta. 


Sông băng Steigletscher ở Thụy Sĩ vào mùa hè 1994 (ảnh trên) và hình ảnh của chính nó sau 12 năm (ảnh dưới).

Hà Hương (Theo Daily Mail)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2015(Xem: 6008)
Do đó, khi bạn nói đến môi trường, việc bảo vệ môi trường, điều này có liên quan với nhiều thứ. Cơ bản, hành động phải bắt đầu từ tâm hòa bình của con người, phải không? Vì vậy, tôi nghĩ rằng chìa khóa để có được cái nhìn đúng đối với trách nhiệm toàn cầu là dựa trên tình yêu, lòng từ bi và sự nhận thức rõ ràng.
08 Tháng Bảy 2015(Xem: 5514)
Khi Ann Curry đặt câu hỏi cần phải làm những gì để tác động đến các nhà lãnh đạo chính trị, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng: "Chúng ta đang mắc kẹt với cung cách suy nghĩ cũ kỹ trong khi thực tế đã thay đổi. Xin hãy nhìn vào những gì diễn ra tại hội nghị Copenhagen. Có quá nhiều quốc gia đặt tầm quan trọng lợi ích quốc gia của họ lên trên lợi ích toàn cầu. Về vấn đề này, chúng ta cần phải đặt lợi ích toàn cầu lên trên hết.
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 6297)
Bài tham luận này được trình bày tại Hội nghị Vesak Liên hiệp quốc từ 27-30 tháng 5 2015 tại Bangkok, Thái Lan. Bản tuyên cáo Bangkok (Bangkok Declaration) của Hội nghị đã nêu lên vấn đề Mekong và đã yêu cầu các nước trong cộng đồng ASEAN và các nước láng giềng hợp tác để giải quyết tình trạng khẩn cấp của sông Mekong và hệ sinh thái. Vấn đề Mekong cũng sẽ được đưa vào nghị trình của Đại hội đồng LHQ
22 Tháng Tư 2015(Xem: 6075)
“Billy Gates có một sự say mê đối với phân.” Đó là câu mở đầu bài viết của Jason Silverstein, ký giả tờ New York Daily News, hôm thứ Ba, 6 tháng 1, 2015, mà tôi tìm đọc thêm sau khi đọc một đoạn tóm tắt tiếng Việt về chuyện “Bill Gates uống nước thải”
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5728)
Thế kỷ 21 là thế kỷ của môi trường. Cuộc khủng khoảng toàn cầu, do vấn đề ô nhiễm môi trường và những thiệt hại sinh thái gây ra, đã bắt đầu đe doạ đến sức khoẻ con người. Năm 1992, “Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu” của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil chủ yếu là để cứu trái đất. Hội nghị đã đạt được một số thoả thuận về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên động vật, thực vật.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5749)
Hiện nay có rất nhiều vấn đề về môi trường. Những vấn đề mang tính toàn cầu bao gồm: sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tầng ozone, nạn phá rừng và giảm thiểu đa dạng sinh học, sa mạc hóa, mưa axít, và ô nhiễm nước biển...
12 Tháng Mười 2014(Xem: 5047)
Vào ngày 21 tháng Chín, đông đảo công dân từ khắp nơi trên nước Mỹ, và từ nhiều vùng đất khác, sẽ được hội tụ về thành phố New York tham gia vào cuộc diễu hành về sự biến đổi Khí hậu (The People’s Climate March), đây được cho là cuộc diễu hành vì khí hậu lớn nhất trong lịch sử.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 9967)
Tôi muốn kết luận rằng Bà mẹ trái đất đang dạy cho chúng ta một bài học về việc bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Đó là một bài học mà chúng ta phải học lại từ đầu, thế kỷ tới chúng ta phải hợp tác với nhau, thương yêu lẫn nhau, chúng ta tuyệt đối không gây ra chiến tranh mà ngược lại phải sống trong an lạc và hạnh phúc.
14 Tháng Sáu 2014(Xem: 10215)
Chưa bao giờ hai chữ “trách nhiệm” được nhắc nhở nhiều như bây giờ, mặc cho báo đài cứ kêu ca mỗi ngày nhưng dường như nó không lay động nổi nhận thức và trái tim lãnh cảm của con người với những cái được gọi là của chung. Sự thực dụng đến mức thô thiển khiến người ta không những không muốn chịu trách nhiệm cho những cái mình đang cùng thừa hưởng mà còn góp phần tàn phá.