Ứng Dụng Phật Pháp Trong Nông Nghiệp

29 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 22166)

Ứng dụng Phật pháp trong nông nghiệp
Chân Phương

phat-phap-trong-nong-nghiepNhững hạt gạo lứt chắc nịch da sậm nằm bên nhau ngộ nghĩnh. “Gạo trồng tự nhiên đó…”, vị sư cười hồn hậu đưa tay chỉ đám ruộng còn trơ gốc rạ sau chùa. Ông cho biết, lúa chùa chỉ bón phân xanh, không phun thuốc trừ sâu nhưng không bị bệnh vàng lùn xoắn lá đang tàn phá gần hết ruộng lúa Nam Bộ.

Một trong những nghiên cứu về nguyên nhân dịch bệnh cho thấy các giống lúa lai tạo hiện được chăm bón bằng phân hóa học không còn đù sức chống lại sâu rầy vì đã lờn thuốc. Đây cũng là một vấn đề từng gây phiền toái cho nhiều nước khác và đã có những công trình nghiên cứu thử nghiệm tìm cách giải quyết, trong số đó có phương pháp canh tác tự nhiên,gọi là “vô vi vô tác” dựa vào lý “không” của nhà Phật do Giáo sư Tiến sĩ Nhật Bản Masanobu Fukuoka khởi xướng.

Nông trường mẫu của Giáo sư Fukuoka nằm trên một ngọn đồi nhìn xuống vùng biển Nội Hải thuộc thị xã lyo của tỉnh Ehime, Nhật Bản. Ở đó có nhiều nhà tranh , vách đất dành cho các thanh niên từ thành phố hay các nơi khác trong nước hoặc nước ngoài đến tập sống cuộc đời đơn giản, mộc mạc của nghề nông. Họ hầu như ăn chay với lương thực thực phẩm tự trồng và học cách làm chủ những thữa ruộng một sào (1.000m2).

Ruộng vườn nông trường luôn luôn xanh tươi, và trong mấy chục năm qua, đất ở đây chưa hề bị cày xới, không bón phân hóa học, không phun thuốc trù sâu. Hàng năm mỗi sào đất sản xuất được khoảng 7 tạ lúa Đông (lúa mì và lúa mạch) và 7 tạ lúa tẻ, có khi đạt đến 8 tạ mỗi loại.

Giáo sư Fukuoka mô tả cách trồng lúa của ông như sau: “Trồng lúa theo cách này khá dễ dàng, không phức tạp, không tốn nhiều công của, hầu như không làm gì cả nên tôi gọi đây là “nông nghiệp vô vi”. Thí dụ tôi chỉ rải hạt giống lúa Đông và hạt giống cỏ ba lá (clover, loại cỏ cho phân xanh) lên trên ruộng lúa tẻ đang chín trước vụ thu hoạch Thu. Sau đó, tôi gắt lúa tẻ, trong khi lúa Đông đã nẩy mầm ở dưới chân rạ. Phơi lúa tẻ ba ngày cho khô, tôi đập lúa và lấy rơm trải ra khắp ruộng. Nếu có sẳn phân gà, tôi rải thêm trên rơm. Tiếp theo, tôi lấy đất sét nhão, cho hạt giống lúa tẻ vào và vo thành những viên nhỏ đem rắc lên rơm ngoài ruộng trước khi Tết Tây đến, khi lúa Đông đã mục và hạt giống lúa tẻ đã gieo xong thì chẳng còn gì đễ làm nữa cho đến khi thu hoạch lúa Đông. Nếu làm một sào thì chỉ cần công sức của một hoặc hai người là đủ.

Vào cuối tháng Năm, trong khi thu hoạch lúa Đông, tôi để ý thấy cỏ ba lá mọc dầy dưới chân và những hạt lúa tẻ trong đất đã nẩy mộng. Sau khi gặt, phơi và đập lúa Đông, tôi lại trải rơm ra ruộng. Kế đó, tôi cho nước vào ngập tất cả khoảng bốn, năm ngày để làm yếu cỏ ba lá và giúp mộng lúa đủ sức lên mạ vươn ra khỏi lớp cỏ. Đến tháng Sáu,tháng Bảy, tôi bỏ mặc ruộng lúa, dẫn nước vào trong ruộng mỗi tuần hoặc mười ngày một lần, và chờ đến khi lúa tẻ bắt đầu chín thì lại gieo lúa Đông. Như vậy, mỗi năm tôi thu hoạch hai vụ theo kiểu luân canh này”.

Phương pháp làm nông của Giáo sư Fukuoka có 4 nguyên tắc chính:

(1) Không cày cấy: Gieo (sạ) hạt giống trực tiếp xuống ruộng, tương tự các cây hoang thả hạt xuống đất, và để đất tự làm công việc nuôi cây theo một tiến trình cộng sinh giữa rễ cây và các vi sinh vật cùng các loại côn trùng có lợi (như trùn) sống trong đất. Nếu cày xới, nhất là cày xới sâu nhiều lần, tiến trình này sẽ rối loạn và đất bị tơi vụn, sẽ bị nén chặt hơn là thông thoáng.

(2) Không bòn nhiều phân: Đất đai thiên nhiên có khả năng tự tạo độ màu mở thích hợp nhờ vào sự cộng sinh nói trên. Đồng thời, những phần thừa của cây (rơm, rạ, lá, cành mục) cộng với những loại cỏ cho phân xanh (như cỏ ba lá) sẽ giúp đất tăng thêm chất màu. Có thể bón thêm một ít phân chuồng như phân gà, nhưng không cần thiết lắm.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Fukuoka cũng như của nhiều nhà nông học hiện nay, việc bón phân hóa học tuy đem lại hiệu quả bước đầu; nhưng về lâu dài sẽ gây ra những bất lợi như đất bị chai cứng và càng ngày càng cần nhiều phân bón hơn, khiến cây trồng bị suy yếu và mất sức đề kháng tự nhiên.

(3) Không diệt cỏ dại: Trong thiên nhiên, cây và cỏ sống nương dựa nhau (cộng sinh). Rễ cỏ đâm sâu xuống sẽ làm đất thông thoáng, và khi cỏ chết sẻ tạo thêm chất mùn nuôi dưỡng các vi sinh vật có lợi trong đất. Cỏ còn giừ được độ ẩm cần thiết cho đất nuôi cây. Tuy nhiên, ở những nơi cỏ xấu mọc quá nhiều, có thể diệt bằng cách trồng những loại cỏ cho phân xanh phủ trùm lên trên.

(4) Không phun thuốc trừ sâu: Khi cây trồng khỏe mạnh, sống hòa hợp với môi trường thiên nhiên, chúng sẽ đủ sức chống chọi các loại dịch bệnh và sâu rầy. Vả lại, trong thiên nhiên, mỗi loại sâu rầy phá hoại đều có một hoặc nhiều loại “thiên dịch” (địch thủ tự nhiên, thí dụ như nhện và nhái ăn sâu, rắn ăn chuột v.v…Theo những nghiên cứu gần đây, việc phun thuốc trừ sâu không những đã giết hại phần lớn các loại “thiên địch”, mà còn làm tăng khả năng phá hoại của sâu rầy (do có sức kháng thuốc) chưa kể thuốc trừ sâu có thể tác hại trực tiếp (qua thực phẩm) đến sức khỏe của con người.

Giáo sư Fukuoka cho biết: “Đây cũng là một cách hành thiền giúp người ta buông bỏ những vọng tưởng điên đảo hiện có của thế gian và khôi phục được cái tâm thanh tịnh, nhận ra thực tướng hay bản lai diện mục (bộ mặt vốn có xưa nay) của vạn vật, đất đai,cỏ cây, côn trùng v.v… Người làm nông theo cách này sẽ có đời sống yên vui, ung dung tự tại mà không phải đấu tranh, giành giựt, cầu tìm…”

Ông cho rằng, thiên nhiên và ngay cả thế gian chính là Pháp giới, là cõi Phật, nhưng vì con người mê mở chấp ngã và dùng trí phân biệt để thỏa mãn dục vọng riêng tư nên biến tất cả thành cõi A tu la đấu tranh bất tận và tự gây khổ đau cho mình, cho người. Trong khi phương pháp nông nghiệp “vô vi vô tác” nương vào Chánh pháp tức trật tự vũ trụ hay Luật thiên nhiên , hợp nhất con người, cây cỏ với thiên nhiên; nói theo nhà Phật thì người làm nông chỉ có mỗi nhiệm vụ là tùy căn cơ của các giống cây trồng mà “chọn pháp môn” ứng hợp với chúng. Vì vậy, phương pháp này có tính phổ quát, không giới hạn về thời gian và không gian, giống như giáo lý Phật giáo ai cũng có thể thực hành được, bất kể lúc nào và ở đâu.

Giáo sư Fukuoka nêu thí dụ các loại cây hoang trong thiên nhiên đều tự rơi hạt xuống đất, và hạt tự nẩy mầm rồi tăng trưởng thành những cây mới. Khi mọc trực tiếp từ hạt mà không qua khâu cấy lại như thế, cây không bị yếu sức như khi được con người gieo trên đất đã làm kỹ. Đất hoang đã được “cày bừa” bởi các loài động vât nhỏ bé (thí dụ như giun, dế…) cùng với rễ cây, rễ cỏ và đủ độ màu mỡ nhờ những loại cây xanh cho phân. Đáng lưu ý là, mặc dù phải đối đầu với vô số nguồn gây hại, các loài cây cỏ mọc ở đất hoang hoặc trong rừng lại duy trì được trạng thái cân bằng ổn định mà không cần có thuốc trừ sâu, thuốc diệt trùng. Đồng thời, chúng sống chung hòa bình với các loài cỏ dại mà không sợ “kẻ khác” xén phần thức ăn.

Như vậy, “nông nghiệp vô vi” giúp cây trồng phát huy sức sống tự thân, hay nói theo nhà Phật là phát huy diệu dụng của Phật tánh vốn có trong mỗi chúng sinh. Để thực hiện việc này, người làm nông phải dẹp bỏ những vọng tưởng chấp ngã, phân hai. Và phải thấy được rằng, mình với vạn vật, đất đai, cây cỏ, côn trùng, chim chóc, muông thú đều là những phẩn tử có liên hệ mật thiết với nhau trong cõi sống không khởi đầu, không kết thúc này, nhờ đó mà không còn những hành động can thiệp quá trớn khiến hệ sinh thái mất căn bằng. Xét theo ý nghĩa này, “nông nghiệp vô vi” hay “nông nghiệp tự nhiên” là bước đầu trong tiến trình khôi phục khả năng nuôi dưỡng mọi hình thái sống của thiên nhiên. Xa hơn nữa, phương pháp làm nông này sẽ góp phần thiết thực vào việc tái tạo thảm thực vạt trên toàn thế giới và ổn định nguồn cung cấp lương thực cho con người.

Giáo sư Fukuoka giảng giải: “Nếu dùng trí để canh tác thì rốt cuộc chỉ là một nông dân lành nghề; nhưng canh tác với tâm giải thoát thì sẽ thấy được toàn thể thiên nhiên qua các cây trồng. Với tâm này, chúng ta sẽ nhận ra tôn giáo, triết học với khoa học, thiên nhiên với vạn vật, xã hội với đời sống cá nhân là một, cũng giống như chúng sinh với Phật là một vậy. Như vậy, hiểu được tâm của một củ cải thì sẽ hiểu được tất cả. Sở dĩ con người không còn biết đến cái tâm chung vì đã quên thức ăn, y phục và chổ ở của mình đều là sản phẩm của “Chân không”, của “thiên nhiên”, và cứ ngỡ đó là thành quả của trí mưu, do sức mạnh, tranh giành, chiếm đoạt hay tạo tác của con người. Con người cứ hướng ra bên ngoài cầu tìm khắp chốn mà không biết mình sẽ đi về đâu. Chính việc này không còn cho con người thấy được cội nguồn của vạn hữu và làm chúng ta mê mờ không nhận ra Phật tánh có sẳn có trong mọi vật. Do đó, nếu dứt bỏ cái tâm nhân tạo, buông hết mọi kiến thức gọi là “đắc” và “chứng”, thực tướng của thiên nhiên sẽ lộ bày với đủ đầy diệu dụng,và chúng ta chỉ việc thu nhận kết quả mà không cần lao tâm nhọc sức.”

(Theo The Natural Way of Farming, Masanobu Fukuoka, Japan Publication Inc, New York)

 Chân Phương | Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 24

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Chín 2015(Xem: 5967)
Do đó, khi bạn nói đến môi trường, việc bảo vệ môi trường, điều này có liên quan với nhiều thứ. Cơ bản, hành động phải bắt đầu từ tâm hòa bình của con người, phải không? Vì vậy, tôi nghĩ rằng chìa khóa để có được cái nhìn đúng đối với trách nhiệm toàn cầu là dựa trên tình yêu, lòng từ bi và sự nhận thức rõ ràng.
08 Tháng Bảy 2015(Xem: 5458)
Khi Ann Curry đặt câu hỏi cần phải làm những gì để tác động đến các nhà lãnh đạo chính trị, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng: "Chúng ta đang mắc kẹt với cung cách suy nghĩ cũ kỹ trong khi thực tế đã thay đổi. Xin hãy nhìn vào những gì diễn ra tại hội nghị Copenhagen. Có quá nhiều quốc gia đặt tầm quan trọng lợi ích quốc gia của họ lên trên lợi ích toàn cầu. Về vấn đề này, chúng ta cần phải đặt lợi ích toàn cầu lên trên hết.
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 6230)
Bài tham luận này được trình bày tại Hội nghị Vesak Liên hiệp quốc từ 27-30 tháng 5 2015 tại Bangkok, Thái Lan. Bản tuyên cáo Bangkok (Bangkok Declaration) của Hội nghị đã nêu lên vấn đề Mekong và đã yêu cầu các nước trong cộng đồng ASEAN và các nước láng giềng hợp tác để giải quyết tình trạng khẩn cấp của sông Mekong và hệ sinh thái. Vấn đề Mekong cũng sẽ được đưa vào nghị trình của Đại hội đồng LHQ
22 Tháng Tư 2015(Xem: 6015)
“Billy Gates có một sự say mê đối với phân.” Đó là câu mở đầu bài viết của Jason Silverstein, ký giả tờ New York Daily News, hôm thứ Ba, 6 tháng 1, 2015, mà tôi tìm đọc thêm sau khi đọc một đoạn tóm tắt tiếng Việt về chuyện “Bill Gates uống nước thải”
17 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5662)
Thế kỷ 21 là thế kỷ của môi trường. Cuộc khủng khoảng toàn cầu, do vấn đề ô nhiễm môi trường và những thiệt hại sinh thái gây ra, đã bắt đầu đe doạ đến sức khoẻ con người. Năm 1992, “Hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu” của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil chủ yếu là để cứu trái đất. Hội nghị đã đạt được một số thoả thuận về việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên động vật, thực vật.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5706)
Hiện nay có rất nhiều vấn đề về môi trường. Những vấn đề mang tính toàn cầu bao gồm: sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tầng ozone, nạn phá rừng và giảm thiểu đa dạng sinh học, sa mạc hóa, mưa axít, và ô nhiễm nước biển...
12 Tháng Mười 2014(Xem: 5001)
Vào ngày 21 tháng Chín, đông đảo công dân từ khắp nơi trên nước Mỹ, và từ nhiều vùng đất khác, sẽ được hội tụ về thành phố New York tham gia vào cuộc diễu hành về sự biến đổi Khí hậu (The People’s Climate March), đây được cho là cuộc diễu hành vì khí hậu lớn nhất trong lịch sử.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 9919)
Tôi muốn kết luận rằng Bà mẹ trái đất đang dạy cho chúng ta một bài học về việc bảo vệ môi trường trên toàn cầu. Đó là một bài học mà chúng ta phải học lại từ đầu, thế kỷ tới chúng ta phải hợp tác với nhau, thương yêu lẫn nhau, chúng ta tuyệt đối không gây ra chiến tranh mà ngược lại phải sống trong an lạc và hạnh phúc.
14 Tháng Sáu 2014(Xem: 10131)
Chưa bao giờ hai chữ “trách nhiệm” được nhắc nhở nhiều như bây giờ, mặc cho báo đài cứ kêu ca mỗi ngày nhưng dường như nó không lay động nổi nhận thức và trái tim lãnh cảm của con người với những cái được gọi là của chung. Sự thực dụng đến mức thô thiển khiến người ta không những không muốn chịu trách nhiệm cho những cái mình đang cùng thừa hưởng mà còn góp phần tàn phá.