Về Bát Kỉnh Pháp Dành Cho Tỳ Kheo - Linh Toàn

05 Tháng Chín 201000:00(Xem: 20258)

VỀ BÁT KỈNH PHÁP DÀNH CHO TỲ KHEO 
Linh Toàn
blank
blank
blankLà những người con Phật, chắc chắn rằng ai trong chúng ta cũng đều biết Đức Thế Tôn là Bậc Toàn giác. 

Trong kinh điển, Ngài luôn giảng giải rằng: “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước luật nhân quả và chân lý giải thoát. Không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn, trong máu cùng đỏ và cho dù là nam hay nữ, giàu sang hay nghèo hèn, địa vị cao hay thấp… Tất cả đều có khả năng tu tập và giải thoát giác ngộ trong giáo pháp của Như Lai”.

Chính vì vậy mà khi còn tại thế, Đức Thế Tôn thi thiết Bát kỉnh pháp cho bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề và chư vị Tỳ kheo ni, tất cả mọi người đều rất hoan hỷ đón nhận, trân trọng giữ gìn như một báu vật vô giá. Hơn ai hết, chính Ni chúng đã hiểu rằng: “Bát kỉnh pháp là yếu tố quyết định sự hình thành giới thể thanh tịnh của chư Tỳ kheo ni khi lãnh thọ giới pháp để trở thành một hành giả đi trên lộ trình giải thoát, giác ngộ giúp họ tin tấn nỗ lực tu tập và thành tựu”. 

Cũng chính từ đây có rất nhiều vị Tỳ kheo ni đã chứng quả A la hán, trở thành bậc Thanh Ni xuất chúng, xứng đáng là phước điền cho chúng sanh nương tựa. Và cũng chính các bậc Thánh Tỳ kheo ni này sau khi chứng ngộ đã cảm nhận sâu sắc tình thương và trí tuệ của Bậc Đạo Sư đã dành cho Ni giới bằng con đường Giới Định Tuệ thiết thực, giúp chư Ni đạt được sự giải thoát, thành tựu trí tuệ vô lậu như các bậc Thánh Tỳ kheo. 

Trong thời đại ngày nay, một số học giả đã tổ chức những cuộc hội thảo, diễn đàn và qua phương tiện Internet để thảo luận, bàn bạc về Bát kỉnh pháp và đưa ra nhiều ý kiến cho rằng cần phải bác bỏ Bát kỉnh pháp để phù hợp với tinh thần “nam nữ bình quyền” của thời đại văn minh. 

Tế nhị hơn, Thiền sư Thích Nhất Hạnh không bác bỏ Bát kỉnh pháp mà đưa ra thêm một “Bát kỉnh pháp dành cho Tỳ kheo” nhằm mục đích mong muốn đem lại sự: “công bằng, dân chủ, văn minh, bình đẳng giữa Tăng và Ni” đã gây tranh cãi ít nhiều đối với Tăng Ni trẻ… Theo thiển ý của chúng tôi, sau khi đọc Bát kỉnh pháp dành cho Tỳ kheo của Thiền sư, chúng tôi cảm thấy tám điều này không có gì là mới, nếu không muốn nói là quá cũ. Bởi trên thực tế xưa nay tuy không tập thành văn nhưng trong Tăng đoàn, chư Tăng Ni luôn tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và đã có rất nhiều chư Ni có trình độ, có học vị, có năng lực, có tâm huyết… cũng đã giữ rất nhiều chức vụ quan trọng trong Giáo hội, kể cả việc tham gia giảng dạy trong các trường sơ cấp, trung cấp, đại học Phật giáo.

Chính vì vậy mà Bát kỉnh pháp dành cho Tỳ kheo, theo chúng tôi đây chỉ là “một trong những nét văn hóa giao tiếp xã hội mà thôi”, thực sự nó không thể nào thay thế cho Bát kỉnh pháp do Đức Phật thi thiết dành cho Tỳ kheo ni để trở thành một “hành giả trên lộ trình giác ngộ giải thoát”. Vì rằng, đối với những ai chưa đoạn trừ hết ái dục, chưa giải thoát khỏi lậu hoặc, chưa đạt trí tuệ vô lậu cua bậc Thánh thì không thể nào thấy rõ con đường chấm dứt khổ đau, không thể nào dẫn dắt kẻ khác ra khỏi rừng vô minh, ái dục. Dẫu rằng vị ấy có biện tài giảng giải rất hay, có phương pháp thiền tập phù hợp với căn tánh, văn hóa, nhận thức của một số người trong hiện tại… 

Những gì Thiền sư Thích Nhất Hạnh tùy duyên uyển chuyển để đưa đạo Phật đi vào cuộc đời cho phù hợp với con người và xã hội hiện đại là một mô hình giáo dục Phật giao thực tiễn mang tính nhân văn, hợp với lòng người và dễ thực hành cho mọi đối tượng. Đứng về quan điểm Tâm lý học thì mô hình này cần được nhân rộng để mang lại sự đoàn kết, hòa hợp, bình đẳng cho mọi người. 

Tuy nhiên chúng ta không nên lầm tưởng giữa “Văn hóa giao tiếp” với “Thánh giới uẩn, giữa “Phương pháp thư giãn” với “Thánh định uẩn”, giữa “Tri thức học giả” với “Thánh tuệ uẩn”. 

Do đó, nếu ai muốn hướng dẫn cho chư Tăng Ni, Phật tử tu tập hay muốn thay đổi văn bản giới luật do Đức Phật thi thiết thì xin hãy tỉnh giác điều này, bởi “làm thân người đã khó, gặp Chánh pháp lại càng khó hơn”.
 

LINH TOÀN
(Giác Ngộ)

Bài Liên Quan:
Bát Kỉnh Pháp, TS. Thích Nhất Hạnh
Ai đủ tuệ giác để bỏ Bát kỉnh pháp - Tỳ kheo Thích Nhựt Chấn
Bát Kỉnh Pháp, T.T. Thích Minh Thông
Bát Kỉnh Pháp Chướng Ngại hay Căn Bệnh Thời Đại, Thích Lệ Thọ
Nên hiểu và hành trì Bát kỉnh pháp như thế nào? - Thích Đồng Trí
Ni Giới Đài Loan Vận Động Huỷ Bỏ "Bát Kỉnh Pháp", Thích Giải Hiền
 

06-14-2008 09:23:12

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tư 2015(Xem: 11860)
Nhận thức trong lời tác bạch: “Cuộc đời là vô thường, mọi vinh quang của thế gian không thể nào sánh với điều mầu nhiệm của đạo lý, chỉ có Phật pháp mới mang đến hạnh phúc thật sự.” Cô đã nhận thức buông bỏ, đã thế phát xuất gia dưới ánh từ quang của Như Lai, bước vào con đường ánh sáng tuệ giác vô tận. Hoa hậu Võ Bích Liên - Ni cô Thích Nữ Liên Ngọc là người con gái lành của đức Thế Tôn
05 Tháng Tư 2015(Xem: 6358)
Sau khi đạt đến Chánh Đẳng Giác, Đức Phật bắt đầu tiếp nhận đệ tử gia nhập Tăng đoàn của Ngài dựa trên quyết tâm của người đệ tử ấy, miễn sao người ấy có thể tận tâm sống cuộc sống của một Tỳ-kheo để theo đuổi con đường giải thoát mà Đức Phật đã chứng ngộ. Sự tình đã diễn ra như thế cho đến khi chính phụ thân của Đức Phật, vua Suddhodhana, yêu cầu rằng, “trong tương lai không một đứa trẻ nào được chấp nhận vào Tăng đoàn mà trước đó không có sự ưng thuận của cha mẹ chúng”.
23 Tháng Ba 2015(Xem: 6812)
Ngày nay, tuy giáo lý của Đức Phật đã được phổ biến rộng khắp, nhưng thỉnh thoảng vẫn có những ý kiến cho rằng Phật giáo hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Sự thật không phải như vậy và hiện nay trong giáo dục Phật giáo, phụ nữ có vị trí rất quan trọng và có những đóng góp giáo dục rất to lớn.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 4953)
Đức Phật ở lại đại viên Nigrodhārāma (Rừng Cây Đa) để thuyết pháp cho mọi thành phần giai cấp kinh thành Kapilavatthu đều được nghe. Ngày nào cũng hằng trăm người đến dự thính, trong đó có một số ít ngoại giáo thích tranh luận, khá nhiều người xin quy y và một số đông dòng tộc Sakyā xin xuất gia nữa! Đức Phật chỉ thuyết pháp và giáo giới mấy hôm, sau đó bàn giao trách nhiệm ấy lại cho hai vị đại đệ tử.
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 5746)
Bình đẳng nam nữ là một trong các khái niệm căn bản của Phật Giáo. Thậm chí, có thể nói rằng bình đẳng nam nữ là nền tảng gốc, vì trong tận cùng, ai cũng đều có khả năng giác ngộ, bất kể tính pháí, giai cấp, chủng tộc, màu da...
14 Tháng Bảy 2014(Xem: 6509)
Một trong những minh họa rõ nét nhất về sự bất bình đẳng giới ở Thái Lan, cụ thể là sự bất bình đẳng giới trong hàng ngũ xuất gia của Phật giáo Thái Lan, đó là bộ phim tài liệu White robes, Saffron dreams (Hàng bạch y và giấc mơ được khoác y vàng).
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 12225)
Một trong những vị cao tăng của Úc, ngài Ajahn Brahm, được Việt Nam mời đọc tham luận về “ Bình Đẳng Giới và Trao Quyền cho Nữ Giới ” tại đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam vào tháng 5 , 2014. Thật không may là Ajahn Brahm đã không được phép trình bày bài tham luận này do một lệnh cấm từ Ban Tổ Chức UN Vesak áp đặt chỉ một ngày trước khi hội nghị bắt đầu.