Kinh Nghiệm Đối Phó Hiểm Họa Cải Đạo Ở Liên Bang Nga - Minh Thạnh

19 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 30462)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ
HIỂM HỌA CẢI ĐẠO Ở LIÊN BANG NGA

Minh Thạnh

Từ thời Liên Bang Xô Viết, các giáo phái nước ngoài đã hướng những mũi dùi cải đạo vào Nga và các nước Cộng hòa Xô viết lúc bấy giờ, nhưng không có kết quả.

 Điều đơn giản là không có sẵn các yếu tố bản địa, còn các hướng truyền giáo nước ngoài đều bị ngăn chặn.

Do đó, lúc bấy giờ, những tác động cải đạo chỉ có thể hướng vào giới trí thức Nga có điều kiện sang công tác ở phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Đặc điểm của thành phần này là sẵn có các yếu tố gần gũi phương Tây, chẳng hạn thành viên các đoàn biểu diễn nghệ thuật, dàn nhạc giao hưởng trong các fan của họ ở phương Tây, có những tín đồ sốt sắng lo việc cải đạo, và những fan này giữ vai trò loan báo “tin mừng” đối với các văn nghệ sĩ Liên Xô, mà một số sính nếp sống thời thượng phương Tây.

Tuy vậy, hầu như chẳng có kết quả nào đáng lưu tâm, nên một số tài liệu của Liên Xô và Nga có nói qua về hiện tượng, nhưng hầu như không nói gì đến việc có cải đạo ở các văn nghệ sĩ trí thức Xô Viết được biết nhiều ở phương Tây.

Đến năm 1991, nhà nước Liên Bang Nga thay thế chính quyền Xô Viết. Cánh cửa vào nước Nga mở toang. Nhưng các đoàn truyền giáo phương Tây quá bất ngờ trước sự việc, nên không có những việc chuẩn bị cần thiết. Cái khó là tiếng Nga, ngôn ngữ “mười năm”, như cách nói của nữ ngoại trưởng Hoa Kỳ thông thạo tiếng Nga, bà C. Rice, có nghĩa là muốn thông thạo thì phải mất mười năm để học.

Giai đoạn này, nhiều đoàn truyền giáo ra vào nước Nga, hoạt động thông qua phiên dịch, cũng không có kết quả đột phá, dù rằng tất nhiên là có tiến triển hơn trước vì hoàn cảnh thuận lợi hơn.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng hoàn cảnh cụ thể của Liên Bang Nga, phía truyền giáo, cải đạo đã đưa ra công thức mới, là cố gắng sử dụng yếu tố bản địa kết hợp với truyền hình vốn có tác dụng rất lớn trong bối cảnh nước Nga.

Trước đây, truyền hình Liên Xô có những bước tiến lớn về công nghệ vệ tinh phủ sóng toàn lãnh thổ rộng lớn. Nhưng chính sự phát triển của công nghệ truyền hình vệ tinh lại hạn chế trở lại sự phát triển của truyền hình Liên Xô ở khâu kênh sóng. Tức là toàn quốc chỉ xem một kênh sóng duy nhất phát qua vệ tinh, có từ thập niên 1960, phát lệch giờ nhau cho từng vùng cụ thể, được gọi là các chương trình Orbita, tức “Quỹ đạo”, đánh số từ Orbita 1 đến Orbita 4. Kênh Orbita 1 phát theo giờ châu Âu, kênh Orbita 4 phát theo giờ vùng Viễn đông. Như vậy, toàn Liên Xô chỉ có 1 kênh truyền hình Trung Ương để xem. Truyền hình Xô Viết chuyển sang truyền hình Nga trong tình trạng như vậy.

Do đó, tác động của kênh truyền hình phát hình vệ tinh này rất quan trọng đối với không chỉ nước Nga mà là toàn Liên Xô cũ. Cho đến năm 1991, việc phát sóng được thực hiện bằng các trạm phát lại mặt đất, dày đặc trên lãnh thổ Liên Xô cũ.

Cơ hội để các lực lượng cải đạo khai thác kênh truyền hình này là quyết định của Tổng thống Nga ngày 27/12/1991 giải tán Ủy ban Phát thanh Truyền hình Toàn Liên Bang Xô Viết và thành lập Công ty quốc gia Nga Phát thanh Truyền hình Ostankino, mở đầu cho việc phi công hữu hóa hệ thống phát thanh truyền hình.

Đến ngày 30/1/1994 bước chuyển dịch này hoàn tất với kênh truyền hình toàn quốc chuyển thành một công ty cổ phần, với tên gọi ORT (viết tắt từ tiếng Nga Obshchestvennoe Rossiykoye Televidenie).

Những người làm công việc cải đạo ở Nga xem đây là một cơ hội. Họ thuê sóng của “Join Stock Company” này mỗi sáng chủ nhật, với một nhà truyền giáo có trình độ tiếng Nga được coi là hùng biện.

Việc tiếng nói hoạt động cải đạo đổ bộ lên kênh truyền hình vệ tinh duy nhất của Nga lúc đó, bề ngoài là một bước tiến lớn của hoạt động cải đạo ở Nga. Sáng chủ nhật, giờ vàng, khán giả truyền hình toàn Nga và nhiều nước SNG đều phải xem chương trình rao giảng mà không có sự lựa chọn nào khác.

Tất nhiên, một số đông tuyệt đối khán giả không hài lòng. Dường như, chỉ có ORT được lợi vì thu được một số tiền từ hợp đồng. Còn những người làm công việc cải đạo, thì song song với một số kết quả nhất định, đã phải nhận lấy một làn sóng dị ứng từ phía xã hội, báo chí, quan chức nhà nước và nhất là đại biểu Duma quốc gia Nga.

Nhiều người coi là nước Nga đã bị “dị giáo hóa” từ truyền hình, và những phản ứng chống lại dị giáo đã được dấy lên trước việc dùng truyền hình chơi trội như thế của những lực lượng cải đạo. Giáo hội Chính thống giáo Nga cũng vào cuộc, với những tiếng nói hướng về chính quyền, đặc biệt là các đại biểu dân cử.

Một khái niệm mới được ra đời ở Nga là “an ninh tâm linh” (Spriritual security). Sức đề kháng việc cải đạo được đẩy lên mạnh mẽ ở Duma quốc gia Nga, với một đạo luật năm 1997 đề cao Chính thống giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, khẳng định tinh thần Hiến pháp 1993 và triển khai cụ thể.

Học thuyết về an ninh quốc gia Liên Bang Nga, vào năm 2000, cho rằng “bảo đảm an ninh quốc gia bao gồm việc chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của các tổ chức tôn giáo ngoại lai và truyền giáo” (từ Wikipedia: “ensuring national security includes countering the negative influence of foreign religious organization and missionnaries”).

Không nhớ rõ là các hoạt động cải đạo phải chia tay với Đài Truyền hình ORT từ lúc nào, nhưng trong khoảng từ năm cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000 đã có sự đối kháng căng thẳng giữa chính quyền Nga, bao gồm Duma quốc gia đối với các giáo phái cải đạo từ phương Tây.

Ngoài sự gắn bó đương nhiên với Chính thống giáo Tổng thống Nga Boris Yeltsin đi lễ chùa Phật giáo, mặc y phục Phật tử, chắp tay trước ngực theo kiểu Phật giáo và tuyên bố “Hộ pháp”!

Báo chí Nga cùng đồng loạt lên tiếng, rằng nước Nga chia sẻ mọi giá trị của phương Tây, ngoại trừ dị giáo.

Còn các đại biểu Duma quốc gia Nga nhắc đến yếu tố lịch sử và truyền thống, trong việc cần phải thực thi “an ninh tâm linh”, trong đó sự tàn phá truyền thống từ dị giáo được nhấn mạnh.

Vấn đề được thống nhất cao độ hầu như không có tiếng nói đáng kể phản ứng lại từ người dân Nga. Hơn nữa, quan điểm bảo vệ các tôn giáo bản địa mà Phật giáo là một đều được luật hóa, ngay trong nội dung Hiến pháp, nên việc đã chắc như đinh đóng cột.

Diễn tiến quá trình đề kháng lại việc cải đạo ở Nga được ghi nhận ở trên có thể là kinh nghiệm quý cho việc đối phó với hiểm họa cải đạo thường trực tại Việt Nam, đặc biệt là việc trông cậy vào dư luận, các đại biểu dân cử, xây dựng luật pháp và sự tích cực cơ quan hành pháp, cơ quan chấp pháp.

Người Nga, nước Nga, chính phủ Nga, quốc hội Nga, bừng tỉnh sau cuộc đổ bộ lên truyền hình của những giáo phái cải đạo, chứ không “ngã ngửa”!.

MT

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11624)
Người tu nên dừng lại. Con thành tâm và xin 1 lần nữa được sám hối trước Tam Bảo khi nói điều này. Người xuất sỹ nên và cần rũ bỏ hào nhoáng bên ngoài. Chạy theo xe cộ, điện thoại, chùa to, Phật lớn,… là không đúng. Nhứng thứ đó Đức Thế Tôn không cần. Phật muốn người tu sỹ đặt Phật trong trái tim của mình. Cần xây những ngôi chùa trong trái tim của mình, trong tâm của mình.
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11933)
là tăng sĩ theo Phật giáo đại thừa mà vẫn chưa ăn chay được là một thiếu sót về văn hóa ẩm thực, cần phải nỗ lực khắc phục để vượt qua. Vì thế, không thể nói rằng, đức Phật không cấm ăn mặn trong Phật giáo nguyên thủy nên tăng sĩ theo đại thừa được quyền ăn mặn
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6168)
Bài nghiên cứu của tác giả Trần Hồng Liên đã phản ánh thực trạng có vấn đề “chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành đã và đang gây ra bất ổn định xã hội”. Vấn đề chuyển đổi tôn giáo lẽ thường chỉ xảy ra ở các đô thị lớn nhưng lại xảy ra ở một khu vực tưởng chừng như bất khả xâm phạm của Phật giáo ở Việt Nam. Đây cũng là gióng lên một tiếng chuông cảnh báo cho giới Phật giáo, nhất là các nhà lãnh đạo Phật giáo từ trung ương đến địa phương.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5106)
Thiết nghĩ,một người phật tử học phật chân chính nên dùng lòng từ bi và trí tuệ của mình để tìm hiểu quán chiếu và không nên có những phán xét tùy tiện…chính sự phán xét đó, dù vô tình hay cố ý, sẽ khiến Phật giáo chia rẽ mất đoàn kết,phá vỡ sự hòa hợp của tăng đoàn
22 Tháng Mười 2015(Xem: 8069)
Nói cách khác cho đến thời điểm hiện nay chỉ có hai tháp xá lợi Phật được khai quật là Ca Tỳ La Vệ và Tỳ Xá Li là đang còn. Xá lợi được truyền bá tại Miến Điện, Tây Tạng, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ là Xá lợi niềm tin vì chưa được giám định ADN, xác định gen di truyền và chưa kiểm định C14 để xác định niên đại. Xá lợi niềm tin thì không có gì để tin được.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 22746)
Trong số những bài góp ý liên quan đến bài "Về Tôn Xưng "Pháp Vương", chúng tôi nhận thấy cần post lên đây hai bài đáng quan tâm đến vấn đề: một bài gần như đồng quan điểm với những lời phát biểu của quý Hòa thượng lãnh đạo cấp cao Trung Ương Giáo Hội (bài của GSTS. Trần Kiêm Đoàn) và bài kia, dù được loan tải trên kênh chính thức của giáo hội nhưng lại có những quan điểm trái chiều (bài của Cư sĩ Giới Minh)
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29362)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 9191)
Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8442)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ Phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
30 Tháng Chín 2015(Xem: 7795)
Phật giáo Việt Nam cần phải có những bước đi cụ thể gì để thoát khỏi ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, quay lại với đạo Phật có nguồn gốc lịch sử sâu đậm?