Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ Nhưng Thất Bại - Đào Viên

21 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 27633)

MỘT CỐ GẮNG CẢI ĐẠO LY KỲ NHƯNG THẤT BẠI
hay là Cái Gan Bàn Tay của Mông Kha

Đào Viên

The best religion is the most tolerant.
Delphine de Girardin (1804 – 1855)

Thế kỷ thứ 13 tại Âu châu là một thời kỳ cực thịnh của đạo Thiên Chúa Ca Tô La Mã (Christian Roman Catholic). Các nước ở Âu Châu khi đó là một tập hợp một số quốc gia quân chủ lỏng lẻo, nhưng lại hợp quần với nhau, cùng chịu chung sự lãnh đạo và điều động của Nhà thờ Thiên Chúa Ca Tô La Mã (gọi tắt dưới đây là Nhà Thờ). Giáo Hoàng, lãnh tụ đứng đầu Nhà thờ này không những chỉ có thần quyền mà còn có cả thế quyền đè nặng lên dân chúng và vua quan các nước ở Âu Châu.

gregoryixGiáo Hoàng lúc đó là Gregory IX đã tuyên bố rằng Giáo Hoàng là Chúa tể của vũ trụ, có quyền hạn không những trên tất cả người dân mà còn trên tất cả những hiện vật của thế gian. Giáo Hoàng thừa kế là Innocent IV còn đi xa hơn khi cho rằng Giáo Hoàng của nhà thờ La Mã là Chúa tể của thiên hạ là vì đã được chúa Ki Tô ban phước cho như vậy. Chính vì vậy mà nhà thờ Ca Tô La Mã, với tất cả uy quyền trong tay, một chính sách bất bao dung tàn bạo, đã mở ra hồi đầu thế kỷ những chiến dịch trừ khử những gì có thể nguy hiểm cho quyền lợi của họ. Innocent IV cũng là người đã cho phép dùng cực hình, dùng mọi hình thức tra tấn để lấy khẩu cung và cưỡng bách những kẻ ngoại đạo cải đạo sang đạo Ca Tô La Mã. Chiến dịch khủng khiếp này, dược mệnh danh là Toà Án Xử Dị Giáo (Inquisition), đã kéo dài gần 300 năm tại Âu Châu.

Một trong những nạn nhân đáng kể lại của chiến dịch này là một ông giáo sĩ Do Thái. Ngày hôm đó, vua Louis IX của nước Pháp, một người rất mộ đạo Thiên chúa, đến tham dự một cuộc tranh luận về giáo lý tại một giáo đường ở Cluny, giữa một bên là các giáo sĩ Thiên chúa giáo và bên kia là các tu sĩ Do Thái giáo. Khi một ông tu sĩ Do Thái giáo đặt nghi vấn về vấn đề trinh nguyên của Đức Mẹ đồng trinh khi sinh ra đức chúa Giê Su, thì trong số khán giả đến nghe, có một ông hiệp sĩ đã nhẩy lên, rút gươm ra mà chém vào đầu ông giáo sĩ Do Thái. Ban tổ chức hốt hoảng phản đối, thì vua Louis IX – người sau này được Nhà Thờ phong thánh thành Saint Louis – đứng ra tuyên bố là; “cách tốt nhất để người Thiên Chúa giáo bảo vệ tín lý của mình là đâm mạnh gươm vào bụng kẻ ngoại đạo cho thật sâu”.

innocent-iv

Kẻ thù chính yếu của Thiên chúa giáo lúc bấy giờ là đạo Islam (Hồi giáo) và những người Muslim, hồi đó đang kiểm soát vùng Đất Thánh (Holy Land) ở Trung Đông. Ngay từ thế kỷ thứ 11, Nhà Thờ đã tổ chức nhiều cuộc Thánh Chiến chống lại người Muslim hòng chiếm lại Đất Thánh, nhưng họ đều thất bại. Họ chỉ chú tâm đến Hồi giáo và những người Muslim mà họ đang tìm đủ mọi cách để tiêu diệt.

Ngay cả đến khi có tin báo về là có một đạo quân mọi rợ rất đông, rất tinh nhuệ kéo từ phía Đông đến, đang cướp bóc tàn phá các nước theo Hồi giáo, từ phần đất của người Slaves (Nga La Tư) qua Ouzbékistan, Kazakhstan, Afghanistan, Ba Tư (Iran bây giờ), Irắk, đến Ai Cập, Giáo hoàng La Mã cho đó là một ý muốn của đức Chúa Trời, mượn tay một bọn giặc diệt trừ “đồ chó dại Muslim” để đem lại cả vùng Trung Đông về với Ca Tô La Mã. Họ không biết đó là đạo quân Mông Cổ hùng mạnh của Thiết Mộc Chân – tức là Thành Cát Tư Hãn – và con cháu ông ta(1) đến từ Mạc Bắc phía bắc Trung Hoa, đang tàn phá tất cả mọi nơi đã đi qua, tiến đến việc thiết lập một đế quốc Mông Cổ rộng lớn.

Năm 1238, khi có một sứ giả Muslim chạy sang cầu cứu với Nhà Thờ để xin cùng nhau chống lại kẻ thù chung là Mông Cổ thì đã không được dáp ứng. Ông Giám Mục của Westminster là Peter des Roches đã lớn tiếng tuyên bố: “Hãy để cho lũ chó dại cắn nhau xâu xé nhau, cho đến chết. Lúc đó, chúng ta sẽ vào tiêu diệt nốt lũ kẻ thù của Thiên Chúa còn lại, quét sạch trái đất, khiến cho thế giới quy về một mối với Nhà Thờ Ca Tô chúng ta và lúc đó chỉ còn một Chủ chăn cho một bầy con chiên mà thôi” .

thietmochan-thanhcattuhanĐạo quân Mông Cổ đã tiến sâu vào Âu Châu vượt dãy Oural vào châu Âu, qua sông Volga, sau năm ngày chiến trận, đại phá quân Nga ở thành Riazan (nằm ở hướng đông-nam thành Moscou), giết hết dân trong thành. Quân Mông Cổ tiếp tục đánh chiếm thành trì của các ông chúa xứ Đông Âu như: Moscou, Vladmir (Nga), Kiev (Ukraine), Varsovie, Cracovie (Ba Lan), Lienitz (Đông Đức), Budapest (Hung Gia Lợi), rồi tiến đến biển Adriatique, tới đâu cũng tàn sát, chỉ tha cho một số để bắt làm nô lệ. Năm 1241, quân Mông Cổ tiến đến sát thành Vienne (Áo). May cho thành này là đúng lúc đó có tin là Đại Hãn Oa Khoát Đài mất ở Mông Cổ. Batu, tướng Mông Cổ đã không tiến đánh nữa mà rút về.

Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227 để lại một đế quốc rộng lớn, chia ra là 3 tiểu quốc, dưới quyền một Hãn và một nước lớn trung ương dưới quyền một Đại Hãn đóng đô tại Karakorum. (Ảnh minh họa bên trái: Thiết Mộc Chân - Thành Cát Tư Hãn)

***

Mối nguy cơ vì quân Thát Đát – một tên gọi khác cho giống người Mông Cổ – tan biến dần, nhưng lòng ngạo mạn chủ quan của vua chúa Âu Châu và Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo Ca Tô La Mã vẫn không thay đổi, mà chỉ có phần tăng trưởng. Họ vẫn nghĩ Nhà Thờ cùng với đức Giáo Hoàng là chúa tề vũ trụ và các dân tộc khác, kể cả bọn Thát Đát, là một bọn mọi rợ cần được cải đạo đem về với Chúa, dưới sự quản trị của Giáo Hoàng La Mã.

louis-ixTháng sáu 1245, vua Louis IX nước Pháp (Ảnh minh họa bên: Vua Louis IV), theo lời triệu tập của Giáo Hoàng Innocent IV, lập ra một hội đồng với mục đích tìm cách phủ dụ vua tôi Thát Đát. Kết luận là Giáo Hoàng Innocent IV đã chủ động đứng ra làm một mình. Giáo Hoàng bèn viết ra hai tờ Thánh Chỉ – gọi là “bulls” – cho vua Mông Cồ. Trong một Thánh chỉ, Giáo Hoàng viết rõ tông chỉ của đạo Thiên Chúa và chỉ thị cho vua Thát Đát phải nhìn nhận đức Chúa Giê Su là Con đức Chúa Trời mà phải một lòng thành kính tôn thờ Ngài, và hãy cải đạo sang Thiên Chúa giáo Ca Tô. Thánh chỉ thứ hai có tính cách đe dọa hơn. Giáo Hoàng viết:

Mặc dầu Thiên Chúa đôi khi không muốn trừng phạt kẻ bất tuân phục trong chốc lát, Nhưng nếu những kẻ này vẫn không chịu tự ý thần phục Ngài, Ngài sẽ có thể không những không chần chừ trừng trị kẻ láo lếu nữa mà còn sẽ tiếp tục trừng trị nhiều hơn nữa sau này”.

Hai Thánh chỉ này được giao cho một môn đệ của thánh Francis là giáo sĩ Giovanni da Pian del Carpine, hay là John of Plano Carpini(2), người Ý. Giáo sĩ John bắt đầu khởi hành từ Lyon nước Pháp – khi đó là trụ sở của Giáo Hoàng – ngày 16 tháng Tư năm 1245 để đi gặp vua Mông Cổ. Giáo sĩ John có lẽ là người Âu châu đầu tiên làm một cuộc hành trình Đông tiến xa vời vợi, gặp phải cơ man vất vả, khó khan, khi đi ngựa, khi đi bộ. Ông đã phải mất hơn một năm mới tới được Karakorum là nơi đóng đô của Đại Hãn Quý Do – hay là GuYuk – ngày 24 tháng Tám 1246, lúc ấy mới lên ngôi. Kinh đô của Đại Hãn Mông Cổ không có lâu đài nguy nga mà chỉ là những trang trại bằng lều rộng lớn, bên trong bầy biện rất trang trong lịch sự với rất nhiều đồ đạc trang trí mà ông nghĩ là đã bị quân Mông Cổ lấy từ các nước ở Âu Châu về .

Triều đình Mông Cổ lúc đó rất bận rộn đó tiếp nhiều đoàn người sứ giả các nước đủ loại – người ta nói có đến bốn ngàn sứ giả – đến dự lễ lên ngôi báu của Đại Hãn Quý Do, nối nghiệp cha là Oa Khoát Đài. Sau cùng giáo sĩ John cững được dẫn đến gặp vị tân Đại Hãn. Viết về Đại Hãn Quý Do, ông viết: “Đại Hãn khoảng 44, 45 tuổi, trông rất chững chạc, rất lễ độ, phong cách nghiêm trang, khoan thai. Ít ai trông thấy ông ta cười hay rỡn“. Ông trình lên hai Thánh chỉ của Innocent IV. Đến ngày 13 tháng Một ông mới được thư trả lời cũa Đại Hãn Quý Do. Lập tức ông trở về, mất 6 tháng về đến Kiev và thêm 6 tháng nữa mới về đến Lyon trình thư trả lời của Quý Do cho Giáo Hoàng Innocent IV. Vừa đi vừa về, ông đã phải mất hai năm rưỡi để làm song mhiệm vụ.

Nếu Giáo Hoàng Catô La Mã tin chắc ở thần quyền và thế quyền của mình thì Đại Hãn Mông Cổ cũng tin ở quyền hành tuyệt đối của mình trên thiên hạ không kém. Dân Mông Cổ đã bắt đầu vào Trung Hoa – nhà Tống – văn minh hơn và họ cũng bắt chước theo quan niệm Thiên Tử của người Tầu cho rằng Vua, hay Thiên Tử là con Trời, thay Trời mà cai trị dân. Đối với Thiên Tử Nguyên Mông những ai không tùng phục triều cống Thiên Tử là manh tâm chống đ ối Thượng Đế, cần phải trừng trị.

daihan-quydoQuý Do đã trả lời trong thư cho Giáo Hoàng Innocent IV với những lời lẽ trịch thượng không kém:

Làm sao ngươi biết được là những lời đe dọa của ngươi là từ Thượng Đế?…Tất cả những đất đai dưới ánh sáng mặt trời từ lúc rạng đông cho đến chiều tối, đã là của Ta. Tại sao ngươi dám làm ngược lại với mệnh lệnh của Thượng Đế?…Ngươi là bề trên của những Hoàng tử các nước (ở Âu Châu), chính ngươi phải đến đây quy thuận và chờ Ta phán quyết.. Lúc đó Ta mới nhận ngươi là kẻ bầy tôi. Nếu ngươi không tuân theo lệnh của Thiên Tử, không nghe theo lời Ta, Ta sẽ coi ngươi là kẻ thù. Ta sẽ làm cho ngươi hiểu. Nếu ngươi vẫn không hiểu, sẽ chỉ có Thượng Đế mới biết là Ta sẽ phải làm gì.”

Câu chuyện đến đây tạm ngưng vì một mặt quân Mông Cổ khi đó còn bận rộn với chiến dịch Nam tiến đánh Trung Hoa nhà Tống, và các nước lân bang, không còn để tâm đến Âu châu, mặt khác Innocent IX cũng biết chẳng làm gì hơn được và cũng chẳng muốn gây hấn vơi quân Mông Cổ.

Đại Hãn Quý Do chỉ làm chúa tể Mông Cổ được hai năm, băng hà năm 1248. Đến đây, ngôi Đại Hãn truyền sang ngành thứ tư, ngành út. Mông Kha, người con cả của Đà Lôi (Đà Lôi là con út của Thành Cát Tư Hãn) lên nối ngôi Quý Do. Năm 1253, ông sai em ruột là Hốt Tất Liệt mang quân đi đánh nhà Tống, rồi nước Đại Lý tức là nước Nam Chiếu tại Vân Nam, đánh sang Miến Điện, rồi tiện đường đánh chiếm Việt Nam, chiếm được thành Thăng Long. Nhưng vì không hợp thủy thổ lại gặp sự kháng cự mạnh liệt của nhà Trần, nên bị vua Trần Thái Tông phản công phải thua chạy về Trung Hoa.

***

Đến đây, hy vọng làm một cố gắng khác để truyền giáo và cải đạo “bọn mọi rợ ngoại đạo” đã được một giáo sĩ giòng Franciscan đứng ra cáng đáng. Ông này là Guillaume de Rubrouck (hay là William of Rubruck), ở vùng Flandre, là một cố vấn thân tín của vua Louis IX. Giáo sĩ Guillaume sau khi đọc bản bá cáo của John of Plano Carpini viết về triều đình Mông Cổ và về hàng trăm người Đức đang bị bắt về làm nô lệ cho rợ Mông Cổ bên ấy, bèn lấy quyết định phải đi Mông Cổ một chuyến để rao giảng Thánh Kinh cho Đại Hãn Mông Cổ và dể an ủi những người nô lệ Âu Châu đang bị bắt giữ. Vua Louis IX đồng ý và ra lệnh cho ông khởi hành, khi dó ông đang ở Constantinople..

 

Hành trình sang Mông Cổ của Guillaune de Roubruck

hanhtrinhsangmongcoTháng Năm năm 1253 Guillaume de Rubrouck ra đi và đến ngày 27 tháng Chạp 1253 ông đã tới Karakorum, kinh đô của Đại Hãn Mông Kha. Ông đến Karakorum không vì một sứ mạng chính trị, ông không phải là sứ giả của Pháp hay của Toà Thánh La Mã, mà chỉ với tư cách cá nhân của một giáo sĩ theo đạo Thiên Chúa. Ông đã để nhiều thì giờ quan sát những hoạt động tôn giáo xứ này và ghi nhận nhiều chi tiết quý hiếm trong bản bá cáo sau này gửi cho vua Louis IX, mà về sau chúng ta được đọc. Ông nhận xét:

daihan-mongkhaĐại Hãn Mông Kha là một người có cái mũi tẹt, thân thể trung bình, khoảng bốn mươi lăm tuổi..” Ông thấy ngay xung quanh triều đình Mông Cổ có nhiều đoàn thể tôn giáo muốn ảnh hưởng vào tín ngưỡng của Đại Hãn, lúc ấy còn đang phân vân chưa ngả hẳn về một tôn giáo nào cho cá nhân mình cũng như cho thần dân: nào là đạo Islam của những ông đạo Muslim, mà ông gọi là bọn Saracens, như những người La Mã bấy giờ, đến mấy đạo Á Đông, mà ông không biết hay không muốn phân biệt Phật Giáo với Lão Giáo, gọi chung là “tuin” (tức là tu nhân hay tu sĩ) trong bá cáo. Ông cũng còn thấy một số giáo sĩ giòng Nestorian, là một chi phái Thiên Chúa giáo ở Đông Âu đã tách rời ra khỏi Ca Tô La Mã, muốn lập ra một nhà thờ riêng, cạnh tranh ảnh hưởng với Thiên Chúa giáo Ca Tô La Mã. Những giáo sĩ Nestorian đã đến với triều đình Mông cổ từ nhiều năm trước và đã có nhiều ảnh hưởng với nhóm quý tộc Mông Cổ. Họ hàng của Quý Do có nhiều người đã theo Nestorian. Ngay cả mẹ của Mông Kha cũng theo đạo này. Thành thử ra, mặc dầu chẳng muốn chút nào, nhà truyền giáo đạo Thiên Chúa Ca Tô La Mã Guillaume de Rubrouck đã lại phải nhờ vả vào những đối thủ Nestorian để tìm cách xâm nhập vào triều đình Mông Cổ. (Ảnh minh họa: Đại hãn Mông Kha)

Đi dạo quanh quần thể doanh trại Karakorum, ông nhận định: “ Tôi thấy có mười hai tu viện ngoại đạo (đây là Phật giáo), hai cái nhà thờ theo tôn giáo của Mohamed (tức là Islam) và một cái nhà thờ Thiên Chúa giáo ở cuối thành phố”. Ông cũng còn gặp nhiều người tứ xứ, không biết là tự ý đến hay bị bắt buộc đến, trong số đó có một người Pháp làm nghề thợ bạc, một người Anh tên là Basil. Một nhận xét khác nữa là tất cả mọi người địa phương hay người ngoại quôc tứ xứ đến, ai muốn theo tôn giáo nào, muốn sùng bái vi thánh thần nào đều được tự do. Triều đình Mông Cổ không cấm cản. “Bao dung Tôn Giáo” quả thực là một điều xa lạ bất ngờ cho một ông giáo sĩ Thiên Chúa giáo không bao giờ nghĩ tới, mà chỉ quen với ý chí phải diệt trừ lũ tà ma ngoại đạo, như bọn Muslim, để đem về với Chúa.

Thực ra, Phật giáo đã đến với người Mông Cổ từ trước rồi. Mười năm trước, dưới triều Quý Do, Thái Tử Godan của triều đình Mông Cổ đã bảo trợ cho Phật giáo Tây Tạng. Ngay 3 năm trước, Mông Kha cũng đã bổ nhiệm một nhà sư Phật giáo Tây Tạng vào nhóm quần thần của mình mặc dầu lúc đó Đại Hãn chưa nhất quyết theo một tôn giáo nào.

Nhưng rồi việc phải đến đã đến. Guillaume de Rubrouck cũng như các nhà truyền giáo Nestorian, Muslim, các “tuin’ (tu sĩ Phật giáo, Lão giáo), như Giáo sĩ Guillaume bá cáo, đã nhận được lệnh từ triều đình Mông Cổ:

Này các ngươi Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo v.v..Các ngươi tự cho tôn giáo mình là hay hơn cả… Thì nay Đại Hãn muốn các ngươi hãy tu tập lại trong một phiên họp để nói chuyện với nhau (ý nói chất vấn nhau), hầu Đại Hãn có thể học hỏi mà biết được Sự Thật”.

Ngày 31 tháng Năm 1254 là ngày được chỉ định và có lẽ là ngày đầu tiên trong lịch sử tôn giáo thế giới, các tôn giáo đã ngôi lại nói chuyện với nhau.

Để chuẩn bị cho một chiến lược thật tốt, giáo sĩ Guillaune nghĩ ra ngay là không nên hấp tấp đả kích ngay lúc đầu bọn Saracens (Muslim) như Toà Thánh La Mã vẫn làm, bởi vì Thiên Chúa giáo với Islam cùng là tôn giáo độc thần, cùng tin tưởng ờ một ông “Gót”. Hai bên có thể là đồng minh để tấn công bọn tu sĩ ngoại đạo kia (Phật giáo, Lảo giáo) trước đã. Guillaume bàn mưu với nhóm Nestorian như trên. Ông còn đề nghị cùng nhau dượt trước một cuộc đấu lý trong đó Guillaume sẽ đóng vai mấy người tu sĩ ngoại đạo cho mấy ông Nestorian tấn công. Khốn thay, mấy ông này chỉ thuộc lòng sách Thánh Kinh của họ mà không quen lối đả phá tín lý của tôn giáo khác. Rút cục hai bên đồng ý đê giáo sĩ Guillaume khai hỏa mở màn trận đấu lý.

Ngày 31 tháng Năm 1254, dưới sự chủ tọa của Đại Hãn Mông Kha, giáo sỉ Guillaume tấn công ngay địch thủ đầu tiên của mình là một nhà sư Phật giáo. Ông nói:

Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng trong tim, và xin xác nhận bầng môi miệng rằng Chúa “Gót” có thật, và chỉ có một “Gót” độc nhất, Ngài là đấng Toàn Hảo. Các ông tin vào đâu?”

Ông sư trả lời: “Thật là điên rồ mới cho rằng chỉ có một “Gót”. Những nhà thiện tri thức nói rằng có rất nhiều. Cũng như là đã chẳng có nhiều vua chúa ở nuớc các ông sao?. Và ngay đây Đại Hãn Mông Kha chẳng là một vị chúa tể ở đây sao? Cũng như thế, phải có nhiều “Gót” cho nhiều vùng khác nhau.”

Sau đó mọi người tiếp tục đấu khẩu, trước sự chứng kiến của Đại Hãn Mông Kha. Giáo sĩ Guillaume, trong bản bá cáo mà chúng ta được đọc ngày nay, đã hãnh diện viết là vị sư Phật giáo đẫ phải im tịt trước lý luận đanh thép của Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên, ông cũng viết rằng: “Nhưng sau cùng chẳng có ai nói rằng: tôi đã tin vào Thiên Chúa giáo và nay muốn cải đạo cả. Sau cùng, cuộc đấu lý chấm dứt, tất cả mọi người, từ những người Nestorian đến người Saracen (Muslim), đều lớn tiếng hát. Chỉ những bọn “tuin” (tu sĩ Phật giáo) là giữ im lặng. Cuộc hôi họp kết thúc với một tiệc rượu ai nấy uống rượu hả hê”.

Ngày hôm sau giáo sĩ Guillaume được lệnh đến trình diện trước Đại Hãn để nghe ngài phán quyết. Đại Hãn nói: “… Người Mông Cổ chúng tôi tin rằng… cũng như Thượng Đế đả cho chúng ta nhiều ngón tay trên bàn tay, thì Ngài cũng cho chúng ta nhiều lối đi (đạo) khác nhau …Thượng Đế đã cho các ngươi Thánh Kinh mà các ngươi đâu có theo…” Sau cùng Đại Hãn bảo thẳng thừng: “Ngươi đã ở đây khá lâu rồi. Bây giờ Ta muốn ngươi hãy về nước”. Đại Hãn không còn tỏ ra có thái độ bao dung như trước nữa.

Người ta không biết sự thay đổi thái độ này của Mông Kha có phải vì Đại Hãn đã được biết là Guillaume đã có lần bá cáo riêng với vua Louis IX là: “…về phần tôi, nếu được phép, tôi chủ chương phải dùng võ lực đánh bọnMông Cổ này…

Ngày 16 tháng 8, 1254 giáo sĩ Guillaume đã bị tống khứ về nước, sau khi đã ở Karakorum, kinh đô Mông Cổ tám tháng và đã chỉ cải đạo được sáu nhân mạng. Cố gắng cải đạo của Nhà thờ Thiên Chúa giáo đã bất thành.

***

nhasutaytangChỉ còn hai nhóm tôn giáo ở lại triều đình Karakorum là Phật giáo Tây Tạng và Lão Giáo. Phật giáo Tây Tạng có hai hệ phái Sakya và Kagyu đều muốn được Đại Hãn nâng đỡ. Hai năm sau, năm 1256, khi giáo sĩ Guillaume đã về nước, Đại Hãn Mông Kha lại tổ chức một buổi họp thứ hai, tương tự như lần trước, nhưng lần này vắng mặt đại diện Thiên Chúa giáo La Mã và Nestorian cũng như Hồi giáo. Chỉ còn những đạo sĩ Lão giáo và sư Phật giáo. Trong kỳ họp này, phe Phật giáo thắng. Năm sau, Đại Hãn lại tổ chức một buổi họp khác để giải quyết lời tham phiền của các đạo sĩ Lão giáo. Lạt ma Karma Pakshi, giòng Kagyu, đến từ Tây Tạng, vào triều đình Mông Cổ để sẵng sàng gặp các nhà đạo sĩ Lão Giáo. Nhưng họ đã không đến.

Đại Hãn Mông kha bèn chọn lựa Phật Giáo Tây Tạng là quốc giáo.

Đại Hãn tuyên bố: “Những nhà Nho thì cho rằng Khổng Giáo là căn bản cho các tôn giáo. Người Thiên Chúa giáo, tin tưởng ở Chúa Cứu Thế, thì tin được lên Thiên Đàng. Người Muslim thì hết lòng cầu nguyện để được Thượng Đế phù hộ. Nếu xem xét kỹ lưỡng các tôn giáo đó song, người ta sẽ thấy rằng không tôn giáo nào có thể so sánh được với Phật giáo…” Đại Hãn dơ bàn tay lên mà nói rằng :”.. (Các tôn giáo ấy) giống như những ngón tay trên bàn tay, mọc ra từ gan bàn tay. Gan bàn tay là Phật giáo vậy”.

_____________________________________________________________________________

(1)Thành Cát Tư Hãn (Gengis Khan) hay Thiết Mộc Chân (Temoujin) sáng lập ra Dế Quốc Mông Cổ, truyền ngôi báu lại cho con cháu được năm đời Đại Hãn: a) đời thứ hai là Oa Khoát Đài (Ogodei, Ogotai) con Thành Cát Tư Hãn; b) Đời thứ ba là Quý Do (Guyuk), con Oa Khoát Đài; c) đời thứ tư là Mông Kha (Mongke) con Đà Lôi, ông này là con út Thành Cát Tư Hãn; d) Đời thứ năm là Hốt Tất Liệt (Kubilai), em Mông Kha. Hốt Tất Liệt vào Trung Hoa, lập ra nhà Nguyên, dời đô từ Karakorum về kinh đô nhà Kim, gọi là Đại Đô, bây giờ là Bắc Kinh. Năm 1355, Chu Nguyên Chương, một thủ lãnh của Minh giáo, chiếm được Hàng Châu và nhiều thành quan trọng khác, rồi xông lên chiếm Đại Đô. Vua nhà Nguyên bỏ chạy về Mông Cổ. Họ Chu lập ra nhà Minh.Tại Mông Cổ, nhà Nguyên còn có thêm 10 đời Đại Hãn nữa, trước khi bị diệt vong. Karakorum tại Mông cổ ngày nay chỉ còn là một sa mạc hoang vu.

(2) John of Plano Capini, người Ý sinh năm 1180 mất năm1252 là một giáo sĩ Jesuite,dòng Franciscan.

(3) Guillaume de Roubruck sinh măm1220 tại Roubruck thuộc Hà Lan, mất năm 1293 cũng là một giáo sĩ Jesuite dòng Franciscan

Tài liệu tham Khảo:

a) The texts and versions of John of Plano Carpini and William de Rubruquis

b) The Awakening of the West (Stepen Batchelor, 1944)

c) Wikipedia, the Free Encyclopedia

d) Thành Cát Tư Hãn và Đế quốc Mông Cổ (Thúc Nguyên- Việt Nam Tư Quán)

(Nguồn: http://daovien.wordpress.com/)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 2015(Xem: 9785)
Có phải càng ngày hình như càng khó tìm ra những ngôi chùa theo đúng nghĩa của từ này. Nhiều ngôi chùa đã biến thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, thậm chí cúng lễ đồ mặn, thậm chí bà đồng ông cốt cũng vào cả chùa. Có những ngôi chùa vắng tanh vắng ngắt, chỉ có ông từ, bà từ hương khói trông nom.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 10827)
Những Phật tử ở phương Tây chú ý chủ yếu đến khía cạnh thiền định, triết lý, giáo lý đạo đức của Phật. Tác giả nhận thấy phương Tây là nơi tiếp nhận Phật giáo nhưng lại vẫn duy trì được những giá trị tốt đẹp thực sự của tôn giáo này. Những gì họ đã tiếp nhận ở tôn giáo này thì đó mới đích thực là Đạo Phật, Le Monde kết luận.
09 Tháng Tám 2015(Xem: 5984)
Là một cư sỹ sơ cơ nhưng tôi lại có 1 suy nghĩ rất hồ đồ và ngu xuẩn khi tự đặt câu hỏi rằng trong mùa an cư kiết hạ này có bao nhiêu phần trăm quý thầy, quý sư cô, nói cách khác là các nhà sư đang toàn tâm, toàn ý, tập trung 100 % tâm trí cho tu học của mùa an cư kiết hạ trong suốt 3 tháng, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 sắp tới.
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 7731)
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống Phật giáo lâu đời. Nhiều người VN, dù theo đạo Phật, cũng không có sự hiểu biết tối thiểu về đạo Phật hoặc biết một cách rất mơ hồ, sai lạc, thậm chí nguy hại. Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến hiện nay
20 Tháng Sáu 2015(Xem: 5973)
Mật độ con người trên thế giới hiện nay mỗi lúc một tăng lên dần, nên tất cả những nhu cầu cho đời sống con người từ nhiều phía, nhằm để cung ứng phục vụ, như : sự ăn, mặc, ở, bệnh, các phuơng tiện đi lại, các phương tiện thông tin khoa học, các thông tin tri thức nhân sinh và vũ trụ.v.v… Trong đó, vấn đề nhu cầu tín ngưỡng tâm linh,
28 Tháng Tư 2015(Xem: 12076)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi"
24 Tháng Tư 2015(Xem: 12977)
Hòa thượng Giới Đức, theo lời thỉnh cầu của Hội Phật Học Đuốc Tuệ, đã đến vùng Little Sài Gòn, Quận Cam, miền Nam California thuyết giảng Phật Pháp. Buổi thuyết giảng công cộng đầu tiên đã diễn ra tại hội trường Trung tâm Sangha Center 7641 Talbert Ave, Huntington Beach, CA. 92648 vào buổi chiều Chủ Nhật 19 tháng 4 năm 2015 từ 2 giờ đến 5 giờ.
20 Tháng Tư 2015(Xem: 9325)
“Giới luật nhà Phật đã có quy định rất rõ cấm nghe xem hát múa đờn kèn, thì sao một người tu có thể đi thi hát. Hát nhạc Phật giáo đã không đúng chứ nói gì hát 1 bài nhạc đời, dù đó là bài có nội dung đạo đức cũng không thể chấp nhận.”
06 Tháng Tư 2015(Xem: 9079)
Về phương diện giới luật, ngài Nguyên Chiếu (1048-1116), là một trong những vị Tổ của Luật tông, đã cực lực phản đối sự kiện y tía, được thể hiện trong tác phẩm Tứ phần luật hành sự sao tư trì ký. Theo ngài, việc ban y tía cho Tăng nhân của Võ Tắc Thiên là sự khởi đầu của một hủ tục.