Phật giáo Thái lan: ngành kinh doanh hốt bạc

05 Tháng Chín 201519:18(Xem: 8963)

PHẬT GIÁO THÁI LAN:
NGÀNH KINH DOANH HỐT BẠC
Thu Hằng | RFI


Nhiều vụ tai tiếng tài chính và chi tiêu quá đáng trong giới sư sãi tại Thái Lan là chủ đề được tuần báo L’Express đề cập trong bài phóng sự có tựa đề : « Những ‘hiền sư’ áo vàng ‘xa xỉ’ ».

Phra Dhammachayo
Phra Dhammachayo walks through police security after hours
of questioning at Wat Chanasongkram in Bangkok
in relation to alleged embezzlement of land
and money from followers in 1999. (Bangkok Post)

Tờ báo nhắc lại những vụ tai tiếng lớn trong giới tăng lữ Phật giáo tại Thái Lan. Trước hết là vụ tai tiếng tài chính vào đầu năm 2015 của nhà sư Phra Dhammachayo, một trong những nhà sư nổi tiếng nhất Thái Lan, trụ trì đền Dhammakaya, cũng là một trong những ngôi đền lớn nhất đất nước, nơi có hơn 3.000 nhà sư sinh sống. Vụ việc bị phanh phui khi một lãnh đạo ngân hàng Klongchan Credit Union (Bangkok) bị cáo buộc đánh cắp 20 triệu euro để chuyển cho ngôi đền. Để xoa dịu những lời chỉ trích phản đối, sư trụ trì Phra Dhammachayo buộc phải hoàn trả một phần số tiền trên để tránh bị truy tố.

Trước đó, vào tháng Giêng, một vụ tai tiếng khác liên quan tới sư trụ trì chùa Wat Saket (còn gọi là Núi vàng), một trong những ngôi chùa cổ kính nhất vương quốc. Ông bị cáo buộc biển thủ số tiền tương đương 50.000 euro nằm trong ngân quỹ tổ chức tang lễ cho vị sư trụ trì đã mất. Hai tháng trước đó, vào cuối năm 2014, tại miền bắc Thái Lan, một nhà sư cũng đã bị bắt giam vì đầu tư gần 1 triệu euro vào thị trường chứng khoán. Số tiền này là một phần tiền công đức của người dân.

Phra Wiraphol Sukphol
Vụ các nhà sư, trong đó có một nhà sư đi máy bay riêng,
đang gây xì căng đan tại Thái Lan (nguồn: Youtube)

Chưa hết, hẳn mọi người vẫn chưa quên được hình ảnh nhà sư Phra Wiraphol Sukphol đeo kính đen thời thượng, dùng túi Vuitton, chụp hình trong máy bay trực thăng riêng. Hiện đang bỏ trốn, ông bị cáo buộc đã biển thủ hơn 24 triệu euro được giữ trong nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau.

Các sự kiện trên khiến người dân Thái Lan khó xử. Làm thế nào mà các nhà sư lại để "Mâra" (hay « Quỷ sứ cám dỗ » trong Phật giáo) dụ dỗ tham nhũng ? Bài phóng sự nhận xét rằng khó lòng cưỡng lại được trước số tiền công đức tại các nhà chùa, nhiều đến nỗi khiến các linh hồn trần tục bị mờ mắt.

Trăm cách « kiếm tiền » của nhà sư

Trên thực tế, để có một kiếp sau tốt hơn, hay để được cầu phúc trong ngày hôn lễ trọng đại, người Thái luôn mang lễ vật lên chùa, một nghi thức được hình thành từ cuối thế kỷ thứ XVIII, dưới triều vua Rama I, người sáng lập ra vương triều hiện nay. Chỉ riêng với khoản công đức này, hàng năm các chùa đã thu về hơn 3 tỉ euro, theo số liệu của Viện Phát triển Hành chính quốc gia tại Bangkok (National Institute of Development Administration). Người Thái Lan thậm chí còn đứng hàng thứ 3 trên thế giới về sự hào phóng đóng góp cho các tổ chức tôn giáo hay thiện nguyện, theo tổng kết mới nhất (2014) của World Giving Index.

Một nhà sư đấu tranh vì sự minh bạch của đền chùa Phật giáo khẳng định trên trang Facebook của mình : « Rất nhiều nhà sư muốn có chức vụ cao hơn đã không ngần ngại ''hối lộ'' các đấng bề trên của chùa ». Vì vậy, bất chấp một trong 227 điều luật của Phật giáo (Patimokkha) cấm nhận tiền mặt, nhiều sư sẵn sàng thuyết phục Phật tử cởi hầu bao : Tiền công đức càng lớn, Phật tử càng nhận được nhiều lộc.

Gần đây, một nhà sư già đã bị bắt tại Udon Thani, phía đông bắc Thái Lan, vì đã ăn trộm sọ người chôn tại một nghĩa trang. Nhà sư này định dùng những chiếc sọ đó trong một nghi lễ huyền bí để đoán các số trúng thưởng độc đắc và sau đó sẽ bán với « giá cắt cổ » cho Phật tử. Câu chuyện có vẻ buồn cười, nhưng cho thấy giới tăng lữ Thái Lan đã sa đà đến mức nào.

Một cách kiếm tiền khác của giới sư sãi Thái Lan được nhà thần học Mano Laohavanich, hiện giảng dạy tại đại học Thammasat (Bangkok), trước đây là người thân cận và giúp sư trụ trì Phra Dhammachayo đạt tới đỉnh cao danh vọng hiện nay, cho biết : « Để được ưu tiên ngồi cạnh sư (Phra Dhammachayo) trong một buổi lễ, cần phải chi vài nghìn euro. Những Phật tử làm công đức được chia theo địa vị xã hội trong một núi cơ sở dữ liệu khổng lồ, chỉ sau mỗi kho dữ liệu của chính phủ. Ngày nay, Phra Dhammachayo có thể đã trở thành tỉ phú. Nhà sư thành lập các công ty bất động sản, xây dựng, khai thác mỏ và buôn vũ khí ».

Minh bạch trong quản lý tài chính

Để hy vọng chấm dứt những tai tiếng trên và để vấn đề quản lý tài chính của các chùa được minh bạch, cách đây vài năm, giới tăng lữ Phật giáo Thái đã thành lập một đội « sư cảnh sát», đặt trụ sở tại đền Sunwannaram, nằm ở trung tâm Bangkok, dưới sự điều hành của nhà sư Phra Rachapariyat Wethi. Nhờ các chuyến đi tuần và đặc biệt là tố cáo qua điện thoại với đường dây nóng hoạt động 24/24 giờ, đội « sư cảnh sát » đã phát hiện nhiều chuyện thường nhật như một chú tiểu đi bán bùa, hay sư chèo kéo người qua đường, tới chuyện "tày đình" là các nhà sư ngủ với phụ nữ.

Còn sư Phra Buddha Issara, nổi tiếng vì có khuynh hướng làm chính trị và được cho là thân với Thủ tướng Prayuth Chan-O-Cha, đã đưa ra nhiều biện pháp cải cách sâu rộng Phật giáo trong nước. Trước hết, các đền chùa buộc phải minh bạch trong vấn đề tài chính ; cụ thể là mỗi đền chùa phải có sổ kế toán riêng. Tiếp theo, chấm dứt tập trung quyền lực vào giới tăng lữ, mà đại diện là khoảng 20 cao tăng thuộc ban lãnh đạo Tăng đoàn (Sangha). Thế nhưng, ban lãnh đạo này là nỗi sợ hãi của nhiều nhà sư và ngay cả chính phủ cũng không có quyền giải thể. Nhà sư Phra Buddha Issara cáo buộc những vị « Hiền sư » này không bao giờ cho điều tra các nhà sư tham nhũng, vì chính họ cũng nhận tiền hối lộ.

Thế nhưng, các đề xuất trên có nguy cơ bị loại bỏ vì giới tăng lữ Phật giáo tại đây vẫn có tiếng nói và mức ảnh hưởng mạnh mẽ, mặc dù, theo kết quả điều tra của đại học Khon Kaen vào năm 2013, chỉ còn 14% người Thái Lan vẫn giữ niềm tin tuyệt đối vào giới tăng lữ. Song, theo như lời nhà nghiên cứu thần học Sinchai Chaojaroenrat, « Giới tăng lữ Thái Lan muốn trở thành trung tâm Phật giáo của toàn thế giới ». Nhà sư tai tiếng Phra Dhammachayo, hiện đã thu hút được hơn 3 triệu tín đồ, muốn dùng « thiền » để chinh phục toàn thế giới. Khoảng 60 "chi nhánh" đã được mở ở nước ngoài và một trong những trung tâm này nằm ở thành phố Strasbourg, phía đông nước Pháp.

Thu Hằng
(RFI)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11680)
Người tu nên dừng lại. Con thành tâm và xin 1 lần nữa được sám hối trước Tam Bảo khi nói điều này. Người xuất sỹ nên và cần rũ bỏ hào nhoáng bên ngoài. Chạy theo xe cộ, điện thoại, chùa to, Phật lớn,… là không đúng. Nhứng thứ đó Đức Thế Tôn không cần. Phật muốn người tu sỹ đặt Phật trong trái tim của mình. Cần xây những ngôi chùa trong trái tim của mình, trong tâm của mình.
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12021)
là tăng sĩ theo Phật giáo đại thừa mà vẫn chưa ăn chay được là một thiếu sót về văn hóa ẩm thực, cần phải nỗ lực khắc phục để vượt qua. Vì thế, không thể nói rằng, đức Phật không cấm ăn mặn trong Phật giáo nguyên thủy nên tăng sĩ theo đại thừa được quyền ăn mặn
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6229)
Bài nghiên cứu của tác giả Trần Hồng Liên đã phản ánh thực trạng có vấn đề “chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành đã và đang gây ra bất ổn định xã hội”. Vấn đề chuyển đổi tôn giáo lẽ thường chỉ xảy ra ở các đô thị lớn nhưng lại xảy ra ở một khu vực tưởng chừng như bất khả xâm phạm của Phật giáo ở Việt Nam. Đây cũng là gióng lên một tiếng chuông cảnh báo cho giới Phật giáo, nhất là các nhà lãnh đạo Phật giáo từ trung ương đến địa phương.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5144)
Thiết nghĩ,một người phật tử học phật chân chính nên dùng lòng từ bi và trí tuệ của mình để tìm hiểu quán chiếu và không nên có những phán xét tùy tiện…chính sự phán xét đó, dù vô tình hay cố ý, sẽ khiến Phật giáo chia rẽ mất đoàn kết,phá vỡ sự hòa hợp của tăng đoàn
22 Tháng Mười 2015(Xem: 8129)
Nói cách khác cho đến thời điểm hiện nay chỉ có hai tháp xá lợi Phật được khai quật là Ca Tỳ La Vệ và Tỳ Xá Li là đang còn. Xá lợi được truyền bá tại Miến Điện, Tây Tạng, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ là Xá lợi niềm tin vì chưa được giám định ADN, xác định gen di truyền và chưa kiểm định C14 để xác định niên đại. Xá lợi niềm tin thì không có gì để tin được.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 22842)
Trong số những bài góp ý liên quan đến bài "Về Tôn Xưng "Pháp Vương", chúng tôi nhận thấy cần post lên đây hai bài đáng quan tâm đến vấn đề: một bài gần như đồng quan điểm với những lời phát biểu của quý Hòa thượng lãnh đạo cấp cao Trung Ương Giáo Hội (bài của GSTS. Trần Kiêm Đoàn) và bài kia, dù được loan tải trên kênh chính thức của giáo hội nhưng lại có những quan điểm trái chiều (bài của Cư sĩ Giới Minh)
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29423)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 9227)
Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8478)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ Phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
30 Tháng Chín 2015(Xem: 7852)
Phật giáo Việt Nam cần phải có những bước đi cụ thể gì để thoát khỏi ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, quay lại với đạo Phật có nguồn gốc lịch sử sâu đậm?