Bản chất của việc cầu cơ

02 Tháng Tư 201609:04(Xem: 5243)

BẢN CHẤT CỦA VIỆC CẦU CƠ
Đại sư Ấn Quang | Như Hòa chuyển ngữ

 

cau coCầu cơ đa phần là linh quỉ giả mạo tiên, Phật, thần, thánh. Con quỷ nào kém cỏi sẽ không có sức thần thông ấy. Quỷ nào khá hơn sẽ biết được tâm người. Vì thế nó có thể mượn đến tri thức và sự thông minh của con người. Ông Kỳ Văn Đạt bảo: “Cầu cơ đa phần là linh quỷ giả vờ. tôi và anh là Thản Nhiên[1] hầu cơ bút. Tôi làm được thơ nhưng viết chữ xấu. Khi tôi hầu cơ thì từ mẫn tiệp, chữ viết nguyệch ngoặc. Thản Nhiên hầu cơ thì từ tầm thường, chữ viết ngay ngắn, cứng cỏi. Quỷ giả mạo cổ nhân, hỏi đến những điều bí hiểm sâu kín trong những tác phẩm của cổ nhân, bèn bảo niên đại quá lâu, không còn nhớ được. Do vậy biết không phải thật”.

Sự linh thiêng của quỷ là, chỉ có thể mượn những gì tâm con người hiện đang biết, còn những gì được ghi nhớ trong thần thức, nhưng người hỏi hiện không biết, hoặc những nghĩa chính người hỏi hiện không biết thì quỷ chẳng thể nêu ra để chỉ dạy người. So với tha tâm thông của người “nghiệp tận tình không” thì khác hẳn một trời một vực, nhưng nhìn vào thì thấy tương tự, thật là không phải.

Tha tâm thông có nhiều thứ khác nhau. Nếu luận theo sự chứng đạo thì như ông Chú Am, hễ hỏi đến bất kỳ sách nào, liền có thể đọc được thông suốt hết thảy, không sai một chữ. Ông ta chưa hề đọc sách, sao lại làm được như thế? Ấy là do nghiệp tận, tình không, tâm sáng như gương. Lúc không ai hỏi, trong tâm một chữ cũng chẳng có. Đến khi ai hỏi, tức người ấy đã đem những gì chính mình từng đã đọc qua ra hỏi, người hỏi tuy đã lâu không nhớ, nhưng trong thức thứ tám[2] vẫn còn lưu giữ hình ảnh câu chữ ấy. Xem kinh Phật cũng giống như thế. Cổ nhân nói: “Nhất nhiễm thức thần, vĩnh vi đạo chủng”. Nghĩa là một phen lọt vào thần thức. Vĩnh viễn thành hạt giống đạo. Nên tin chắc điều này. Người kia vì vô minh che lấp, nên không hay biết. Còn Chú Am có tha tâm thông, nên thấy rõ ràng rành mạch những hình ảnh trong tâm thức của người kia. Vì thế hỏi đến liền đọc ra không sai sót.

Nếu người hỏi chưa từng đọc sách ấy, cũng có thể thấy trong tâm thức của người khác mà đọc ra. Đấy là dùng tâm người khác làm tâm mình. Không phải trong tâm người ấy ghi nhớ không quên rất nhiều kinh sách như thế.

Trong sách Tống Cao Tăng Truyện, có chép ngài Tăng Giam đến thọ trai nơi Vương Xử Hậu. Xử Hậu đọc ra văn chương thật đắc ý. Nhân đó Sư hỏi:

. Đang đọc những văn từ gì?

Xư Hậu đáp:

. Đó là bài văn đậu tiến sĩ cũa tôi.

Sư nói:

. Dưới mái hiên hóng gió, thong dong đến thế ư?

Liền lấy một tập sách ra bảo:

. Đây chẳng phải là bài văn sách của ông hay sao?

Xử Hậu đọc, thấy chính là nguyên bản bài văn xích khi trước, bèn nói:

. Bài này đã được gọt giũa[3].

Tăng Giam nói:

. Dĩ nhiên tôi biết nó không phải là bài văn sách gốc của ông.

Nhân đó, Xử Hậu liền hỏi:

. Trong bọc của Sư sao lại có bài văn sách này của tôi.

Tăng Giam đáp:

. Chẳng những chỉ có bài văn sách này. Phàm những gì ông đã đọc từ trước đến nay, thậm chí một nét, một vạch đùa bỡn, trong bọc của tôi đều có đủ hết.

Xử Hậu hoảng sợ, chẳng dám hỏi tới nữa.

Chú Am tuy có tha tâm thông nhưng chưa có thần thông. Tăng Giam vừa có tha tâm thông vừa có đại thần thông, có thể hiện những gì trong tâm thức người khác thành sách, hiện thành hình chất để chỉ bày cho người khác. Thật không phải trong bọc Sư có sẵn để lôi ra. Phàm phu không rõ, cho là thật kỳ đặc. Thật sự chỉ do nghiệp tiêu, huệ rạng, chướng tận trí viên mà thôi.        

 Vì sợ các ông bị mê hoặc bởi những lời giáng cơ, nên mới phải bất đắc dĩ nhắc đến chuyện này.  

Gần đây, Thượng Hải rầm rộ mở đàn cầu cơ. Những gì cơ bút khai thị về sửa lỗi hướng thiện, tiểu luân hồi, tiểu nhân quả, đều có lợi ích cho thế đạo, nhân tâm. Còn như giảng về cõi trời, giảng về Phật pháp đúng là nói lằng nhằng. Chúng ta là đệ tử Phật, chẳng được bài xích pháp ấy, kẻo mắc lỗi chướng ngại người khác hướng thiện, nhưng cũng không được phụ họa, khen ngợi pháp ấy. Bởi những gì cơ bút giảng về Phật pháp, toàn là nói mò. Sợ rằng đến nỗi tạo thành tội làm hoặc loạn Phật pháp, làm lầm lạc chúng sinh.

Ấn Quang xưa nhiều ác nghiệp, đến đời này có mắt như mù, trọn chẳng dám thuận theo tình cảm mà không dựa vào lý, tự lầm, lầm người. Mong hãy châm chước giữa tình và lý mà hành mới không bị tệ hại. 

Bài viết này được trích từ “Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao”. Như Hòa (Bửu Quang) chuyển dịch. Vì lấy phần cầu cơ làm chính, nên có sắp đặt lại thứ tự các đoạn văn để người đọc dễ theo dõi. Ngoài ra tất cả đều được giữ nguyên như bản dịch. Những chỗ nào thấy không hợp lý thì có sửa chữa, nhưng đều được ghi chú đầy đủ những gì thuộc bản dịch gốc.  

 


[1] Pháp sư Hội Tánh nói: “Khi in Ấn Quang Văn Sao, tên ông này bị ghi sai, đúng ra là Thân Cư”.  

[2] Bản dịch ghi: “Tám thức”. Ngoại trừ thức thứ tám, bảy thức còn lại không có khả năng lưu giữ. 

[3] Nguyên văn: “Về sau tôi đã gọt giũa bài này”. Trái với ý ở câu sau, nên mạo muội sửa lại.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11933)
là tăng sĩ theo Phật giáo đại thừa mà vẫn chưa ăn chay được là một thiếu sót về văn hóa ẩm thực, cần phải nỗ lực khắc phục để vượt qua. Vì thế, không thể nói rằng, đức Phật không cấm ăn mặn trong Phật giáo nguyên thủy nên tăng sĩ theo đại thừa được quyền ăn mặn
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6169)
Bài nghiên cứu của tác giả Trần Hồng Liên đã phản ánh thực trạng có vấn đề “chuyển đổi tôn giáo từ Phật giáo Nam tông sang Tin Lành đã và đang gây ra bất ổn định xã hội”. Vấn đề chuyển đổi tôn giáo lẽ thường chỉ xảy ra ở các đô thị lớn nhưng lại xảy ra ở một khu vực tưởng chừng như bất khả xâm phạm của Phật giáo ở Việt Nam. Đây cũng là gióng lên một tiếng chuông cảnh báo cho giới Phật giáo, nhất là các nhà lãnh đạo Phật giáo từ trung ương đến địa phương.
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5106)
Thiết nghĩ,một người phật tử học phật chân chính nên dùng lòng từ bi và trí tuệ của mình để tìm hiểu quán chiếu và không nên có những phán xét tùy tiện…chính sự phán xét đó, dù vô tình hay cố ý, sẽ khiến Phật giáo chia rẽ mất đoàn kết,phá vỡ sự hòa hợp của tăng đoàn
22 Tháng Mười 2015(Xem: 8069)
Nói cách khác cho đến thời điểm hiện nay chỉ có hai tháp xá lợi Phật được khai quật là Ca Tỳ La Vệ và Tỳ Xá Li là đang còn. Xá lợi được truyền bá tại Miến Điện, Tây Tạng, Thái Lan, Lào, Campuchia chỉ là Xá lợi niềm tin vì chưa được giám định ADN, xác định gen di truyền và chưa kiểm định C14 để xác định niên đại. Xá lợi niềm tin thì không có gì để tin được.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 22746)
Trong số những bài góp ý liên quan đến bài "Về Tôn Xưng "Pháp Vương", chúng tôi nhận thấy cần post lên đây hai bài đáng quan tâm đến vấn đề: một bài gần như đồng quan điểm với những lời phát biểu của quý Hòa thượng lãnh đạo cấp cao Trung Ương Giáo Hội (bài của GSTS. Trần Kiêm Đoàn) và bài kia, dù được loan tải trên kênh chính thức của giáo hội nhưng lại có những quan điểm trái chiều (bài của Cư sĩ Giới Minh)
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29363)
Hiện tại pháp môn niệm Phật đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như Trung Quốc và Đài Loan. Thượng tọa cũng đã giải thích, để được về Tây phương thì phải loại trừ tham, sân, si, còn đối với một người xuất gia muốn đạt được đến sự giải thoát chắc chắn phải tu tập giới-định-tuệ. Kinh A-di-đà có nói đến cảnh giới Tây phương cực lạc. Con muốn hỏi: Đức Phật A-di-đà có hay không, và khi niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà thì có được sanh về thế giới Tây phương hay không?
08 Tháng Mười 2015(Xem: 9191)
Sau khi bài viết “Chùa chết” của tôi được nhiều bạn đọc được, tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi. Thành tâm biết ơn sư quan tâm của các bạn. Nay tôi quyết định đi sâu thêm 1 chút nữa, chỉ 1 chút và động đến 1 góc nhỏ thôi ạ. Chuyện chùa chết thì đã rõ. Nhưng ai là người giết chùa.
03 Tháng Mười 2015(Xem: 8442)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ Phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
30 Tháng Chín 2015(Xem: 7795)
Phật giáo Việt Nam cần phải có những bước đi cụ thể gì để thoát khỏi ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc, quay lại với đạo Phật có nguồn gốc lịch sử sâu đậm?
23 Tháng Chín 2015(Xem: 9875)
Có phải càng ngày hình như càng khó tìm ra những ngôi chùa theo đúng nghĩa của từ này. Nhiều ngôi chùa đã biến thành nơi sinh hoạt tín ngưỡng, thậm chí cúng lễ đồ mặn, thậm chí bà đồng ông cốt cũng vào cả chùa. Có những ngôi chùa vắng tanh vắng ngắt, chỉ có ông từ, bà từ hương khói trông nom.