Lucy – Phải chăng là sự gặp nhau giữa triết học siêu nhân học và Phật học

03 Tháng Mười Hai 201415:50(Xem: 8590)

Lucy – Phải chăng là sự gặp nhau
giữa triết học siêu nhân học và Phật học

Thích Châu Đạt

Lời Ban Biên Tập: Lucy đưa ra một vấn đề rất thú vị, nhắm đến một triết lý sâu sắc về sự phát triển, tiến hóa của nhân loại nên có thể gây ra nhiều tranh luận. Ngoài những cảnh quay đẹp được thực hiện ở Đài Bắc (Đài Loan), Paris (Pháp), Rome (Italy) và Berlin (Đức), Lucy còn có phần âm nhạc rất hay được sử dụng hợp lý ở từng trường đoạn, phối hợp hiệu quả với hình ảnh để tạo được cảm xúc. Ngoài ra phim có chứa những trường đoạn kỹ xảo vượt qua cả sự mong đợi của người xem. Khán giả có thể thấy rõ quá trình hình thành trái đất kể từ vụ nổ Big Bang, sự hình thành sinh vật từ những phần tử đơn bào... Cuốn phim đáng xem vì nó phảng phất sự giao thoa giữa triết học siêu nhân và triết lý Phật Giáo như bài nhận định sau đây của thầy Thích Châu Đạt.


blankMột người Phật tử đã hỏi tôi Lucy có phải là phim Phật giáo không? Nhân đây tôi cũng xin chia sẽ đến các bạn. Lucy là một bộ phim hành động viễn tưởng khoa học của Pháp viết bởi đạo diễn Luc Besson  khởi chiếu vào ngày 25/07/2014  đem lại doanh thu hơn 458 triệu đô la. Lucy  được khán giả đón nhận nhiệt tình và có rất nhiều phản hồi tích cực trên khắp thế giới. Điều đáng nói là nội dung của phim có rất nhiều điều đáng để suy ngẫm.

Từ ngàn xưa, con người luôn khao khát đạt đến sự thông tuệ vô hạn và trường sinh bất tử. Trong thời hiện đại con người vẫn không bao giờ quên mục đích đó. Điều này được thể hiện qua sự trình bày của nhà triết học F.M. Esfandiary khởi nguyên hình thành triết học siêu nhân học vào năm 1960 tại đại học  The New School thành phố New York. Triết học siêu nhân học áp dụng khoa học công nghệ lên cơ thể con người để tăng trưởng trí tuệ đạt đến mức cao nhất trong khi Phật giáo đạt đến sự giác ngộ bằng con đường tu tập và thiền định. 

Nói đến nội dung phim, chuyện kể về một cô gái tên là Lucy bị một nhóm xã hội đen bắt đi. Chúng là một tổ chức tội phạm đang vận chuyển một loại thuốc đặc biệt chưa được thử nghiệm. Chúng muốn sử dụng cô như một kiện hàng sống và giấu chúng trong cơ thể cô. Vô tình thay, túi thuốc bị vỡ và ngấm vào cơ thể cô. Trí tuệ cô đột nhiên trở nên siêu việt.

Cô đã trải qua tiến trình tăng trưởng trí tuệ một cách tuần tự từ 10%  (mức vận dụng trí tuệ cơ bản của một người bình thường) cho đến 100%. Ở giai đoạn đầu, cô tự truy cập được các kỹ năng ngoại ngữ, võ thuật, y học vv..được tìm thấy trong tiềm thức của cô. Theo Phật giáo đây là những kiến thức  từ muôn kiếp trước được lưu giữ lại trong A Lại Da Thức.

Dần dần, Lucy có khả năng đọc được suy nghĩ của người khác, quán xét được quá khứ như nhớ rõ những việc từ khi còn 1 tuổi, nhớ những ký ức sâu thẳm. Cô còn cảm nhận được tất cả những hoạt động bên trong cơ thể thậm chí như nhiệt độ thoát ra ngoài, cảm nhận được trái đất đang quay, trọng lực, không gian, thấy được sự trao đổi chất của cây cối và muôn loài mà mắt thường không thấy được… Cô còn biết  được sự tiến hoá của loài người từ buổi sơ khai nhất cho đến khi cô thấy được tương lai. Lúc này tri thức của cô vượt ra ngoài vũ trụ. Cô còn điều khiển được người khác, điều khiển được các tín hiệu vô tuyến cũng như các đồ vật bằng cách hoà nhập tâm thức của cô vào vạn vật. Giờ cô đã là một Lucy siêu phàm. 

Các giai đoạn tăng trưởng trí tuệ của cô tương đồng với sự chứng đắc của Đức Phật khi ngài toạ thiền dưới cây Bồ Đề. Ngài đã chứng quả “Túc mệnh minh”-biết rõ quá khứ của mình lẫn trong tam giới, “Thiên nhãn minh”- thấy được bản thể vũ trụ và nguyên nhân sanh khởi của vũ trụ, “Lậu tận minh”- biết rõ nguồn gốc đau khổ và phương pháp diệt khổ.

Tại phòng thí nghiệm của  giáo sư não học Norman, ông và các đồng nghiệp hết sức ngạc nhiên khi Lucy đã tiến đến một cảnh giới khiến toàn bộ căn phòng trở nên trống không, trắng xoá. Hiện tượng này Phật học  gọi là vô sắc giới,một trong những tầng thiền chứng đắc của các vị thiền sư, A La Hán.

Để đạt được trí tuệ siêu việt Lucy đã trải qua quá trình chiến đấu với bản thân mình thể hiện qua việc gọi điện thoại về cho mẹ nói về những thay đổi trong mình, đối mặt với việc mất đi những cảm xúc con người vv...Ngoài ra Lucy còn phải đối chọi với bọn tội phạm đang ráo riết tìm cách giết chết cô. Điều này cũng như khi Đức Phật ngài đã chiến đấu nội ma (chính mình), và ngoại ma (ma vương) đến phút cuối cùng mới thành chánh giác.

Giai đoạn cuối cùng Lucy đạt đến tuyệt đỉnh trí tuệ. Lúc này Lucy không còn là Lucy nữa, cô đã hoà nhập vào bản thể của vũ trụ như nước trong ly đổ vào đại dương. Khi viên cảnh sát chạy vào hỏi các giáo sư “Lucy đâu? ” cũng lúc đó điện thoại anh ta hiện lên dòng chữ “I AM EVERYWHERE” nghĩa là Lucy ở khắp nơi. Điều này ngụ ý như một người tu hành đã chứng đắc không còn cái ngã, không còn là cái tôi, cái của tôi, sự hiện diện của tôi mà tất cả đều có trong tôi, tôi ở trong tất cả, thấu hiểu được “vạn pháp giai không”, cuối cùng thể nhập Niết Bàn. Cũng như vậy, Phật tử chúng ta có quyền hỏi Đức Phật ở đâu? Và câu trả lời là Đức Phật ở khắp nơi hiện diện quanh chúng ta và khắp tận cùng thế giới.

Cuối cùng Lucy đã lưu lại tất cả những kiến thức mà cô có được vào một cái USB (bộ nhớ) để giúp nhân loại đi lên tầm cao mới. Đức Phật cũng vậy, tất cả những lời dạy của Ngài đã được ghi chép vào Tam Tạng Kinh Điển để hướng dẫn chúng sanh đến được con đường giác ngộ.

Tôi chỉ nêu những điểm tương đồng trong quá trình phát triển trí tuệ của Lucy với quá trình thành đạo của Đức Phật để thấy được sự gặp nhau giữa Triết học siêu nhân học và Phật giáo. 

Tuy nhiên, chúng ta không thể so sánh trí tuệ của Lucy với sự giác ngộ của Đức Phật. Bởi vì sự giác ngộ của Đức Phật bao hàm lòng từ bi vô hạn của Ngài đối với chúng sanh. Khi con người đạt đến đỉnh cao của trí tuệ nhưng không có từ bi làm nền tảng thì xã hội tất yếu sẽ đi đến cảnh diệt vong. 

Thích Châu Đạt

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Hai 2015(Xem: 13144)
Nhị Nguyên là Pháp rất sâu xa và tế nhị đối với những người tu học, vì nhận được ra nó thật là quá khó rồi thì nói gì siêu việt nó. Mà không vượt lên khỏi Nhị Nguyên thì muôn kiếp vẫn loanh quanh trong Tam giới không làm sao bước ra được
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 5829)
Kinh điển Phật giáo phân định vạn hữu thành 2 thể loại là Hữu tình và Vô tình: động vật thuộc về Hữu tình và các loại khoáng vật, thực vật thuộc Vô tình. Tất cả Hữu tình trong vũ trụ đều có một tâm thức A-lại-da. Thức này có khả năng lưu trữ, bảo trì tất cả các kinh nghiệm và chờ khi gặp cơ duyên thì hiện hành trở lại. Vì vậy, cho nên công năng tưởng tượng của ký ức đã hiện hữu thì những ký ức phải được lưu trữ.
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 9248)
Một vị lãnh đạo một tôn giáo lớn, tuy thờ Trời nhưng lại sợ con người, đã không dám tiếp một vị lãnh đạo tôn giáo khác trong một dịp viếng thăm Âu Châu gần đây, mặc dù một vị lãnh đạo tôn giáo nổi tiếng khác từ một nước rất xa xôi tận phía nam Phi Châu đã trực tiếp can thiệp và trách cứ về hành động đáng tiếc này.
26 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6482)
Triết lý Phật giáo đầy mâu thuẫn. Logic học hiện đại đang nghiên cứu tại sao bây giờ nó có thể là một Triết thuyết hay. Nhìn chung, một số Triết gia phương Tây đã không nhìn tư tưởng Phật giáo với nhiều sự nhiệt tình. Như một đồng nghiệp đã từng nói với tôi:
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 6685)
Thời gian có lẽ là một phạm trù gây nên những băn khoăn nhiều nhất cho triết học, khoa học, tôn giáo và con người nói chung bởi nó là điểm trụ của mọi hình thái tồn vong vũ trụ. Thật vậy, mọi vật sinh khởi trong thời gian, và cũng hủy diệt trong thời gian, hữu sinh tất hữu diệt là một quy luật chẳng những đúng cho vạn vật, mà còn cho tất thảy mọi chúng sinh.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5034)
Bước vào thiên niên kỷ thứ ba, loài người tiếp tục đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu. Có lẽ nghiêm trọng nhất và khiến cho những cuộc khủng hoảng khác khó được giải quyết hơn chính là sự khủng hoảng niềm tin.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12000)
Ngài Long Thọ (Nagarjuna) thường được tôn xưng là “đức Phật thứ hai” bởi các truyền thống Phật Giáo Đại Thừa tại Tây Tạng và Đông Á. Ngài Long Thọ là người đưa ra những phê phán nghiêm khắc về triết lý thực thể của Bà La Môn và Phật Giáo, về nhận thức luận, và các pháp môn tu tập.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 5189)
Trong bất cứ một cộng đồng nào đều có nhiều tầng lớp khác nhau, nhiều chủng loại con người khác nhau sống cùng trong đó, thì chắc chắn luôn có sự hiện diện của nhiều mặt tư tưởng khác nhau, phát sinh nhiều vấn đề liên quan.