Phần Ii

19 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 4745)

commentaries_on_living-cover2J. KRISHNAMURTI 
NÓI CHUYỆN VỀ SỐNG
COMMENTARIES ON LIVING
First Series
[www.thuvienhoasen.org ]
Lời dịch: Ông Không 
TẬP I/III – Tháng 4-2012 –



Chương 26

LẶP LẠI VÀ CẢM XÚC

 

T

iếng ồn và mùi của thành phố tràn vào qua cửa sổ mở. Trong cái vườn hình vuông rộng lớn, mọi người đang ngồi trong bóng mát đọc tin tức, những bàn tán về thế giới. Những con chim bồ câu đang bước đi khệnh khạng tìm kiếm những món khoái khẩu, và trẻ em đang nô đùa trên những bãi cỏ xanh. Mặt trời tạo ra những cái bóng đẹp.

 Anh ấy là một phóng viên, sắc sảo và thông minh. Anh ấy không những muốn một phỏng vấn, nhưng cũng còn muốn bàn luận một số vấn đề riêng của anh ấy. Khi phỏng vấn cho tờ báo của anh ấy chấm dứt, anh ấy kể về nghề nghiệp của anh ấy và nó xứng đáng như thế nào – không phải tài chánh, nhưng sự quan trọng của nó trong thế giới. Anh ấy là một người to lớn, khôn ngoan, có khả năng và tự tin. Anh ấy leo lên thật nhanh trong thế giới báo chí, và trong nó có một tương lai cho anh ấy.

 Những cái trí của chúng ta bị nghẹt cứng bởi quá nhiều hiểu biết đến độ hầu như nó không thể trải nghiệm một cách hiệp thông. Trải nghiệm về trải nghiệm đó phỏng theo khuôn mẫu của những trải nghiệm khác, của những uy quyền xã hội và tôn giáo. Chúng ta là kết quả của những suy nghĩ và những ảnh hưởng của những người khác; chúng ta bị quy định bởi sự tuyên truyền thuộc chính trị cũng như thuộc tôn giáo. Đền chùa, nhà thờ và thánh đường có một ảnh hưởng lạ lùng mang máng trong những sống của chúng ta, và những học thuyết chính trị trao tặng những chất liệu rõ rệt nào đó vào suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta bị tạo ra và bị hủy diệt bởi tuyên truyền. Những tôn giáo có tổ chức là những người tuyên truyền siêu hạng, mọi phương tiện đang được sử dụng để thuyết phục và sau đó để giam cầm.

 Chúng ta là một khối của những phản ứng hỗn loạn, và trung tâm của chúng ta cũng mỏng manh như tương lai được hứa hẹn. Những từ ngữ quan trọng lạ lùng đối với chúng ta; chúng có một ảnh hưởng vào hệ thần kinh mà những cảm xúc của nó còn quan trọng hơn cái gì vượt khỏi biểu tượng. Biểu tượng, hình ảnh, lá cờ, âm thanh, là quan trọng nhất; cái thay thế, và không phải sự thật, là sức mạnh của chúng ta. Chúng ta đọc về những trải nghiệm của những người khác, chúng ta quan sát những người khác đùa giỡn, chúng ta tuân theo những mẫu mực của những người khác, chúng ta trích dẫn những người khác. Chúng ta trống rỗng trong chính chúng ta và chúng ta cố gắng lấp đầy sự trống rỗng này bằng những từ ngữ, những cảm xúc, những hy vọng và những tưởng tượng; nhưng sự trống rỗng tiếp tục.

 Lặp lại, cùng những cảm xúc của nó, dù dễ chịu và cao quý đến chừng nào, không là trạng thái của đang trải nghiệm; sự lặp lại liên tục của một nghi lễ, một từ ngữ, một lời cầu nguyện, là một cảm xúc thỏa mãn được trao tặng bởi một thuật ngữ ‘cao cả’. Nhưng đang trải nghiệm không là cảm xúc, và chẳng mấy chốc sự phản ứng giác quan sẽ nhường chỗ cho cái thực sự. Cái thực sự, cái gì là, không thể được hiểu rõ qua sự cảm xúc thuần túy. Những giác quan đảm trách một vai trò bị giới hạn, nhưng đang hiểu rõ hay đang trải nghiệm vượt trên và vượt khỏi những giác quan. Cảm xúc trở thành quan trọng chỉ khi nào đang trải nghiệm không còn; lúc đó những từ ngữ có ý nghĩa và những biểu tượng thống trị; lúc đó cái máy hát lặp lại lôi cuốn. Đang trải nghiệm không là một tiếp tục; bởi vì cái gì có sự tiếp tục là cảm xúc, tại bất kỳ mức độ nào. Sự lặp lại của cảm xúc tạo ra dáng vẻ loáng thoáng của một trải nghiệm mới mẻ, nhưng những cảm xúc không bao giờ có thể mới mẻ. Sự tìm kiếm cái mới mẻ không ở trong những cảm xúc được lặp lại. Cái mới mẻ hiện diện chỉ khi nào có đang trải nghiệm; và đang trải nghiệm có thể xảy ra chỉ khi nào sự thôi thúc và sự theo đuổi cảm xúc đã kết thúc. Ham muốn cho sự lặp lại một trải nghiệm là đặc điểm mù quáng của cảm xúc, và sự phong phú của ký ức là sự bành trướng của cảm xúc. Ham muốn cho sự lặp lại một trải nghiệm, dù của riêng bạn hay của một người khác, dẫn đến vô cảm, đến chết. Lặp lại một sự thật là một dối trá. Sự thật không thể được lặp lại, nó không thể được tuyên truyền hay được sử dụng. Cái mà có thể được sử dụng và được lặp lại không có sự sống trong chính nó, nó là máy móc, chết rồi. Một sự việc chết rồi có thể được sử dụng, nhưng không phải sự thật. Đầu tiên bạn có thể giết chết và phủ nhận sự thật, và sau đó sử dụng nó; nhưng nó không còn là sự thật. Những người tuyên truyền không quan tâm đến đang trải nghiệm; họ quan tâm đến sự tổ chức của cảm xúc, thuộc tôn giáo hay chính trị, thuộc xã hội hay riêng tư. Người tuyên truyền, thuộc tôn giáo hay thế gian, không thể là người nói của sự thật.

 Đang trải nghiệm chỉ có thể hiện diện khi không còn sự ham muốn cho cảm xúc; đặt tên, khoác vào một thuật ngữ phải kết thúc. Không có qui trình suy nghĩ nếu không có sự diễn đạt bằng từ ngữ; và bị trói buộc trong sự diễn đạt bằng từ ngữ phải là một tù nhân cho những ảo tưởng của ham muốn.

 

_________________________________________________

 

Chương 27

MÁY THÂU THANH VÀ ÂM NHẠC

 

C

hắc chắn rằng âm nhạc của máy thâu thanh là một tẩu thoát tuyệt vời. Nhà kế bên, họ để cái máy đó rên rỉ suốt ngày đến tận khuya. Người cha đến văn phòng khá sớm. Người mẹ và người con gái làm việc trong nhà hay ngoài vườn; và khi họ làm việc trong vườn máy thâu thanh phát ra càng lớn tiếng hơn. Chắc chắn, cậu con trai cũng thích âm nhạc và những tiết mục quảng cáo, bởi vì khi cậu ấy ở nhà máy thu thanh cũng om sòm giống hệt như vậy. Qua phương tiện của máy thâu thanh người ta có thể nghe bất tận mọi loại nhạc, từ nhạc cổ điển đến nhạc mới nhất; người ta có thể nghe những vở kịch, tin tức bí mật, và tất cả những vấn đề đang được phát thanh liên tục. Không cần nói chuyện, không cần trao đổi những suy nghĩ, bởi vì hầu như máy thâu thanh làm mọi việc cho bạn. Máy thâu thanh, họ nói, giúp học sinh học hành; và có nhiều sữa hơn nếu tại giờ vắt sữa những con bò được nghe âm nhạc.

 Điều lạ lùng về tất cả việc này là dường như máy thâu thanh chẳng thay đổi bao nhiêu dòng sống. Nó có lẽ khiến cho vài sự việc thuận tiện hơn một chút; chúng ta có lẽ nhận được tin tức toàn cầu một cách nhanh chóng và nghe những vụ giết người được diễn tả sinh động nhất; nhưng thông tin sẽ không khiến cho chúng ta thông minh. Mức độ hời hợt của thông tin về những kinh hoàng của vụ thả bom nguyên tử, về những đồng minh quốc tế, nghiên cứu chất diệp lục, và vân vân, dường như không tạo ra bất kỳ sự khác biệt cơ bản nào trong những sống của chúng ta. Chúng ta mãi mãi là những người có đầu óc chiến tranh, chúng ta thù hận nhóm người khác, chúng ta chê bai người lãnh đạo chính trị này và ủng hộ người khác, chúng ta bị lừa bịp bởi những tôn giáo có tổ chức, chúng ta là người theo chủ nghĩa quốc gia và những đau khổ của chúng ta tiếp tục; và chúng ta mải mê trong những tẩu thoát, những tẩu thoát càng được tổ chức cẩn thận và càng được kính trọng nhiều bao nhiêu càng tốt đẹp bấy nhiêu. Tẩu thoát tập thể là hình thức cao nhất của sự an toàn. Trong đối diện cái gì là, chúng ta có thể làm việc gì đó về nó; nhưng chắc chắn trốn chạy cái gì là khiến cho chúng ta dốt nát và đờ đẫn, những nô lệ cho cảm xúc và hỗn loạn.

 Liệu âm nhạc không trao tặng chúng ta, rất tinh tế, một tẩu thoát vui vẻ khỏi cái gì là, hay sao? Âm nhạc hay ho dẫn chúng ta thoát khỏi chính chúng ta, thoát khỏi những đau khổ, những tầm thường và những lo âu hàng ngày của chúng ta, nó khiến cho chúng ta quên lãng; hay nó tăng cường sức mạnh cho chúng ta để đương đầu với sống, nó gây hứng khởi, tạo sức sống và làm an bình chúng ta. Nó trở thành một cần thiết trong cả hai trường hợp, dù như một phương tiện quên lãng hay như một nguồn phấn khởi. Lệ thuộc vào vẻ đẹp và lẩn tránh xấu xa là một tẩu thoát mà trở thành một vấn đề hành hạ khi sự tẩu thoát của chúng ta bị cắt đứt. Khi vẻ đẹp trở thành nhu cầu cho hạnh phúc của chúng ta, vậy thì đang trải nghiệm kết thúc và cảm xúc bắt đầu. Khoảnh khắc của đang trải nghiệm hoàn toàn khác biệt sự theo đuổi cảm xúc. Trong đang trải nghiệm không có sự nhận biết của người trải nghiệm và những cảm xúc của anh ấy. Khi đang trải nghiệm kết thúc, vậy thì bắt đầu những cảm xúc của người trải nghiệm; và chính những cảm xúc này mà người trải nghiệm thèm muốn và theo đuổi. Khi những cảm xúc trở thành một bắt buộc, lúc đó âm nhạc, con sông, bức tranh chỉ là phương tiện để tăng thêm cảm xúc. Những cảm xúc trở thành thống trị nhất, và không phải đang trải nghiệm. Ao ước lặp lại một trải nghiệm là sự đòi hỏi có được cảm xúc; và khi những cảm xúc có thể được lặp lại, đang trải nghiệm không thể.

 Chính là sự ham muốn có được cảm xúc mới khiến cho chúng ta bám vào âm nhạc, chiếm hữu vẻ đẹp. Lệ thuộc vào giới hạn và hình thức phía bên ngoài chỉ thể hiện sự trống rỗng của đang hiện diện riêng của chúng ta, vì trống rỗng này nên chúng ta lấp đầy bằng âm nhạc, bằng nghệ thuật, bằng sự yên lặng cố ý. Do bởi trống rỗng không thay đổi này bị lấp đầy hay bị che đậy bởi những cảm xúc nên luôn luôn có sợ hãi liên tục về cái gì là, về cái gì chúng ta là. Những cảm xúc có một khởi đầu và một kết thúc, chúng có thể được lặp lại và được lan rộng; nhưng đang trải nghiệm không ở trong những giới hạn của thời gian. Điều gì cốt lõi là đang trải nghiệm, mà bị khước từ trong theo đuổi hay cảm xúc. Những cảm xúc bị giới hạn, cá nhân, chúng gây xung đột và đau khổ; nhưng đang trải nghiệm, mà hoàn toàn khác hẳn sự lặp lại của một trải nghiệm, không có tiếp tục. Chỉ trong đang trải nghiệm mới có mới mẻ, sự thay đổi.

 

_________________________________________________

 

Chương 28

UY QUYỀN

 

N

hững cái bóng đang nhảy múa trên bãi cỏ xanh; và mặc dù mặt trời hừng hực, bầu trời rất xanh và dịu. Một con bò đang nhìn ngắm bãi cỏ xanh và những con người bên kia hàng rào. Sự tụ họp của con người thật xa lạ đối với nó, nhưng bãi cỏ xanh lại quen thuộc, mặc dù những cơn mưa đã qua lâu lắm rồi và quả đất đang bị nóng cháy. Một con thằn lằn đang chộp những con ruồi và những con côn trùng khác trên cành một cây sồi. Những hòn núi xa xa mù sương và quyến rũ.

 Bà ấy nói, dưới những cái cây sau nói chuyện, rằng bà ấy đã đến để lắng nghe kèm theo nghi vấn: Liệu người thầy của những người thầy đang nói chuyện? Bà ấy rất nghiêm túc nhưng lúc này nghiêm túc đó trở thành cố chấp. Cố chấp này được che đậy bởi những nụ cười và bởi sự khoan dung có lý luận, một khoan dung đã được suy nghĩ rất cẩn thận và được vun quén; nó là một sự việc của cái trí và vì vậy có thể bị kích động thành bạo lực, tức giận và nhẫn tâm. Bà ấy to lớn và nói năng mềm mỏng, nhưng ở đó lẩn khuất sự chỉ trích, được nuôi dưỡng bởi những niềm tin và những kết luận của bà ấy. Bà ấy kiềm chế và nghiêm khắc, nhưng đã hiến dâng sống của bà ấy cho tình huynh đệ và cho những nguyên nhân tốt lành. Bà ấy thêm vào, sau một khoảng ngừng, rằng bà ấy sẽ biết khi nào người thầy nói, bởi vì bà ấy và nhóm người của bà ấy có những phương cách huyền bí nào đó để biết nó, mà thậm chí không biết được đối với những người khác. Vui thú của hiểu biết độc quyền chắc chắn thể hiện trong thái độ bà ấy nói nó, trong cử chỉ và cái đầu nghiêng ngả.

 Hiểu biết riêng tư, độc quyền cống hiến sự vui thú gây thỏa mãn sâu thẳm. Biết cái gì đó mà những người khác không biết là một nguồn liên tục của thỏa mãn; nó cho người ta cảm thấy của tiếp xúc cùng những sự việc sâu thẳm hơn mà trao tặng thanh danh và uy quyền. Bạn tiếp xúc trực tiếp, bạn có cái gì đó mà những người khác không có, và thế là bạn quan trọng, không chỉ đối với chính bạn, mà còn đối với những người khác. Những người khác hướng về bạn, hơi hơi sợ hãi, bởi vì họ muốn chia sẻ điều gì bạn có; nhưng bạn ban phát, luôn luôn biết nhiều hơn. Bạn là người lãnh đạo, người có uy quyền; và vị trí này đến khá dễ dàng, bởi vì con người muốn được chỉ bảo, muốn được dẫn dắt. Chúng ta càng nhận biết rằng chúng ta bị lạc lõng và hoang mang nhiều bao nhiêu, chúng ta càng háo hức được chỉ bảo và được dẫn dắt nhiều bấy nhiêu; thế là uy quyền được dựng lên nhân danh Chính thể, nhân danh tôn giáo, nhân danh một người thầy hay một người lãnh đạo đảng phái.

 Tôn thờ uy quyền, dù trong những việc to tát hay nhỏ nhen, là tội lỗi, và còn tội lỗi nhiều hơn nữa trong những vấn đề thuộc tôn giáo. Không có trung gian giữa bạn và sự thật; và nếu có một người, anh ấy là một người biến dạng, một người sáng chế ranh mãnh, không thành vấn đề anh ấy là ai, dù là đấng cứu rỗi cao nhất hay vị đạo sư hay người thầy mới nhất của bạn. Con người mà biết không biết; anh ấy chỉ có thể biết những thành kiến riêng của anh ấy, những niềm tin tự chiếu rọi và những ham muốn giác quan của anh ấy. Anh ấy không thể biết được sự thật, cái không thể đo lường. Vị trí và uy quyền có thể được thiết lập, được vun quén một cách ranh mãnh, nhưng không phải khiêm tốn. Đạo đức trao tặng tự do, nhưng khiêm tốn được vun quén không là đạo đức, nó chỉ là cảm xúc và vì vậy gây thoái hóa và hủy diệt; nó là một ngục tù, để bị phá vỡ tiếp tục và tiếp tục.

 Rất quan trọng phải tìm ra, không phải ai là người thầy, vị thánh, người lãnh đạo, nhưng tại sao bạn theo sau. Bạn chỉ theo sau để trở thành cái gì đó, để kiếm được, để rõ ràng. Rõ ràng không thể được ban phát bởi một người khác. Sự hỗn loạn ở trong chúng ta; chúng ta đã tạo ra nó, và chúng ta phải khai quang nó. Chúng ta có lẽ kiếm được một vị trí gây thỏa mãn, một an toàn phía bên trong, một chỗ trong thứ bậc của niềm tin có tổ chức; nhưng tất cả việc này đều là hoạt động tự khép kín đang dẫn đến xung đột và đau khổ. Nhất thời bạn có thể cảm thấy hạnh phúc trong sự thành tựu của bạn, bạn có lẽ tự thuyết phục rằng vị trí của bạn là hiển nhiên, rằng nó là số mạng của bạn; nhưng chừng nào bạn còn muốn trở thành cái gì đó, tại bất kỳ mức độ nào, chắc chắn phải có đau khổ và hỗn loạn. Đang hiện diện như không là gì cả không là sự phủ nhận. Hành động tích cực và tiêu cực của ý muốn, mà là sự ham muốn được mài bén và được nâng lên cực điểm, luôn luôn dẫn đến đấu tranh và xung đột; nó không là phương tiện của đang hiểu rõ. Thiết lập uy quyền và theo sau nó là khước từ đang hiểu rõ. Khi có đang hiểu rõ có tự do, mà không thể được mua bán, hay được ban phát bởi một người khác. Cái gì được mua bán có thể bị mất đi, và cái gì được ban phát có thể bị lấy lại; và thế là uy quyền và sợ hãi của nó được nuôi dưỡng. Sợ hãi sẽ không bị xua đuổi bởi những dỗ dành và những cây đèn cầy; nó kết thúc cùng sự kết thúc của ham muốn để trở thành.

 

_________________________________________________

 

Chương 29

THIỀN ĐỊNH

 

Ô

ng ấy đã thực hành nhiều năm việc gì ông ấy gọi là thiền định; ông ấy đã tuân theo những kỷ luật nào đó sau khi đã đọc nhiều quyển sách về chủ đề đó, và đã đến một tu viện của loại nào đó nơi họ thiền định nhiều tiếng đồng hồ một ngày. Ông ấy không cảm tính về nó, ông ấy cũng không bị mê muội bởi những giọt nước mắt của tự hiến dâng. Ông ấy nói rằng, mặc dù sau nhiều năm này cái trí của ông ấy được kiểm soát, thỉnh thoảng nó vẫn len lẻn trốn khỏi sự kiểm soát; rằng không có hân hoan trong thiền định của ông ấy; và rằng những kỷ luật tự áp đặt đã khiến cho ông ấy trở thành khá khô khan và đờ đẫn. Chẳng hiểu vì sao, ông ấy không thỏa mãn lắm bởi toàn bộ việc đó. Ông ấy đã tham gia vô số những tổ chức tạm gọi là tôn giáo, nhưng lúc này ông ấy đã từ giã tất cả và đang tự tìm kiếm Thượng đế mà tất cả họ đã hứa hẹn. Ông ấy đang già nua theo năm tháng và đang bắt đầu cảm thấy khá mệt mỏi.

 Thiền định đúng đắn là cốt lõi để xóa sạch cái trí, vì nếu không có trống không của cái trí, không thể có mới mẻ. Chỉ tiếp tục là thoái hóa. Cái trí kiệt lực bởi lặp lại liên tục, bởi xung đột của sử dụng sai lầm, bởi những cảm xúc mà khiến cho nó đờ đẫn và nhàm chán. Kiểm soát cái trí không quan trọng; điều gì quan trọng là tìm ra những quan tâm của cái trí. Cái trí là một mớ của những quan tâm mâu thuẫn, và chỉ củng cố một quan tâm chống lại một quan tâm khác là điều gì chúng ta gọi là tập trung, qui trình của kỷ luật. Kỷ luật là sự vun quén của kháng cự, và nơi nào có kháng cự không có đang hiểu rõ. Một cái trí kỷ luật khéo léo không là một cái trí tự do, và chính là trong tự do nên bất kỳ khám phá nào mới có thể được thực hiện. Phải có tự phát để lật tung những chuyển động của cái tôi, tại bất kỳ mức độ nào nó có lẽ được giao cho. Mặc dù có lẽ có những khám phá khó chịu, những chuyển động của cái tôi phải được phơi bày và được hiểu rõ; nhưng những kỷ luật hủy diệt sự tự phát mà trong nó những khám phá được thực hiện. Những kỷ luật, dù chính xác, cố định cái trí trong một khuôn mẫu. Cái trí sẽ tự điều chỉnh đến khuôn mẫu đó bởi vì nó đã được huấn luyện; nhưng cái mà nó điều chỉnh đến không là sự thật. Những kỷ luật chỉ là những áp đặt và vì vậy không bao giờ có thể là phương tiện của xóa sạch. Qua tự kỷ luật cái trí có thể củng cố chính nó trong mục đích của nó; nhưng mục đích này là tự chiếu rọi và vì vậy nó không là sự thật. Cái trí sáng chế sự thật trong hình ảnh riêng của nó, và những kỷ luật chỉ tạo sức sống cho hình ảnh đó.

 Chỉ trong khám phá mới có thể có hân hoan – từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc khám phá những phương cách của cái tôi. Cái tôi, tại bất kỳ mức độ nào nó được giao phó, vẫn còn thuộc cái trí. Bất kỳ điều gì mà cái trí có thể suy nghĩ đều thuộc cái trí. Cái trí không thể suy nghĩ cái gì đó mà không thuộc chính nó; nó không thể suy nghĩ cái không biết được. Tại bất kỳ mức độ nào cái tôi là cái đã được biết; và mặc dù có lẽ có nhiều tầng của cái tôi mà cái trí bề mặt không nhận biết được, chúng được phơi bày trong hành động của sự liên hệ; và khi sự liên hệ không bị giới hạn trong một khuôn mẫu, nó cho một cơ hội của tự phơi bày. Sự liên hệ là hành động của cái tôi, và muốn hiểu rõ hành động này phải có nhận biết không chọn lựa; bởi vì chọn lựa là nhấn mạnh một quan tâm chống lại một quan tâm khác. Nhận biết này là đang trải nghiệm hành động của cái tôi, và trong đang trải nghiệm này không có người trải nghiệm hay vật được trải nghiệm. Vẫn vậy cái trí được trống không khỏi những tích lũy của nó; không còn cái “tôi,” người lượm lặt. Những tích lũy, những kỷ niệm được lưu trữ là cái “tôi”; cái “tôi’ không là một thực thể tách khỏi những tích lũy. Cái “tôi’ tự tách khỏi những đặc tính của nó như người quan sát, người nhìn ngắm, người kiểm soát, với mục đích để bảo vệ chính nó, cho chính nó sự liên tục trong cái thoáng chốc. Đang trải nghiệm tiến hành tổng thể hiệp thông đó giải thoát cái trí khỏi sự phân hai của nó. Vẫn vậy tiến hành tổng thể của cái trí, những hiển lộ cũng như những giấu giếm, được trải nghiệm và được hiểu rõ – không phải từng mảnh một, hoạt động kế tiếp hoạt động, nhưng trong tổng thể của nó. Vậy thì, những giấc mộng và những hoạt động hàng ngày luôn luôn là một tiến hành trống không. Cái trí phải tuyệt đối trống không để thâu nhận; nhưng khao khát để trống không với mục đích để thâu nhận là một cản trở cố hữu, và điều này phải được hiểu rõ hoàn toàn, không phải tại bất kỳ mức độ đặc biệt nào. Khao khát trải nghiệm phải hoàn toàn được kết thúc, mà xảy ra chỉ khi nào người trải nghiệm không đang tự nuôi dưỡng trên những trải nghiệm và những kỷ niệm của chúng.

 Xóa sạch cái trí phải xảy ra không chỉ trên những tầng bên ngoài của nó, nhưng cũng còn cả trong những tầng bên trong giấu giếm của nó; và điều này có thể xảy ra chỉ khi nào qui trình đặt tên hay trao cho nó một thuật ngữ kết thúc. Đặt tên chỉ củng cố và tiếp tục người trải nghiệm, sự ham muốn vĩnh cửu, đặc điểm của ký ức được cố định. Phải có sự nhận biết yên lặng về đang đặt tên, và vì vậy đang hiểu rõ về chính nó. Chúng ta đặt tên không chỉ để truyền đạt, những còn cả cho sự tiếp tục và thực chất của một trải nghiệm, làm sống lại nó và lặp lại những cảm xúc của nó. Qui trình đặt tên này phải kết thúc, không chỉ trên những mức độ bề mặt của cái trí, nhưng khắp toàn cấu trúc của nó. Đây là một công việc gian nan, không phải được hiểu rõ dễ dàng hay được trải nghiệm khinh suất; bởi vì toàn ý thức của chúng ta là một qui trình của đang đặt tên và đang diễn tả bằng từ ngữ, rồi sau đó lưu trữ hay ghi lại nó. Chính qui trình này trao chất dinh dưỡng và sức mạnh cho thực thể ảo tưởng, người trải nghiệm như riêng biệt và tách khỏi vật trải nghiệm. Nếu không có những suy nghĩ không có người suy nghĩ. Những suy nghĩ sáng chế người suy nghĩ, mà tự tách rời chính anh ấy để trao tặng anh ấy sự vĩnh cửu; bởi vì những suy nghĩ luôn luôn thoáng chốc.

 Có sự tự do khi đang hiện diện toàn bộ, những hiển lộ cũng như những giấu giếm, được xóa sạch khỏi quá khứ. Ý muốn là ham muốn; và nếu có bất kỳ hành động nào của ý muốn, bất kỳ nỗ lực nào để được tự do, để lột trần người ta, vậy thì không bao giờ có thể có sự tự do, sự giải thoát tổng thể của đang hiện diện toàn bộ. Khi tất cả những tầng của ý thức yên lặng, hoàn toàn bất động, chỉ lúc đó mới có cái không thể đo lường được, hạnh phúc đó mà không thuộc thời gian, sự mới mẻ của sáng tạo.

 

_________________________________________________

 

Chương 30

TỨC GIẬN

 

T

hậm chí tại cao độ đó sức nóng đang thẩm thấu. Những khung cửa sổ cảm thấy hừng hực khi sờ vào. Tiếng ù ù của động cơ máy bay êm ả, và nhiều hành khách đang ngủ gà ngủ gật. Quả đất thật xa dưới chúng tôi, đang lờ mờ trong sức nóng, một màu nâu vô tận cùng thỉnh thoảng một chút màu xanh. Chốc sau máy bay hạ cánh, và sức nóng hầu như không thể chịu nổi; chính xác nó là đau đớn, thậm chí trong bóng râm của một tòa nhà bộ đầu của người ta cũng cảm thấy như thể nó sẽ nổ tung. Mùa hè đã đến rồi và quốc gia gần như trở thành một sa mạc. Chúng tôi cất cánh lại và máy bay vút lên, tìm kiếm những cơn gió mát mẻ. Hai người hành khách mới ngồi ghế đối diện và họ đang nói chuyện lớn tiếng; không thể không nghe câu chuyện của họ được. Họ bắt đầu khá êm ả; nhưng chẳng mấy chốc sự tức giận chen vào tiếng nói của họ, tức giận của sự thân mật quá đáng và sự bực mình. Trong hung bạo của họ dường như họ quên đi số hành khách còn lại; họ bực bội lẫn nhau đến độ chỉ có họ hiện diện, và không còn ai khác.

 Tức giận có phẩm chất đặc trưng của cô lập đó; giống như đau khổ, nó cắt đứt người ta khỏi mọi thứ, và lúc đó, ít ra, tất cả liên hệ đều kết thúc. Tức giận có sức sống và sức mạnh nhất thời của cô lập. Có một tuyệt vọng lạ lùng trong tức giận; bởi vì cô lập là tuyệt vọng. Sự tức giận của thất vọng, ghen tuông, thôi thúc gây tổn thương, tạo ra một giải phóng bạo lực mà vui thú của nó là tự bênh vực. Chúng ta chỉ trích những người khác, và chính sự chỉ trích đó là một bênh vực chính chúng ta. Nếu không có loại thái độ nào đó, dù của tự chính đáng hay của tự khiêm tốn, chúng ta là gì? Chúng ta sử dụng mọi phương tiện để bênh vực chúng ta; và tức giận, giống như hận thù, là một trong những cách dễ dàng nhất. Tức giận hồn nhiên, một lóe lên đột ngột mà được quên đi mau lẹ, là một việc; nhưng tức giận mà được thiết lập một cách cố ý, mà đã được trù tính và tìm kiếm để gây tổn thương và hủy diệt, là một vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Tức giận hồn nhiên có lẽ có nguyên nhân thuộc hệ thần kinh nào đó mà có thể được tìm ra và được chữa trị; nhưng tức giận mà là kết quả của một nguyên nhân thuộc tâm lý còn tinh tế và khó khăn để xử lý hơn nhiều. Hầu hết chúng ta không quan tâm đến trạng thái tức giận, chúng ta tìm kiếm một bênh vực về nó. Tại sao chúng ta không nên tức giận khi có sự cư xử xấu xa của một người khác hay của chính chúng ta? Vì vậy chúng ta bị tức giận một cách chính đáng. Chúng ta không bao giờ nói rằng chúng ta tức giận, và kết thúc ở đó; chúng ta tiếp tục những giải thích tỉ mỉ về nguyên nhân của nó. Chúng ta không bao giờ chỉ nói rằng chúng ta ghen tuông hay đau khổ, nhưng lại bênh vực hay giải thích nó. Chúng ta hỏi làm thế nào có thể có tình yêu mà không có ghen tuông, hay nói rằng những hành động của người nào đó đã khiến cho chúng ta đau khổ, và vân vân.

 Chính sự giải thích, sự diễn đạt bằng từ ngữ, dù bằng yên lặng hay nói ra, mới duy trì sự tức giận, mới cho nó mục tiêu và chiều sâu. Sự giải thích yên lặng hay nói ra, hành động như một rào chắn chống lại sự khám phá về chính chúng ta như chúng ta là. Chúng ta muốn được khen ngợi hay được nịnh nọt, chúng ta mong chờ điều gì đó; và khi những điều này không xảy ra, chúng ta bị thất vọng, chúng ta trở nên cay đắng và ghen tuông. Vậy là, một cách bạo lực hay hòa nhã, chúng ta khiển trách người nào đó; chúng ta nói người nào đó phải chịu trách nhiệm cho sự đau khổ của chúng ta. Bạn quan trọng vô cùng bởi vì tôi lệ thuộc vào bạn để có hạnh phúc của tôi, để có vị trí hay thanh danh của tôi. Qua bạn, tôi thành tựu, thế là bạn rất quan trọng đối với tôi; tôi phải bảo vệ bạn, tôi phải sở hữu bạn. Qua bạn, tôi tẩu thoát khỏi chính tôi; và khi tôi bị quẳng lại vào chính tôi, vì sợ hãi tình trạng riêng của tôi, tôi trở nên tức giận. Tức giận mang nhiều hình thức: thất vọng, bực bội, đau khổ, ghen tuông, và vân vân.

 Đang tích lũy tức giận, mà là bực bội, cần đến thuốc giải của tha thứ; nhưng đang tích lũy tức giận còn quan trọng hơn tha thứ. Tha thứ không cần thiết khi không tích lũy tức giận. Tha thứ có cần thiết nếu có sự bực bội; nhưng được tự do khỏi nịnh nọt và khỏi ý thức của tổn thương, mà không có sự khô cằn của dửng dưng, tạo ra tình yêu, từ bi. Tức giận không thể xóa sạch bởi hành động của ý muốn, bởi vì ý muốn là bộ phận của bạo lực. Ý muốn là kết quả của ham muốn, sự khao khát để lừa dối; và trong chính bản chất của nó, ham muốn là hung hăng, thống trị. Kiềm chế tức giận bằng sự vận dụng của ý muốn là thay đổi tức giận đến một mức độ khác, cho nó một cái tên khác; nhưng nó vẫn còn là bộ phận của bạo lực. Muốn được tự do khỏi bạo lực, mà không là sự vun quén của không bạo lực, phải có đang hiểu rõ về ham muốn. Không có sự thay thế thuộc tinh thần cho ham muốn; nó không thể kiềm chế hay nhượng bộ. Phải có một nhận biết yên lặng và không chọn lựa về ham muốn; và nhận biết thụ động này là đang trải nghiệm hiệp thông cùng ham muốn mà không có một người trải nghiệm đang trao cho nó một cái tên.

_________________________________________________

 

Chương 31

AN TOÀN TÂM LÝ

 

Ô

ng ấy nói rằng ông ấy đã thâm nhập vào nghi vấn rất thấu suốt, đã đọc rất kỹ càng điều gì đã được viết về chủ đề, và ông ấy được thuyết phục rằng có những người thầy cõi trên trong những vùng đất khác nhau của thế giới. Họ không hiện ra phần vật chất ngoại trừ cho những đệ tử đặc biệt của họ, nhưng họ hiệp thông cùng những người khác qua phương tiện khác. Họ tạo ra một ảnh hưởng từ tâm và hướng dẫn cả suy nghĩ lẫn hành động của những người lãnh đạo thế giới, mặc dù chính những người lãnh đạo không nhận biết được nó; và họ tạo ra cách mạng và hòa bình. Ông ấy được thuyết phục, ông ấy đã nói, rằng mỗi châu lục đều có một nhóm những người thầy cõi trên, định hình số mạng của nó và ban cho nó ân lành của họ. Ông ấy đã biết nhiều đệ tử của những người thầy cõi trên – ít ra họ đã kể cho ông ấy về điều đó, ông ấy thêm vào để bảo đảm. Ông ấy rất thiết tha và ao ước có nhiều hiểu biết hơn về những người thầy cõi trên. Liệu có thể có trải nghiệm trực tiếp, tiếp xúc trực tiếp cùng họ?

 Con sông êm đềm làm sao! Hai con chim bói cá nhỏ xíu rực rỡ đang bay lên xuống gần sát bờ sông và ngay trên mặt nước; có vài con ong đang lượm lặt nước cho tổ của chúng và một con thuyền của người dân chài nằm giữa dòng chảy. Những cái cây dọc theo con sông dày dặc lá, và những cái bóng của chúng đậm màu và tối đen, trong những cánh đồng là một màu xanh rực sáng của những cây lúa mới trồng, và có những con chim ăn lúa màu trắng đang hót. Đó là một cảnh rất thanh bình, và dường như thật đáng tiếc khi phải nói chuyện về những vấn đề nhỏ nhen tầm thường của chúng ta. Bầu trời là màu xanh dịu của chiều tối. Những thị trấn ồn ào ở xa xa; có một ngôi làng bên kia con sông, và một con đường quanh co dọc theo bờ sông. Một cậu bé đang cất tiếng hát bằng một giọng rất cao, rõ ràng mà không quấy rầy sự yên tĩnh của nơi đó.

 Chúng ta là một chủng tộc lạ lùng; chúng ta lang thang tìm kiếm cái gì đó trong những nơi xa xôi khi nó rất gần gũi chúng ta. Vẻ đẹp luôn luôn ở đó, không bao giờ ở đây; sự thật không bao giờ trong tổ ấm của chúng ta nhưng trong một vị trí xa xôi nào đó. Chúng ta đi đến phía bên kia của thế giới để tìm kiếm những người thầy, và chúng ta không nhận biết được người giúp việc; chúng ta không hiểu rõ những sự việc chung của sống, những đấu tranh và những vui vẻ hàng ngày, và tuy nhiên chúng ta lại cố gắng nắm bắt những huyền bí và những huyễn hoặc. Chúng ta không hiểu rõ về chính chúng ta nhưng chúng ta sẵn lòng phục vụ hay tuân theo ông ấy, người hứa hẹn một phần thưởng, một hy vọng, một không tưởng. Chừng nào chúng ta còn bị hoang mang, điều gì chúng ta chọn lựa cũng phải là hoang mang. Chúng ta không thể nhận biết rõ ràng khi chúng ta mê muội; và lúc đó điều gì chúng ta thấy chỉ là từng phần và vì thế không là sự thật. Chúng ta biết tất cả những điều này, và vẫn vậy những ham muốn của chúng ta, những khao khát của chúng ta quá mạnh mẽ đến độ xô đẩy chúng ta vào những ảo tưởng và những đau khổ vô tận.

 Niềm tin nơi người thầy sáng chế người thầy, và trải nghiệm bị định hình bởi niềm tin. Tin tưởng một khuôn mẫu đặc biệt của hành động, hay một học thuyết, có sản sinh cái gì được ao ước; nhưng phải hy sinh bao nhiêu và đau khổ bao nhiêu! Nếu một cá thể có khả năng, vậy thì niềm tin trở thành một sự việc có uy lực to tát trong bàn tay của anh ấy, một vũ khí còn nguy hiểm hơn một khẩu súng. Đối với hầu hết chúng ta, niềm tin có một ý nghĩa quan trọng hơn cái thực sự. Đang hiểu rõ cái gì là không cần đến niềm tin; ngược lại, niềm tin, ý tưởng, thành kiến, là một cản trở rõ ràng cho đang hiểu rõ. Nhưng chúng ta thích những những niềm tin của chúng ta, những giáo điều của chúng ta; chúng kích thích chúng ta, chúng hứa hẹn, chúng khuyến khích. Nếu chúng ta hiểu rõ phương cách của những niềm tin của chúng ta và tại sao chúng ta bám vào chúng, một trong những nguyên nhân chính của hận thù sẽ tan biến.

 Ham muốn để kiếm được, cho cá nhân hay một nhóm người, dẫn đến dốt nát và ảo tưởng, hủy diệt và đau khổ. Ham muốn này không chỉ cho những thoải mái vật chất nhiều hơn và nhiều hơn, nhưng còn cả uy quyền: uy quyền của tiền bạc, của hiểu biết, của đồng hóa. Khao khát nhiều hơn là khởi đầu của xung đột và đau khổ. Chúng ta cố gắng tẩu thoát khỏi đau khổ này qua mọi hình thức của tự dối gạt, qua kiềm chế, thay thế và thăng hoa; nhưng khao khát tiếp tục, có lẽ tại một mức độ khác. Khao khát tại bất kỳ mức độ nào vẫn còn xung đột và đau khổ. Một trong những phương cách dễ dàng nhất của tẩu thoát là đạo sư, người thầy. Vài người tẩu thoát qua một học thuyết chính trị cùng những hoạt động của nó, những người khác qua những cảm xúc của nghi lễ và kỷ luật, và vẫn vậy những người khác qua người thầy. Vậy là, phương tiện của tẩu thoát trở thành quan trọng nhất, và sợ hãi lẫn cố chấp bảo vệ phương tiện đó. Vì vậy không thành vấn đề bạn là gì; chính là người thầy mới quan trọng. Bạn quan trọng chỉ như một người phục vụ, dù điều đó có nghĩa gì, hay như một đệ tử. Để trở thành một trong những người này, bạn phải thực hiện những công việc nào đó, tuân phục những khuôn mẫu nào đó, trải qua những khó nhọc nào đó. Bạn đang sẵn lòng làm tất cả những công việc này và còn nhiều hơn nữa, bởi vì sự đồng hóa cùng vui thú và uy quyền. Nhân danh những người thầy, vui thú và uy quyền đã trở thành kính trọng. Bạn không còn bị cô độc, hoang mang, lạc lõng; bạn lệ thuộc vào ông ấy, vào đảng phái, vào ý tưởng. Bạn được an toàn.

 Rốt cuộc, đó là điều gì hầu hết chúng ta đều mong muốn: an toàn, bảo đảm. Được mất hút cùng nhiều người là một hình thức của sự an toàn tâm lý; đồng hóa cùng một nhóm người hay cùng một ý tưởng, thế gian hay tinh thần, đều là cảm thấy an toàn. Đó là lý do tại sao hầu hết chúng ta bám vào chủ nghĩa quốc gia, mặc dù nó mang lại hủy diệt và đau khổ gia tăng; đó là lý do tại sao tôn giáo có tổ chức đã trở thành một chỗ ẩn náu vững chắc cho con người, mặc dù nó gây phân chia và nuôi dưỡng hận thù. Khao khát an toàn cho cá thể hay nhóm người dẫn đến sự hủy diệt, và an toàn tâm lý nuôi dưỡng ảo tưởng. Sống của chúng ta là ảo tưởng và đau khổ, cùng những khoảnh khắc hiếm hoi của rõ ràng và hân hoan, vì vậy bất kỳ điều gì hứa hẹn một chỗ ẩn náu chúng ta hăm hở chấp nhận. Vài người thấy được sự vô lý của những không tưởng thuộc chính trị và thế là nương dựa vào tôn giáo, mà là tìm kiếm sự an toàn và hy vọng trong những người thầy, trong những giáo điều, trong những ý tưởng. Bởi vì niềm tin định hình trải nghiệm, những người thầy trở thành một thực sự không thể lẩn tránh. Ngay khi nó đã trải nghiệm vui thú mà sự đồng hóa mang lại, cái trí chắc chắn bị bám rễ và không gì có thể lay chuyển được nó; bởi vì tiêu chuẩn của nó là trải nghiệm.

 Nhưng trải nghiệm không là sự thật. Sự thật không thể được trải nghiệm. Nó là. Nếu người trải nghiệm nghĩ rằng anh ấy trải nghiệm sự thật, vậy thì anh ấy chỉ biết ảo tưởng. Tất cả hiểu biết về sự thật là ảo tưởng. Hiểu biết hay trải nghiệm phải kết thúc cho sự hiện diện của sự thật. Trải nghiệm không thể gặp gỡ sự thật. Trải nghiệm định hình hiểu biết, và hiểu biết biến dạng trải nghiệm; cả hai phải kết thúc cho sự thật hiện diện.

 

_________________________________________________

Chương 32

TÁCH RỜI

 

Ô

ng ấy là một người nhỏ bé và hung hăng, một giáo sư tại một trong những trường đại học. Ông ấy đã đọc quá nhiều đến độ thật khó khăn cho ông ấy để nhận biết những suy nghĩ riêng của ông ấy bắt đầu ở đâu và những suy nghĩ của những người khác kết thúc ở đâu. Ông ấy nói rằng ông ấy đã là một người theo chủ nghĩa quốc gia nhiệt tình, và trong một cách nào đó đã phải chịu đựng đau khổ vì nó. Ông ấy cũng đã là một người tôn giáo thực hành; nhưng lúc này ông ấy đã quẳng đi tất cả mớ rác rưởi đó, cám ơn Thượng đế, và được tự do khỏi những mê tín. Quả quyết, ông ấy khẳng định rằng tất cả những nói chuyện và những bàn luận đang dẫn dắt con người sai lạc, và điều gì có tầm quan trọng nhất là sự tái cơ cấu kinh tế của con người; bởi vì đầu tiên con người sống nhờ vào bánh mì, và sau đó mọi thứ khác mới đến với anh ấy. Phải có một cách mạng bạo lực và một xã hội không giai cấp mới mẻ được thiết lập. Phương tiện không đặt thành vấn đề nếu mục đích đạt được. Nếu cần thiết họ sẽ xúi giục hỗn loạn, và sau đó tiếp quản và thiết lập trật tự của loại đúng đắn. Tập thể là cốt lõi, và tất cả sự trục lợi cá thể phải bị nghiền nát. Ông ấy rất dứt khoát về tương lai; và bởi vì con người là sản phẩm của môi trường sống, họ sẽ định hình con người cho tương lai; họ sẽ hy sinh mọi thứ vì tương lai, vì thế giới sẽ là. Hủy diệt con người hiện tại chẳng quan trọng lắm, bởi vì họ biết rõ tương lai.

 Chúng ta có lẽ nghiên cứu lịch sử và diễn giải những sự kiện lịch sử tùy theo những thành kiến của chúng ta; nhưng sự chắc chắn về tương lai phải ở trong ảo tưởng. Con người không là kết quả của một ảnh hưởng duy nhất, anh ấy phức tạp vô cùng; và tập trung một ảnh hưởng trong khi giảm thiểu những ảnh hưởng khác là nuôi dưỡng một mất cân bằng mà vẫn vậy sẽ dẫn đến đau khổ và hỗn loạn nhiều hơn. Con người là một qui trình tổng thể. Tổng thể phải được hiểu rõ và không chỉ là một mảnh, dù nhất thời mảnh của anh ấy có lẽ quan trọng bao nhiêu. Hy sinh hiện tại cho tương lai là sự dốt nát của những người điên khùng về quyền hành; và quyền hành là xấu xa. Những người này say mê quyền hành của dẫn dắt con người, họ là những giáo sĩ mới mẻ. Nhưng phương tiện và kết thúc không tách rời, chúng là một hiện tượng kết hợp; phương tiện tạo ra kết thúc. Qua bạo lực không bao giờ có thể có được hòa bình; một chính thể công an không thể sản sinh một công dân hòa bình; qua ép buộc, tự do không thể đạt được. Một xã hội không giai cấp không thể được thành lập nếu đảng phái nắm quyền hành tối cao, nó không bao giờ có thể là kết quả của sự độc tài. Tất cả điều này quá hiển nhiên.

 Sự tách rời của cá thể không bị hủy diệt nhờ vào sự đồng hóa của anh ấy cùng tập thể hay cùng một học thuyết. Thay thế không xóa sạch vấn đề của sự tách rời, nó cũng không thể được kiềm chế. Thay thế và kiềm chế có lẽ có tác dụng trong một khoảng thời gian, nhưng sự tách rời sẽ lại vùng dậy hung tợn hơn. Tạm thời, sợ hãi có lẽ xua đuổi nó vào nền quá khứ, nhưng vấn đề vẫn còn hiện diện ở đó. Vấn đề không phải làm thế nào xóa sạch sự tách rời, nhưng tại sao mỗi người chúng ta đặt quá nhiều quan trọng vào nó. Chính những con người mà ham muốn thiết lập một xã hội không giai cấp lại đang gieo rắc sự phân chia qua những hành động của quyền hành và quyền lực của họ. Bạn tách rời tôi, và tôi tách rời một người khác, và đó là một sự kiện; nhưng tại sao chúng ta lại trao quá nhiều quan trọng cho cảm thấy của tách rời này, cùng tất cả những kết quả ranh mãnh của nó? Mặc dù có một giống nhau to tát giữa tất cả chúng ta, tuy nhiên chúng ta đều không giống nhau; và không giống nhau này trao tặng mỗi người ý thức của quan trọng trong đang tách rời: tên tuổi, gia đình, tài sản tách rời, và cảm giác của là một thực thể tách rời. Sự tách rời này, ý thức của cá thể này đã gây ra sự thoái hóa nghiêm trọng, và thế là vì nguyên nhân này, sự ham muốn cho công việc và hành động tập thể, sự hy sinh cá thể cho tổng thể, và vân vân. Những tôn giáo có tổ chức đã cố gắng phục tùng ý muốn của riêng biệt vào ý muốn của tổng thể; và lúc này đảng phái, mà đảm trách vai trò của Chính thể, đang thực hiện hết sức mình để nhận chìm cá thể. 

 Tại sao chúng ta lại bám vào cảm thấy của tách rời? Những cảm xúc của chúng ta tách rời và chúng ta sống bằng những cảm xúc; chúng ta là những cảm xúc. Tước đoạt chúng ta khỏi những cảm xúc, vui thú hay đau khổ, và chúng ta không còn hiện diện. Những cảm xúc quan trọng đối với chúng ta, và chúng được đồng hóa cùng sự tách rời. Sống riêng tư và sống công dân có những cảm xúc khác nhau tại những mức độ khác nhau, và khi chúng không hiệp thông cùng nhau liền có sự xung đột. Nhưng những cảm xúc luôn luôn đấu tranh lẫn nhau dù trong sống riêng tư hay sống công dân. Xung đột vốn có sẵn trong cảm xúc. Chừng nào tôi còn muốn quyền hành hay khiêm tốn, phải có những xung đột của cảm xúc, mà tạo ra sự đau khổ riêng tư và xã hội. Liên tục ham muốn để được nhiều hơn hay ít hơn dẫn đến sự cảm xúc của cá thể và sự tách rời của nó. Nếu chúng ta có thể vẫn ở cùng sự kiện này mà không có chỉ trích hay bênh vực nó, chúng ta sẽ khám phá rằng những cảm xúc không hình thành sống tổng thể của chúng ta. Vậy thì cái trí như ký ức, mà là cảm xúc, trở nên bình thản, không còn bị xé nát bởi những xung đột riêng của nó; và chỉ đến lúc đó, khi cái trí yên lặng và bất động, có thể có một tình yêu mà không có cái ‘tôi” và cái “của tôi.” Nếu không có tình yêu này, hành động tập thể chỉ là sự ép buộc, nuôi dưỡng hận thù và sợ hãi, từ đó nảy sinh những xung đột riêng tư và xã hội.

 

_________________________________________________

 

Chương 33

QUYỀN LỰC

 

Ô

ng ấy là một người rất nghèo, nhưng có khả năng và khôn ngoan; ông ấy mãn nguyện hay ít ra có vẻ như thế, với một chút ít mà ông ấy sở hữu, và ông ấy không có gánh nặng gia đình. Ông ấy thường đến để nói chuyện về những vấn đề, và ông ấy có những giấc mộng vĩ đại cho tương lai; ông ấy háo hức và nhiệt thành, đơn giản trong những vui thú của ông ấy, và hài lòng trong giúp đỡ những công việc nhỏ nhoi cho những người khác. Ông ấy không, ông ấy nói, bị cuốn hút nhiều bởi tiền bạc hay tiện nghi vật chất; nhưng ông ấy thích thể hiện việc gì ông ấy sẽ làm nếu ông ấy có tiền bạc, ông ấy sẽ ủng hộ việc này hay việc kia như thế nào và ông ấy sẽ bắt đầu ngôi trường hoàn hảo như thế nào, và vân vân. Ông ấy khá mơ mộng và dễ dàng bị cuốn hút bởi những nhiệt thành riêng của ông ấy và bởi sự nhiệt thành của người khác.

 Nhiều năm trôi qua, và rồi một ngày ông ấy lại đến. Có một thay đổi lạ lùng trong ông ấy. Cái nhìn mơ mộng đã không còn nữa; ông ấy là người thực tế và dứt khoát, hầu như tàn nhẫn trong những quan điểm của ông ấy, và khá hằn học trong những nhận xét của ông ấy. Ông ấy đã đi lại nhiều, và cử chỉ của ông ấy đã được đánh bóng lẫn thạo đời hơn; thỉnh thoảng ông ấy lại thay đổi sự hấp dẫn của ông ấy. Ông ấy đã được để lại nhiều tiền bạc và đã thành công khi tăng nó lên gấp bội, và ông ấy đã trở thành một người thay đổi hoàn toàn. Lúc này hầu như chẳng khi nào ông ấy đến nữa; và vào những dịp hiếm hoi nếu chúng tôi có gặp gỡ, ông ấy thật xa xôi và dè dặt.

 Cả nghèo khổ lẫn giàu có là một ngục tù. Những người nghèo khổ và những người giàu có tự nhận biết được là những món đồ chơi của những hoàn cảnh. Cả hai đều thoái hóa, bởi vì cả hai đều tìm kiếm cái đang thoái hóa: quyền lực. Quyền lực còn quan trọng hơn những sở hữu; quyền lực còn ý nghĩa hơn của cải và những ý tưởng. Những thứ này có trao tặng quyền lực; nhưng chúng có thể bị gạt đi, và tuy nhiên ý thức của quyền lực vẫn còn lại. Người ta có lẽ nhận được quyền lực qua sống đơn giản, qua đạo đức, qua đảng phái, qua từ bỏ; nhưng những phương tiện như thế chỉ là một thay thế và chúng không nên dối gạt người ta. Sự ham muốn địa vị, thanh danh và quyền lực – quyền lực kiếm được qua hung hăng và khiêm tốn, qua khổ hạnh và hiểu biết, qua trục lợi và tự phủ nhận – được tin tưởng một cách tinh tế và hầu như thuộc bản năng. Trong bất kỳ hình thức nào như thế, chúng đều là quyền lực, và thất bại chỉ là sự phủ nhận của thành công. Có quyền lực, đạt được thành công là trở thành nô lệ, là khước từ đạo đức. Đạo đức trao tặng sự tự do, nhưng nó không là một việc để đạt được. Bất kỳ thành tựu nào, dù của cá thể hay của tập thể, trở thành một phương tiện đối với quyền lực. Thành công trong thế giới này, và quyền lực mà tự kiểm soát và tự phủ nhận mang lại, phải được tránh xa; bởi vì cả hai đều biến dạng đang hiểu rõ. Do bởi ham muốn thành công mới ngăn cản khiêm tốn; và nếu không có khiêm tốn làm thế nào có thể có đang hiểu rõ? Con người của thành công bị cằn cỗi, bị khép kín; anh ấy bị chất nặng bởi sự quan trọng riêng của anh ấy, bởi những trách nhiệm, những thành tựu và những kỷ niệm của anh ấy. Phải có sự tự do khỏi những trách nhiệm tự gách vác và khỏi gánh nặng của thành tựu; bởi vì cái mà đè nặng xuống không thể vùn vụt, và muốn hiểu rõ cần đến một cái trí linh động và vùn vụt. Phước lành không giành cho những người thành công, bởi vì họ không thể biết chính vẻ đẹp của sự sống mà là tình yêu.

 Ham muốn thành công là ham muốn thống trị. Thống trị là chiếm hữu, và chiếm hữu là phương cách của cô lập. Tự cô lập này là điều gì hầu hết chúng ta đều tìm kiếm, qua tên tuổi, qua liên hệ, qua công việc, qua hình thành ý tưởng. Trong cô lập có quyền lực, nhưng quyền lực nuôi dưỡng hận thù và đau khổ; bởi vì cô lập là kết quả của sợ hãi, và sợ hãi kết thúc tất cả hiệp thông. Hiệp thông là liên hệ; và liên hệ đó có lẽ vui vẻ hay đau khổ đến chừng nào, trong nó có thể quên lãng cái tôi. Cô lập là phương cách của cái tôi, và tất cả hoạt động của cái tôi tạo ra xung đột và đau khổ.

 

_________________________________________________

 

Chương 34

CHÂN THẬT

 

C

ó một đám cỏ xanh, cùng những bông hoa rực rỡ dọc theo những đường viền của nó. Nó được giữ gìn thật đẹp và nhiều chăm sóc được trao cho nó, bởi vì mặt trời đã cố gắng đốt cháy bãi cỏ và làm héo tàn những bông hoa. Xa xa khỏi cái vườn tuyệt vời này, đi qua nhiều cái nhà, là biển xanh, lấp lánh trong ánh mặt trời, và trên nó là một cánh buồm trắng. Căn phòng trông ra cái vườn, những cái nhà và những ngọn cây, và từ cửa sổ của nó, vào sáng sớm, biển thật dễ chịu khi nghìn ngắm. Suốt ban ngày nước của nó rực sáng và hung tợn, nhưng luôn luôn có một cánh buồm, ngay cả buổi trưa. Mặt trời sẽ chiếu xuống biển, tạo nên một con đường đỏ rực; sẽ không có hoàng hôn. Sao hôm sẽ lơ lửng trên đường chân trời, và biến mất. Một vệt mặt trăng non sẽ bắt được buổi tối, nhưng cũng vậy nó sẽ biến mất vào biển cả náo động, và bóng tối sẽ phủ lên những dòng nước.

 Ông ấy đã nói rất nhiều về Thượng đế, về những lời cầu nguyện buổi sáng và buổi chiều của ông ấy, về những lần nhịn đói, những lời thề nguyền của ông ấy, những ham muốn sôi sục của ông ấy. Ông ấy diễn tả rất rõ ràng và dứt khoát, không chút ngập ngừng để tìm kiếm những từ ngữ đúng đắn; cái trí của ông ấy được đào tạo cẩn thận bởi vì nghề nghiệp của ông ấy cần đến nó. Ông ấy là một người đàn ông nhanh nhẹn và mắt sáng, mặc dù có một cứng ngắt nào đó quanh ông ấy. Sự cố chấp của mục đích và sự vắng mặt của linh động được bộc lộ trong cách ông ấy giữ vững cơ thể. Chắc chắn ông ấy được thúc đẩy bởi một ý chí mạnh mẽ lạ lùng, mặc dù ông ấy dễ dàng mỉm cười nhưng ý chí của ông ấy luôn luôn chi phối, tỉnh táo, và cảnh giác. Ông ấy rất điều độ trong sống hàng ngày, và ông ấy phá vỡ những thói quen được thiết lập chỉ bằng kỷ luật của ý chí. Nếu không có ý chí, ông ấy nói, không thể có đạo đức; ý chí là cốt lõi để phá vỡ xấu xa. Trận chiến giữa tốt lành và xấu xa xảy ra liên tục; và ý chí, một mình nó, chặn đứng xấu xa. Ông ấy cũng có một khía cạnh của dịu dàng, bởi vì ông ấy thường nhìn ngắm bãi cỏ và những bông hoa rực rỡ, và mỉm cười; nhưng ông ấy không bao giờ cho phép cái trí lang thang ra khỏi khuôn mẫu của ý chí và hành động của nó. Mặc dù ông ấy kiên trì tránh né những từ ngữ thô lỗ, tức giận và bất kỳ thể hiện nào của nóng nảy, ý chí của ông ấy khiến cho ông ấy bạo lực lạ lùng. Nếu vẻ đẹp phù hợp khuôn mẫu của mục đích của ông ấy, ông ấy sẽ chấp thuận nó; nhưng luôn luôn ẩn náu sự sợ hãi về dục vọng, mà sự đau khổ của nó ông ấy đã cố gắng kiềm chế. Ông ấy đọc sách nhiều và là người lịch sự và ý chí của ông ấy theo cùng ông ấy giống như bóng với hình.

 Chân thật không bao giờ có thể đơn giản; chân thật là mảnh đất sinh sản của ý chí, và ý chí không bao giờ có thể lật tung những phương cách của cái tôi. Đang hiểu rõ về chính mình không là sản phẩm của ý chí; đang hiểu rõ về chính mình hiện diện qua sự nhận biết được những phản ứng khoảnh khắc sang khoảnh khắc đối với chuyển động của sống. Ý chí khóa chặt những phản ứng tự phát này, mà một mình nó bộc lộ cấu trúc của cái tôi. Ý chí là chính bản thể của ham muốn; và đối với đang hiểu rõ về ham muốn, ý chí trở thành một chướng ngại. Ý chí trong bất kỳ hình thức nào, dù của cái trí cao hơn hay của những ham muốn bám rễ sâu, không bao giờ có thể thụ động; và chỉ trong thụ động, trong yên lặng tỉnh táo, sự thật có thể hiện diện. Xung đột luôn luôn ở giữa những ham muốn, tại bất kỳ mức độ nào mà những ham muốn có lẽ được đưa vào. Củng cố một ham muốn đối nghịch với những ham muốn khác chỉ nuôi dưỡng sự kháng cự thêm nữa, và kháng cự này là ý chí. Đang hiểu rõ không bao giờ có thể hiện diện qua kháng cự. Điều gì quan trọng là đang hiểu rõ về ham muốn, và không phải khuất phục một ham muốn bằng một ham muốn khác.

 Ham muốn để thành tựu, để kiếm được là nền tảng của chân thật; và tuy nhiên sự thôi thúc hời hợt hay sâu thẳm này, tạo ra sự tuân phục, mà là khởi đầu của sợ hãi. Sợ hãi giới hạn đang hiểu rõ về chính mình vào những trải nghiệm, và vì vậy không thể thăng hoa những trải nghiệm. Vì bị giới hạn, đang hiểu rõ về chính mình chỉ vun đắp ý thức về chính mình sâu thẳm hơn và rộng rãi hơn, tại những mức độ khác nhau và tại những thời điểm khác nhau cái “tôi” mỗi lúc một dầy dặc hơn; thế là xung đột và đau khổ tiếp tục. Bạn có lẽ cố ý quên bẵng hay tự làm mất mình trong hoạt động nào đó, trong vun quén một cái vườn hay một học thuyết, trong hô hào nguyên một chủng tộc sự hăng hái mãnh liệt cho chiến tranh; nhưng lúc này bạn là quốc gia đó, ý tưởng đó, hoạt động đó, thượng đế đó. Sự đồng hóa càng to lớn nhiều bao nhiêu, xung đột và đau khổ của bạn càng bị che kín nhiều bấy nhiêu, và thế là đấu tranh liên tục để được đồng hóa cùng cái gì đó. Ham muốn là một cùng một mục tiêu được chọn lựa này tạo ra sự xung đột của chân thật, mà hoàn toàn khước từ sự đơn giản. Bạn có lẽ ăn năn sám hối, hay khoác vào một miếng vải đơn sơ, hay lang thang như một người ăn mày; nhưng đây không là đơn giản.

 Đơn giản và chân thật không bao giờ có thể là những đồng hành. Anh ấy, người mà đồng hóa cùng cái gì đó, tại bất kỳ mức độ nào, có lẽ chân thật, nhưng anh ấy không đơn giản. Ý chí để hiện diện chính là đối nghịch của đơn giản. Đơn giản hiện diện cùng sự tự do khỏi động cơ tham lợi của ham muốn để đạt được. Đạt được là đồng hóa, và đồng hóa là ý chí. Đơn giản là sự nhận biết thụ động, tỉnh táo mà trong đó người trải nghiệm không đang ghi lại trải nghiệm. Tự phân tích về chính mình ngăn cản nhận biết tiêu cực này; trong phân tích luôn luôn có một động cơ – để được tự do, để được hiểu rõ, để kiếm được – và ham muốn này chỉ nhấn mạnh ý thức về cái tôi. Cũng vậy, những kết luận do tự xem xét nội tâm giam cầm đang hiểu rõ về chính mình.

 

_________________________________________________

 

Chương 35

THÀNH TỰU

 

C

ô ấy đã lập gia đình, nhưng không có con cái. Trong thế giới vật chất, cô ấy nói, cô ấy hạnh phúc, tiền bạc không thành vấn đề, và có những chiếc xe hơi, những khách sạn tốt và du lịch mọi nơi. Chồng cô ấy là một người kinh doanh thành đạt mà sự quan tâm chính là tô điểm người vợ của anh ấy, để thấy rằng cô ấy được thỏa mãn và có mọi thứ mà cô ấy mong ước. Cả hai đều còn khá trẻ và thân thiện. Cô ấy quan tâm đến khoa học và nghệ thuật, và chút ít tôn giáo; nhưng lúc này, cô ấy nói, những sự việc của tinh thần đang xua đuổi mọi thứ khác. Cô ấy quen thuộc những giáo lý của những tôn giáo khác nhau; nhưng không hài lòng về năng lực hiệu quả tổ chức của họ, những nghi lễ và những giáo điều của họ, rất nghiêm túc cô ấy muốn tìm được những sự việc thực sự. Cô ấy không mãn nguyện lắm, và đã đến với những người thầy trong những vùng đất khác nhau của thế giới; nhưng không có gì đã cho cô ấy sự hài lòng lâu dài. Bất mãn của cô ấy, cô ấy nói, không phải phát sinh từ việc không có con cái; cô ấy đã xem xét tất cả vấn đề đó rất thấu đáo. Bất mãn của cô ấy cũng không bởi bất kỳ những thất vọng nào thuộc xã hội. Cô ấy đã dành một số thời gian nào đó cùng một trong những người phân tích nổi tiếng, nhưng vẫn còn có đau khổ và trống rỗng bên trong này.

 Tìm kiếm thành tựu là mời mọc tuyệt vọng. Không có thành tựu của cái tôi, nhưng chỉ có củng cố cái tôi qua sở hữu cái gì nó khao khát. Sở hữu, tại bất kỳ mức độ nào, khiến cho cái tôi cảm thấy có hiệu quả, phong phú, đang sống, và cảm xúc này được gọi là thành tựu; nhưng về tất cả những cảm xúc, chẳng mấy chốc nó phai lạt, vẫn vậy được thay thế bởi một thỏa mãn khác. Tất cả chúng ta đều quen thuộc qui trình của thay thế hay đổi chỗ này, và nó là một trò chơi mà hầu hết chúng ta đều hài lòng. Tuy nhiên, cũng có vài người ham muốn một thỏa mãn bền vững hơn, một thỏa mãn sẽ kéo dài suốt sống; và khi đã tìm được nó, họ hy vọng không bao giờ bị quấy rầy lại. Nhưng có một sợ hãi của bị quấy rầy liên tục không nhận biết được, và những hình thức tinh tế của kháng cự được vun đắp phía sau mà cái trí bảo vệ; và thế là sợ hãi chết là điều không tránh khỏi. Thành tựu và sợ hãi chết là hai phía của một qui trình: củng cố cái tôi. Rốt cuộc, thành tựu là đồng hóa hoàn toàn cùng cái gì đó – cùng con cái, cùng tài sản, cùng những ý tưởng. Con cái và tài sản khá may rủi, nhưng những ý tưởng trao tặng an toàn và bảo đảm to tát hơn. Những từ ngữ, mà là những ý tưởng và những kỷ niệm, cùng những cảm xúc của nó, trở thành quan trọng nhất; và thế là thành tựu hay hoàn tất trở thành từ ngữ.

 Không có thành tựu của cái tôi, nhưng chỉ có tiếp tục của cái tôi, cùng những xung đột, những thù hận và những đau khổ luôn gia tăng của nó. Tìm kiếm thỏa mãn vĩnh cửu tại mức độ nào thuộc sự hiện diện của chúng ta là tạo ra hoang mang và đau khổ; bởi vì thỏa mãn không bao giờ có thể vĩnh cửu. Bạn có lẽ nhớ lại một trải nghiệm đã gây thỏa mãn, nhưng trải nghiệm đó chết rồi, và chỉ còn ký ức của nó tồn tại. Ký ức này không có sự sống trong chính nó; nhưng sự sống được trao cho nó qua phản ứng không trọn vẹn của bạn với hiện tại. Bạn đang sống dựa vào những chết rồi, giống như hầu hết chúng ta. Dốt nát những phương cách của cái tôi dẫn đến ảo tưởng; và ngay khi bị trói buộc trong mạng lưới của ảo tưởng, cắt đứt nó sẽ khó khăn cực kỳ. Nhận ra một ảo tưởng rất gian nan, bởi vì, khi đã tạo ra nó, cái trí không thể nhận biết được nó. Nó phải được tiếp cận một cách phủ nhận, gián tiếp. Nếu những phương cách của ham muốn không được hiểu rõ, ảo tưởng là điều không thể tránh khỏi. Đang hiểu rõ hiện diện, không qua sự nỗ lực của ý chí, nhưng chỉ khi nào cái trí bất động. Cái trí không thể được làm cho bất động, bởi vì chính người làm là một sản phẩm của cái trí, của ham muốn. Phải có một nhận biết toàn qui trình này, một nhận biết không chọn lựa; vậy thì chỉ như thế mới có thể không nuôi dưỡng ảo tưởng. Ảo tưởng gây thỏa mãn, và thế là chúng ta quyến luyến nó. Ảo tưởng có lẽ mang lại đau khổ, nhưng chính đau khổ này phơi bày sự không tổng thể của chúng ta và thúc đẩy chúng ta phải hoàn toàn được đồng hóa cùng ảo tưởng. Vẫn vậy ảo tưởng có ý nghĩa quan trọng trong những sống của chúng ta; nó giúp đỡ che đậy cái gì là, không những phía bên ngoài nhưng còn cả phía bên trong. Sự không quan tâm về cái gì là phía bên trong này dẫn đến diễn giải sai lầm cái gì là phía bên ngoài mà tạo ra hủy diệt và đau khổ. Che đậy cái gì là được xúi giục bởi sợ hãi. Sợ hãi không bao giờ có thể bị khuất phục bởi một hành động của ý chí, bởi vì ý chí là kết quả của sự kháng cự. Chỉ qua nhận biết thụ động và tỉnh táo mới có tự do khỏi sợ hãi.

 

_________________________________________________

 

Chương 36

TỪ NGỮ

 

Ô

ng ấy đọc sách nhiều; và mặc dù ông ấy rất nghèo, ông ấy nghĩ mình giàu có trong hiểu biết, mà trao tặng ông ấy một hạnh phúc nào đó. Ông ấy dành ra nhiều tiếng đồng hồ với những quyển sách của ông ấy và nhiều thời gian ở một mình. Người vợ của ông ấy đã chết rồi, và hai người con của ông ấy ở cùng những người bà con; và ông ấy khá vui mừng khi được thoát khỏi sự hỗn loạn của tất cả liên hệ, ông ấy thêm vào. Ông ấy kiềm chế lạ lùng, độc lập và hoàn toàn khẳng định. Ông ấy đã đến đây từ rất xa, ông ấy nói, để thâm nhập vào nghi vấn của thiền định, và đặc biệt suy nghĩ về việc sử dụng những câu kinh và cụm từ nào đó, mà sự lặp lại liên tục của chúng rất ích lợi cho sự an bình của cái trí. Cũng vậy, trong chính những từ ngữ có một ma thuật nào đó; những từ ngữ phải được phát âm đúng cách và trầm bổng đúng đắn. Những từ ngữ này được truyền xuống từ những thời cổ xưa; và chính vẻ đẹp của những từ ngữ này, cùng ngữ điệu hòa hợp của chúng, tạo ra một bầu không khí sẽ trợ giúp cho sự tập trung. Và ngay lập tức ông ấy bắt đầu ngân nga. Ông ấy có một giọng dễ chịu, và có một du dương được sinh ra từ tình yêu những từ ngữ và ý nghĩa của chúng; ông ấy ngân nga dễ dàng do bởi thực hành và hiến dâng từ lâu. Khoảnh khắc ông ấy bắt đầu ngân nga, ông ấy quên bẵng mọi thứ.

 Từ bên kia cánh đồng vọng đến âm thanh của một cây sáo; nó được chơi ngắt quãng, nhưng âm điệu rõ ràng và tinh khiết. Người chơi đang ngồi trong bóng râm đậm của một cái cây lớn, và xa xa anh ấy là những hòn núi. Những hòn núi yên lặng, tiếng ngân nga, và âm thanh của tiếng sáo dường như gặp gỡ và tan biến, để bắt đầu lại. Những con vẹt ồn ào bay vụt qua; và lại nữa có những âm điệu của cây sáo, và những ngân nga uy lực sâu thẳm. Vẫn còn sớm vào buổi sáng, và mặt trời lên trên những cái cây. Người ta đang đi từ những ngôi làng của họ đến thị trấn, nói chuyện và cười cợt. Tiếng sáo và tiếng ngân nga rất khăng khăng, và vài người đi ngang dừng lại lắng nghe; họ ngồi bệt xuống đường và mê say trong vẻ đẹp của tiếng ngân nga và sự vinh quang của buổi sáng, không thèm bận tâm bởi tiếng còi hú của một chiếc xe lửa xa xa; ngược lại, tất cả những âm thanh dường như hòa quyện vào nhau và lấp đầy quả đất. Ngay cả tiếng gọi lớn của một con quạ cũng không gây khó chịu.

 Chúng ta bị trói buộc trong những âm thanh của những từ ngữ lạ lùng làm sao, và chính những từ ngữ đã trở thành quan trọng đối với chúng ta như thế nào: quốc gia, Thượng đế, giáo sĩ, dân chủ, cách mạng. Chúng ta sống dựa vào những từ ngữ và hài lòng trong những cảm xúc mà chúng sinh ra; và chính những cảm xúc này đã trở nên quá quan trọng. Những từ ngữ gây thỏa mãn bởi vì những âm thanh của chúng đánh thức lại những cảm xúc bị bỏ quên, và sự thỏa mãn bởi chúng còn lớn lao hơn khi những từ ngữ được thay thế cho cái thực sự, cho cái gì là. Chúng ta cố gắng lấp đầy sự trống rỗng phía bên trong của chúng ta bằng những từ ngữ, bằng âm thanh, bằng ồn ào, bằng hoạt động; âm nhạc và tụng kinh là một tẩu thoát hạnh phúc khỏi chính chúng ta, khỏi sự tầm thường và nhàm chán của chúng ta. Những từ ngữ đầy ắp những thư viện của chúng ta; và chúng ta nói ra những từ ngữ liên tục không ngừng nghỉ! Chúng ta hầu như không dám hiện diện mà không có một quyển sách, mà không bị bận tâm, một mình. Khi chúng ta một mình, cái trí luôn náo động, đang lang thang khắp mọi nơi, đang lo âu, đang nhớ lại, đang đấu tranh; vì vậy không bao giờ có một trạng thái một mình, cái trí không bao giờ yên lặng.

 Chắc chắn, cái trí có thể được khiến cho yên lặng bởi sự lặp lại của một từ ngữ, của một câu kinh, của một lời cầu nguyện, cái trí có thể bị mê muội, bị ngủ say; nó có thể bị bắt buộc phải ngủ say bằng dịu dàng hay hung bạo, và trong ngủ say này có lẽ có những giấc mộng. Nhưng một cái trí bị bắt buộc yên lặng bởi kỷ luật, bởi nghi thức, bởi lặp lại, không bao giờ có thể nhận biết, nhạy cảm và tự do. Bắt buộc này của cái trí, tinh tế hay thô thiển, không là thiền định. Thật dễ chịu khi tụng kinh hay lắng nghe một người nào đó ngân nga du dương; nhưng cảm xúc sống được chỉ dựa vào cảm xúc thêm nữa, và cảm xúc dẫn đến ảo tưởng. Hầu hết chúng ta thích sống dựa vào những ảo tưởng, có vui thú trong tìm ra những ảo tưởng sâu thẳm hơn và bao quát hơn. Nhưng do bởi sợ hãi mất đi những ảo tưởng mới khiến cho chúng ta khước từ hay che kín cái thực sự, sự thật. Không phải rằng chúng ta không thể hiểu rõ sự thật; điều gì khiến cho chúng ta sợ hãi là chúng ta khước từ sự thật và bám vào ảo tưởng. Bị trói buộc mỗi lúc một sâu hơn trong ảo tưởng không là thiền định, trang trí cái chuồng đang giam cầm chúng ta cũng không là thiền định. Nhận biết, không có bất kỳ chọn lựa, được những phương cách của cái trí, mà là cái nuôi dưỡng những ảo tưởng, là khởi đầu của thiền định.

 Thật lạ lùng khi chúng ta tìm ra những thay thế cho sự việc thực sự quá dễ dàng, và chúng ta ở cùng chúng mãn nguyện như thế nào. Biểu tượng, từ ngữ, hình ảnh, trở thành quan trọng nhất, và quanh biểu tượng này chúng ta thiết lập cấu trúc của tự dối gạt, sử dụng hiểu biết để củng cố nó; và thế là trải nghiệm trở thành một cản trở cho đang hiểu rõ về sự thật. Chúng ta đặt tên, không chỉ để truyền đạt, nhưng còn để củng cố trải nghiệm; củng cố trải nghiệm này là ý thức của cái tôi, và ngay khi người ta bị trói buộc trong qui trình của nó, khó khăn cực kỳ để buông bỏ, đó là, vượt khỏi ý thức của cái tôi. Điều cốt lõi là phải chết đi trải nghiệm của ngày hôm qua và chết đi những cảm xúc của ngày hôm nay, nếu không chết đi liền có sự lặp lại; và lặp lại một hành động, một nghi thức, một từ ngữ, là hão huyền. Trong lặp lại không có mới mẻ lại. Chết của trải nghiệm là sáng tạo.

 

_________________________________________________

 

Chương 37

Ý TƯỞNG VÀ SỰ KIỆN

 

B

à ấy đã lập gia đình được nhiều năm, nhưng không có con cái; bà ấy không thể có chúng, và bị buồn bực nhiều lắm bởi sự kiện này. Những người chị của bà ấy đã có con cái, và tại sao bà ấy lại mắc phải lời nguyền. Bà ấy đã lập gia đình từ khi còn rất trẻ, theo phong tục, và đã thấy được nhiều đau khổ; nhưng bà ấy cũng đã trải qua khá nhiều hạnh phúc. Chồng bà ấy là một loại quan chức trong một tập đoàn lớn hay một bộ của chính phủ. Ông ấy cũng lo lắng vấn đề không có con cái của họ, nhưng lúc này có vẻ rằng ông ấy đang thỏa hiệp cùng sự kiện này; và ngoài ra, bà ấy thêm vào, ông ấy là người rất bận rộn. Người ta có thể thấy rằng bà ấy chi phối người chồng, mặc dù không nghiêm trọng lắm. Bà ấy sống dựa vào ông ấy, và vì vậy bà ấy không thể tránh khỏi việc chi phối ông ấy. Bởi vì bà ấy không có con cái, bà ấy đang cố gắng thành tựu chính bà ấy trong người chồng; nhưng trong việc này bà ấy bị thất vọng, bởi vì người chồng yếu đuối và bà ấy phải gánh vác mọi việc. Trong văn phòng, mỉm cười bà ấy nói, ông ấy được coi như một người khắt khe, một người chuyên chế, mà bộc lộ uy quyền khắp mọi nơi; nhưng ở nhà ông ấy dịu dàng và hiền lành. Bà ấy muốn người chồng phù hợp vào một khuôn mẫu nào đó, và bà ấy đang ép buộc ông ấy, dĩ nhiên rất nhỏ nhẹ, vào khuôn mẫu của bà ấy; nhưng ông ấy không biểu lộ chút bực bội nào. Bà ấy không có ai để nuơng dựa và dâng hiến tình yêu của bà ấy.

 Đối với chúng ta ý tưởng còn quan trọng hơn sự kiện; ý tưởng của người ta nên là gì có ý nghĩa nhiều hơn người ta là gì. Tương lai luôn luôn quyến rũ hơn hiện tại. Hình ảnh, biểu tượng có giá trị lớn lao hơn cái thực sự; và chúng ta cố gắng áp đặt ý tưởng, khuôn mẫu vào cái thực sự. Vì vậy chúng ta tạo ra một mâu thuẫn giữa cái gì là và cái gì nên là. Cái gì nên là là ý tưởng, sự tưởng tượng, và vì vậy có một xung đột giữa cái thực sự và cái ảo tưởng – không phải trong chính chúng, nhưng trong chúng ta. Chúng ta thích cái ảo tưởng hơn cái thực sự; ý tưởng cuốn hút nhiều hơn, gây thỏa mãn nhiều hơn, và vì vậy chúng ta bám vào nó. Thế là cái ảo tưởng trở thành cái thực sự và cái thực sự trở thành cái ảo tưởng, và trong xung đột giữa cái tạm gọi là thực sự và cái tạm gọi là ảo tưởng này chúng ta bị trói buộc.

 Tại sao chúng ta bám vào ý tưởng, một cách cố ý hay không cố ý, và gạt đi cái thực sự? Ý tưởng, khuôn mẫu, là tự chiếu rọi; nó là một hình thức của tự tôn sùng, của tự tiếp tục, và vì vậy gây thỏa mãn. Ý tưởng cho uy quyền để thống trị, để khẳng định, để hướng dẫn, để định hình; và trong ý tưởng, mà là tự chiếu rọi, không bao giờ có sự phủ nhận của cái tôi, sự tan rã của cái tôi. Vì vậy khuôn mẫu hay ý tưởng làm phong phú cái tôi; và điều này được hiểu là tình yêu. Tôi thương yêu người con trai của tôi hay người chồng của tôi và tôi muốn người ấy là cái này hay cái kia, tôi muốn người ấy là cái gì đó khác hơn người ấy là.

 Nếu chúng ta muốn hiểu rõ cái gì là, khuôn mẫu hay ý tưởng phải bị gạt đi. Gạt đi ý tưởng trở thành khó khăn chỉ khi nào không có sự khẩn thiết trong đang hiểu rõ cái gì là. Sự xung đột tồn tại trong chúng ta giữa ý tưởng và cái gì là bởi vì ý tưởng tự chiếu rọi trao tặng sự thỏa mãn lớn lao hơn cái gì là. Chỉ khi nào cái gì là, cái thực sự, phải được đối diện thì khuôn mẫu mới bị phá vỡ; vì vậy nó không là một vấn đề của làm thế nào được tự do khỏi ý tưởng, nhưng của làm thế nào đối diện cái thực sự. Có thể đối diện cái thực sự chỉ khi nào có một đang hiểu rõ về qui trình của sự thỏa mãn, phương cách của cái tôi.

 Tất cả chúng ta đều tìm kiếm tự thành tựu, qua nhiều phương cách khác nhau: qua tiền bạc, qua quyền hành, qua con cái hay người chồng, qua quốc gia hay ý tưởng, qua phục vụ hay hy sinh, qua chi phối hay nhượng bộ. Nhưng liệu có tự thành tựu? Mục tiêu của tự thành tựu luôn luôn là tự chiếu rọi, tự chọn lựa, vì vậy sự khao khát để tự thành tựu này là một hình thức của tự tiếp tục. Dù có ý thức hay không có ý thức, phương cách của tự thành tựu là tự chọn lựa, nó đặt nền tảng trên ham muốn có được thỏa mãn, mà phải là vĩnh cửu; vì vậy sự tìm kiếm có được tự thành tựu là sự tìm kiếm có được vĩnh cửu của ham muốn. Ham muốn luôn luôn thoáng chốc, nó không có nơi ở cố định; nó có lẽ tiếp tục trong một khoảng thời gian cái mục tiêu mà nó bám vào, nhưng trong chính nó ham muốn không vĩnh cửu. Theo bản năng chúng ta nhận biết được điều này, và vì vậy chúng ta cố gắng làm cho vĩnh cửu ý tưởng, niềm tin, sự việc, sự liên hệ; nhưng do bởi việc này không thể được, liền nảy sinh sự sáng chế người trải nghiệm như một bản thể vĩnh cửu, cái “tôi” tách rời và khác biệt sự ham muốn, người suy nghĩ tách rời và khác biệt những suy nghĩ của anh ấy. Chắc chắn, sự tách rời này là giả dối, dẫn đến ảo tưởng.

 Tìm kiếm có được vĩnh cửu là sự hò hét liên tục của tự thành tựu; nhưng cái tôi không bao giờ có thể thành tựu, cái tôi không vĩnh cửu, và cái mà trong đó nó thành tựu cũng phải là không vĩnh cửu. Tự tiếp tục là thoái hóa; trong nó không có yếu tố thay đổi và cũng không có hơi thở của cái mới mẻ. Cái tôi phải kết thúc cho cái mới mẻ hiện diện. Cái tôi là ý tưởng, khuôn mẫu, một mớ của những kỷ niệm; và mỗi thành tựu là sự tiếp tục thêm nữa của ý tưởng, của trải nghiệm. Trải nghiệm luôn luôn đang bị quy định; người trải nghiệm luôn luôn đang tách rời và đang phân biệt chính anh ấy khỏi trải nghiệm. Vì vậy phải có tự do khỏi trải nghiệm, khỏi sự ham muốn để trải nghiệm. Thành tựu là phương cách của che đậy sự nghèo khó phía bên trong, sự trống rỗng, và trong thành tựu có đau khổ và phiền muộn.

 

________________________________________________

 

Chương 38

TIẾP TỤC

 

N

gười đàn ông ngồi ghế đối diện bắt đầu bằng cách giới thiệu ông ấy, khi ông ấy muốn đặt vài câu hỏi. Ông ấy nói rằng ông ấy đã đọc rất kỹ càng mọi quyển sách nghiêm túc về chết và đời sau, những quyển sách từ những thời cổ xưa cũng như những thời hiện đại. Ông ấy đã là một thành viên của Tổ chức Nghiên cứu Tâm thần, đã tham dự nhiều vụ đồng bóng với những người trung gian có danh tiếng và xuất sắc, và đã chứng kiến nhiều thể hiện mà không thể nào giả dối được. Bởi vì ông ấy đã thâm nhập nghi vấn này rất nghiêm túc, trong nhiều trường hợp chính ông ấy đã thấy những sự việc của một bản chất siêu vật chất; nhưng dĩ nhiên, ông ấy thêm vào, chúng có lẽ được sinh ra từ sự tưởng tượng của ông ấy, mặc dù ông ấy nghĩ rằng chúng không phải. Tuy nhiên, bất kể sự kiện rằng ông ấy đã đọc rất nhiều, nói chuyện với nhiều người giỏi giang, và đã thấy những thể hiện không thể chối cãi được của những người đã chết rồi, ông ấy vẫn không thỏa mãn rằng ông ấy đã hiểu rõ sự thật của vấn đề. Ông ấy tranh luận nghiêm túc vấn đề của niềm tin và không niềm tin; ông ấy có những người bạn tin tưởng sự tiếp tục sau khi chết, và cũng cả những người phủ nhận toàn sự việc và bám chặt vào sống mà được kết thúc bởi cái chết của cơ quan vật chất. Mặc dù ông ấy đã kiếm được trải nghiệm và hiểu biết đáng kể trong những vấn đề vật chất, trong cái trí của ông ấy vẫn còn một yếu tố của nghi ngờ; và bởi vì ông ấy đang bắt đầu già nua ông ấy muốn biết sự thật. Ông ấy không sợ hãi về chết, nhưng sự thật về nó phải được biết.

 Chuyến xe lửa đã ngừng, và vừa ngay lúc đó một chiếc xe hai bánh đang đi ngang qua. Trên xe ngựa là xác chết một người, được bọc trong một tấm vải trắng xóa và cột chặt vào hai thanh tre dài, vừa mới chặt xuống. Từ ngôi làng nào đó, nó đang được mang đến sông để hỏa thiêu. Khi chiếc xe ngựa di chuyển trên con đường gồ ghề, thân thể đang bị lắc lư tàn nhẫn, và dưới lớp vải bọc cái đầu chắc chắn bị gánh chịu nặng nề nhất. Chỉ có một người trong xe ngựa bên cạnh con sông; anh ấy chắc phải là người bà con gần, bởi vì mắt của anh ấy đỏ hoe vì khóc nhiều. Bầu trời là màu xanh thanh thanh của đầu mùa xuân, và trẻ em đang chơi đùa và la hét trong bụi bặm của con đường. Chết chắc phải là một cảnh thông thường, bởi vì mọi người đều đang tiếp tục việc gì họ đang làm. Ngay cả người tìm hiểu về chết cũng không trông thấy chiếc xe ngựa và hàng hóa của nó.

 Niềm tin quy định trải nghiệm, và sau đó trải nghiệm củng cố niềm tin. Điều gì bạn tin tưởng, bạn trải nghiệm. Cái trí sai khiến và diễn giải trải nghiệm, mời mọc hay phủ nhận nó. Chính cái trí là kết quả của trải nghiệm, và nó có thể công nhận hay trải nghiệm chỉ với cái mà nó quen thuộc, mà nó biết, tại bất kỳ mức độ nào. Cái trí không thể trải nghiệm cái gì nó không được biết trước. Cái trí và phản ứng của nó có sự quan trọng lớn lao hơn trải nghiệm; và lệ thuộc vào trải nghiệm như một phương tiện của đang hiểu rõ sự thật là bị trói buộc trong dốt nát và ảo tưởng. Ham muốn để trải nghiệm sự thật là khước từ sự thật; bởi vì ham muốn quy định, và niềm tin là sự đội lốt của ham muốn. Hiểu biết, niềm tin, trung thành, kết luận và trải nghiệm là những cản trở đến sự thật; chúng chính là cấu trúc của cái tôi. Cái tôi không thể hiện diện nếu không có của cải chồng chất của trải nghiệm; và sự sợ hãi về chết là sự sợ hãi của không hiện diện, của không trải nghiệm. Nếu có sự bảo đảm, sự vĩnh cửu của trải nghiệm, sẽ không có sợ hãi. Sợ hãi hiện diện chỉ trong sự liên quan giữa cái đã được biết và cái không biết được. Cái đã được biết luôn luôn cố gắng nắm bắt cái không biết được; nhưng nó chỉ có thể nắm bắt được cái mà được biết rồi. Cái không biết được không bao giờ có thể được trải nghiệm bởi cái đã được biết; cái đã được biết, cái được trải nghiệm phải kết thúc cho cái không biết được hiện diện.

 Ham muốn để trải nghiệm sự thật phải được tìm ra và được hiểu rõ; nhưng nếu có động cơ trong sự tìm kiếm, vậy thì sự thật không hiện diện. Liệu có thể có tìm kiếm mà không có một động cơ, cố ý hay vô tình? Với một động cơ, liệu có tìm kiếm? Nếu bạn biết rồi điều gì bạn muốn, nếu bạn đã thiết lập một mục tiêu, vậy thì tìm kiếm là một phương tiện để đạt được mục tiêu đó, mà là tự chiếu rọi. Vậy thì tìm kiếm chỉ do bởi sự thỏa mãn, không phải về sự thật; và phương tiện được chọn ra tùy theo sự thỏa mãn. Đang hiểu rõ cái gì là không cần động cơ; động cơ và phương tiện ngăn cản đang hiểu rõ. Tìm kiếm, mà là nhận biết không chọn lựa, không phải đạt được cái gì đó; nó là nhận biết được sự khao khát một mục tiêu và phương tiện dẫn đến đó. Nhận biết không chọn lựa này sáng tạo một đang hiểu rõ cái gì là.

 Thật lạ lùng làm sao khi con người khao khát sự vĩnh cửu, khao khát sự tiếp tục. Ham muốn này mang nhiều hình thức, từ hình thức thô thiển nhất đến hình thức tinh tế nhất. Cùng những hình thức rõ ràng mà chúng ta quá quen thuộc: tên tuổi, hình thể, nhân cách, và vân vân. Nhưng rất khó khăn để lật tung và hiểu rõ sự khao khát tinh tế hơn. Đồng hóa cùng ý tưởng, cùng đang hiện diện, cùng hiểu biết, cùng trở thành, tại bất kỳ mức độ nào, đều quá khó khăn để nhận biết và mang ra ánh sáng. Chúng ta chỉ biết sự tiếp tục, và không bao giờ biết sự không tiếp tục. Chúng ta biết sự tiếp tục của trải nghiệm, của ký ức, của những biến cố, nhưng chúng ta không bao giờ biết trạng thái đó mà trong nó sự tiếp tục không hiện diện. Chúng ta gọi nó là chết, cái không biết được, cái huyền bí, và vân vân, và qua đặt tên nó, bằng cách nào đó chúng ta hy vọng nắm bắt nó – mà lại nữa là ham muốn cho sự tiếp tục. 

 Ý thức của cái tôi là trải nghiệm, sự đặt tên về trải nghiệm, và thế là sự ghi lại về nó; và qui trình này đang xảy ra tại những chiều sâu khác nhau của cái trí. Chúng ta bám vào qui trình ý thức của cái tôi này bất kể những hân hoan thoáng chốc của nó, sự xung đột vô tận của nó, sự hoang mang và đau khổ. Đây là điều gì chúng ta biết; đây là sự tồn tại của chúng ta, sự tiếp tục của chính thân tâm chúng ta, ý tưởng, ký ức, từ ngữ. Ý tưởng tiếp tục, tất cả hay từng phần của nó, ý tưởng mà tạo ra cái “tôi”; nhưng liệu sự tiếp tục này tạo ra sự tự do, mà trong nó một mình, có sự khám phá và mới mẻ lại?

 Cái gì có sự tiếp tục không bao giờ có thể khác hơn cái mà nó là, kèm theo những bổ sung nào đó; nhưng những bổ sung này không trao tặng nó một trạng thái mới mẻ. Nó có lẽ nhận vào một lớp vỏ khác biệt, một màu sắc khác biệt; nhưng nó vẫn còn là ý tưởng, ký ức, từ ngữ. Trung tâm này của sự tiếp tục không là một bản thể thuộc tinh thần, bởi vì nó vẫn còn trong cánh đồng của sự suy nghĩ, của ký ức, và vì vậy của thời gian. Nó có thể trải nghiệm chỉ chiếu rọi riêng của nó, và qua trải nghiệm tự chiếu rọi của nó nó cho chính nó sự tiếp tục thêm nữa. Vì vậy, chừng nào nó còn tồn tại, nó không bao giờ có thể trải nghiệm vượt khỏi chính nó. Nó phải chết đi; nó phải không còn cho chính nó sự tiếp tục qua ý tưởng, qua ký ức, qua từ ngữ. Sự tiếp tục là thoái hóa, và có sự sống chỉ trong chết. Có mới mẻ lại chỉ cùng sự kết thúc của cái trung tâm; lúc đó sinh ra lại không là tiếp tục lại; lúc đó chết giống như sống, một mới mẻ từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Mới mẻ này là sáng tạo.

 

_________________________________________________

 

Chương 39

TỰ PHÒNG VỆ

 

Ô

ng ấy là một người nổi tiếng, và ở trong một vị trí có thể gây tổn hại cho những người khác, mà ông ấy không do dự để thực hiện. Ông ấy là một người nông cạn và ranh mãnh, không rộng lượng, và làm việc vì lợi ích riêng của ông ấy. Ông ấy nói rằng ông ấy không thiết tha lắm khi nói chuyện về những sự việc, nhưng những hoàn cảnh đã ép buộc ông ấy phải đến gặp, và ông ấy đây nè. Từ mọi thứ ông đã nói và đã không nói, khá rõ ràng rằng ông ấy rất tham vọng và định hướng những con người quanh ông ấy; ông ấy keo kiệt khi trả tiền, và dịu dàng khi ông ấy muốn cái gì đó. Ông ấy quan tâm đến những người trên ông ấy, đối xử những người ngang hàng ông ấy bằng sự khoan dung hạ mình, và ông ấy hoàn toàn không biết đến những người dưới ông ấy. Ông ấy không bao giờ để mắt đến người tài xế lái xe đưa ông ấy đi. Tiền bạc của ông ấy khiến cho ông ấy ngờ vực, và ông ấy chẳng có bao nhiêu bạn bè. Ông ấy kể về con cái của ông ấy như thể chúng là những đồ chơi dùng để giải trí cho ông ấy, và ông ấy không thể chịu đựng nổi khi một mình, ông ấy nói. Người nào đó đã gây tổn thương ông ấy, và ông ấy không thể trả thù bởi vì người đó vượt khỏi tầm với của ông ấy; thế là ông ấy hành hạ những người trong quyền hạn của ông ấy. Ông ấy không thể hiểu tại sao ông ấy cứ hung dữ không cần thiết như thế, tại sao ông ấy lại ưa thích gây tổn thương những người mà ông ấy nói rằng ông ấy thương yêu. Khi ông ấy nói chuyện, ông ấy bắt đầu từ từ cởi mở hơn và trở nên thân thiện. Nó là sự thân thiện của khoảnh khắc đó mà sự ấm áp của nó sẽ mất đi ngay lập tức nếu nó bị cản trở hay nếu bất kỳ thứ gì được yêu cầu về nó. Vì không có gì đang được yêu cầu về ông ấy, ông ấy cảm thấy tự do và tạm thời biểu lộ thương yêu.

 Ham muốn làm thiệt hại, gây tổn thương một người khác, dù bằng một từ ngữ, một cử chỉ, hay kín đáo hơn, rất mạnh mẽ trong hầu hết chúng ta; đó là điều thông thường và tạo ra sự thỏa mãn kinh khủng. Chính ham muốn không bị tổn thương trở thành ham muốn gây tổn thương những người khác; làm hại những người khác là một cách của tự phòng vệ. Tự phòng vệ này mang những hình thức đặc biệt, lệ thuộc vào những hoàn cảnh và những khuynh hướng. Gây tổn thương một người khác dễ dàng lắm, và sự dịu dàng được cần đến rất nhiều để không bị tổn thương! Chúng ta gây tổn thương những người khác bởi vì chính chúng ta bị tổn thương, chúng ta bị bầm dập bởi những xung đột và những đau khổ riêng của chúng ta. Phía bên trong chúng ta càng bị hành hạ nhiều bao nhiêu, sự thôi thúc để bạo lực phía bên ngoài càng kinh khủng bấy nhiêu. Khốn khổ phía bên trong thôi thúc chúng ta tìm kiếm sự bảo vệ phía bên ngoài; và người ta càng tự phòng vệ nhiều bao nhiêu, sự tấn công vào những người khác càng cần phải hung tợn nhiều bấy nhiêu.

 Chúng ta phòng vệ cái gì, vì cái gì mà chúng ta cảnh giác quá cẩn thận? Chắc chắn, nó là ý tưởng về chính chúng ta, tại bất kỳ mức độ nào. Nếu chúng ta không phòng vệ cái ý tưởng, cái trung tâm của sự tích lũy, sẽ không có cái “tôi’ và cái “của tôi.” Vậy thì chúng ta sẽ hoàn toàn nhạy cảm, mong manh đối với những phương cách của sự hiện diện riêng của chúng ta, tầng ý thức bên ngoài cũng như tầng ý thức bên trong; nhưng bởi vì hầu hết chúng ta đều không tha thiết lật tung qui trình của cái “tôi”, chúng ta kháng cự bất kỳ xâm phạm vào ý tưởng về chính chúng ta. Ý tưởng về chính chúng ta này là hoàn toàn giả tạo; nhưng bởi vì hầu hết chúng ta đều sống trên bề mặt, chúng ta mãn nguyện với những ảo tưởng.

 Ham muốn gây tổn thương một người khác là một bản năng sâu thẳm ranh mãnh. Chúng ta tích lũy sự oán giận, mà cho một sức sống đặc biệt, một cảm thấy của hành động và sống; và cái gì được tích lũy phải được triệt tiêu qua tức giận, sỉ nhục, khinh miệt, ngoan cố, và qua những đối nghịch của nó. Do bởi sự tích lũy của oán giận này mới cần đến sự tha thứ – mà trở thành không cần thiết nếu không lưu trữ những tổn thương.

 Tại sao chúng ta lưu trữ những nịnh nọt và những sỉ nhục, những tổn thương và những thương yêu. Nếu không có sự tích lũy của những trải nghiệm này và những phản ứng của chúng, chúng ta không hiện diện; chúng ta không là gì cả; chúng ta không là gì cả nếu chúng ta không có danh tánh, không có quyến luyến, không có niềm tin. Do bởi sợ hãi của không là gì cả mới thúc ép chúng ta tích lũy; và chính sợ hãi này, dù nhận biết được hay không nhận biết được, mới, bất kể những hoạt động tích lũy của chúng ta, tạo ra không hiệp thông và hủy diệt của chúng ta. Nếu chúng ta có thể nhận biết được sự thật của sự sợ hãi này, vậy thì chính sự thật đó giải thoát chúng ta khỏi nó, và không phải sự khẳng định để được tự do có mục đích của chúng ta.

 Bạn không là gì cả. Bạn có lẽ có danh tánh và tước hiệu của bạn, của cải và tài khoản ngân hàng của bạn, bạn có lẽ có quyền hành và nổi tiếng; nhưng bất kể tất cả những bảo vệ này, bạn không là gì cả. Bạn có lẽ hoàn toàn không nhận biết được trống không này, không gì cả này, hay bạn đơn giản không muốn nhận biết được nó; nhưng nó hiện diện ở đó, dù bạn muốn làm bất kỳ việc gì để trốn tránh nó. Bạn có lẽ cố gắng tẩu thoát nó trong những phương cách ranh mãnh, qua bạo lực cá thể hay tập thể, qua tôn thờ cá thể hay tập thể, qua hiểu biết hay vui chơi; nhưng dù bạn ngủ hay thức, nó luôn luôn hiện diện ở đó. Bạn có thể bắt gặp sự liên hệ của bạn với trống không này và sự sợ hãi về nó chỉ bằng cách nhận biết không chọn lựa được những tẩu thoát. Bạn không liên hệ với nó như một thực thể tách rời, cá thể; bạn không là người quan sát đang quan sát nó; nếu không có bạn, người suy nghĩ, người quan sát, nó không hiện diện. Bạn và trống không là một; bạn và trống không là một sự việc chung, không phải hai qui trình tách rời. Nếu bạn, người suy nghĩ, sợ hãi nó và tiếp cận nó như cái gì đó trái ngược và đối nghịch với bạn, vậy thì bất kỳ hành động nào bạn có lẽ sử dụng hướng về nó chắc chắn phải dẫn đến ảo tưởng và thế là xung đột và đau khổ thêm nữa. Khi có phát hiện, trải nghiệm của trống không đó như bạn, vậy là sợ hãi – mà hiện diện chỉ khi nào người suy nghĩ tách khỏi những suy nghĩ của anh ấy và vì vậy cố gắng thiết lập một liên hệ với chúng – hoàn toàn rơi rụng. Chỉ lúc đó cái trí mới có thể bất động; và trong bất động này sự thật hiện diện.

 

_________________________________________________

 

Chương 40

CON ĐƯỜNG CỦA TÔI

VÀ CON ĐƯỜNG CỦA BẠN

 

Ô

 ng ấy là một học giả, nói được nhiều ngôn ngữ, và nghiện ngập hiểu biết như một người khác nghiện rượu. Ông ấy liên tục trích dẫn những câu nói của những người khác để khoe khoang những quan điểm riêng của ông ấy. Ông ấy học đòi trong khoa học và nghệ thuật, và khi ông ấy tuôn ra quan điểm của ông, được theo cùng bởi cái đầu lắc lư và một nụ cười mà chuyển tải một cách tinh tế rằng nó không chỉ là quan điểm của ông ấy, nhưng sự thật cuối cùng. Ông ấy nói đã có những trải nghiệm riêng mà có căn cứ và thuyết phục được ông ấy. “Ông cũng có những trải nghiệm của ông, nhưng ông không thể thuyết phục tôi,” ông ấy nói. “Ông đi con đường của ông, và tôi đi con đường của tôi. Có nhiều con đường khác nhau dẫn đến sự thật, và tất cả chúng ta sẽ gặp gỡ nhau ở đó vào một ngày.” Ông ấy thân thiện một cách xa xôi, nhưng kiên định. Đối với ông ấy, những người thầy cõi trên, mặc dù không là những đạo sư thực sự có thể nhìn thấy được, là một sự thật, và trở thành những đệ tử của họ là điều cốt lõi. Ông ấy, cùng nhiều người khác, ban phát chức đệ tử cho những người sẵn lòng chấp nhận con đường này và uy quyền của họ; nhưng ông ấy và nhóm người của ông ấy không lệ thuộc vào những người mà, theo thuyết thông linh, tìm được những người hướng dẫn trong những người đã chết. Muốn tìm được người thầy cõi trên bạn phải phục vụ, làm việc, hiến dâng, vâng lời và thực hành những đạo đức nào đó; và dĩ nhiên niềm tin là cần thiết.

 Lệ thuộc vào trải nghiệm như một phương tiện để khám phá cái gì là, phải bị trói buộc trong ảo tưởng. Ham muốn, khao khát, quy định trải nghiệm; và lệ thuộc vào trải nghiệm như một phương tiện để hiểu rõ sự thật là theo đuổi phương cách của tự phóng đại. Trải nghiệm không bao giờ có thể mang lại tự do khỏi đau khổ; trải nghiệm không là một phản ứng trọn vẹn đến sự thách thức của sống. Thách thức phải được gặp gỡ mới mẻ, trong sáng, bởi vì thách thức luôn luôn mới mẻ. Để gặp gỡ thách thức một cách trọn vẹn, ký ức bị quy định của trải nghiệm phải bị gạt đi, những phản ứng của vui thú và đau khổ phải được hiểu rõ sâu thẳm. Trải nghiệm là một cản trở đối với sự thật, bởi vì trải nghiệm thuộc thời gian, nó là kết quả của quá khứ; và làm thế nào một cái trí mà là kết quả của trải nghiệm, của thời gian, có thể hiểu rõ cái không thời gian? Sự thật của trải nghiệm không lệ thuộc vào những tính khí và những ưa thích của cá nhân; sự thật của nó được nhận biết chỉ khi nào có sự nhận biết mà không chỉ trích, phê bình, hay bất kỳ hình thức nào của đồng hóa. Trải nghiệm không là một tiếp cận đến sự thật; không có “trải nghiệm của bạn” hay “trải nghiệm của tôi,” nhưng chỉ có đang hiểu rõ thông minh về vấn đề.

 Nếu không có đang hiểu rõ về chính mình, trải nghiệm nuôi dưỡng ảo tưởng; cùng đang hiểu rõ về chính mình, trải nghiệm, mà là phản ứng đến thách thức, không để lại một cặn bã có sẵn như ký ức. Đang hiểu rõ về chính mình là phát giác từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc những phương thức của cái tôi, những ý định và theo đuổi của nó, những suy nghĩ và những ham muốn của nó. Không bao giờ có thể là “trải nghiệm của bạn” và “trải nghiệm của tôi”; chính từ ngữ “trải nghiệm của tôi’ thể hiện sự dốt nát và chấp nhận ảo tưởng. Nhưng nhiều người chúng ta thích sống trong ảo tưởng, bởi vì có sự thỏa mãn vô cùng trong nó; nó là một thiên đàng riêng tư mà kích thích chúng ta và cho chúng ta một cảm thấy của vượt trội hơn. Nếu tôi có khả năng, thiên tài hay ranh mãnh, tôi trở thành một người lãnh đạo, một phương tiện, một người đại diện của ảo tưởng đó; và bởi vì hầu hết mọi người ưa thích lẩn tránh cái gì là, liền có một tổ chức được thiết lập với những tài sản và những nghi lễ, với những lời thề và những tập hợp huyền bí. Ảo tưởng được che đậy tùy theo truyền thống, giữ gìn nó bên trong phạm vi của kính trọng; và bởi vì hầu hết chúng ta đều tìm kiếm quyền lực trong một hình thức này hay một hình thức khác, nguyên tắc cấp bậc được thiết lập, những người mới toanh và những người khai tâm, đệ tử và người thầy, và thậm chí giữa những người thầy cũng có những mức độ khác nhau của sự tăng trưởng tinh thần. Hầu hết chúng ta đều ưa thích trục lợi và được trục lợi, và hệ thống này cống hiến phương tiện, dù kín đáo hay lộ liễu.

 Trục lợi là được trục lợi. Ham muốn sử dụng những người khác cho những nhu cầu tâm lý của bạn dẫn đến sự lệ thuộc, và khi bạn lệ thuộc bạn phải bám chặt, sở hữu; và cái gì bạn sở hữu, sở hữu lại bạn. Nếu không có sự lệ thuộc, tinh tế hay thô thiển, nếu không có sở hữu những sự vật, con người và những ý tưởng, bạn trống không, một vật không quan trọng gì cả. Bạn muốn là cái gì đó, và để lẩn tránh sự sợ hãi giày vò của không là gì cả, bạn đi theo tổ chức này hay tổ chức kia, chun vào học thuyết này hay học thuyết kia, viếng thăm nhà thờ này hay đền chùa kia; thế là bạn bị trục lợi, và luân phiên bạn trục lợi. Cấu trúc thứ bậc này trao tặng một cơ hội hoàn hảo cho tự bành trướng. Bạn có lẽ muốn tình huynh đệ, nhưng làm thế nào có thể có tình huynh đệ nếu bạn đang theo đuổi những phân biệt tinh thần? Bạn có lẽ mỉm cười vào những tước hiệu của thế gian; nhưng khi bạn chấp nhận người thầy, đấng cứu rỗi, vị đạo sư trong lãnh vực tinh thần, liệu bạn không đang chuyển tải thái độ của thế gian hay sao? Liệu có thể có những phân chia thứ bậc hay những mức độ trong sự tăng trưởng tinh thần, trong sự hiểu rõ về sự thật, trong sự nhận ra Thượng đế? Tình yêu không cho phép sự phân chia. Hoặc bạn thương yêu, hoặc bạn không thương yêu; nhưng đừng khiến cho không thương yêu này thành một qui trình dài lê thê mà kết thúc của nó là tình yêu. Khi bạn nhận biết không chọn lựa về sự kiện đó, vậy thì có một khả năng của thay đổi; nhưng kiên trì vun quén sự phân biệt này giữa người thầy và đệ tử, giữa người đạt được và người chưa đạt được, giữa đấng cứu rỗi và người tội lỗi, là khước từ tình yêu. Người trục lợi, mà luân phiên bị trục lợi, tìm được một mảnh đất dụng võ vui vẻ trong sự tối tăm và ảo tưởng này.

 Sự tách rời giữa Thượng đế hay sự thật và bạn được tạo ra bởi chính bạn, bởi cái trí mà bám vào cái đã được biết, vào vĩnh cửu, vào an toàn. Tách rời này không thể vượt qua được; không nghi lễ, không kỷ luật, không hiến dâng nào có thể đưa bạn qua bờ bên kia; không đấng cứu rỗi, không người thầy, không đạo sư nào có thể dắt bạn đến sự thật hay triệt tiêu sự tách rời này. Sự phân chia không ở giữa sự thật và bạn, nó ở trong chính bạn, nó là xung đột của những ham muốn đối nghịch. Ham muốn tạo ra đối nghịch riêng của nó; và sự thay đổi không là một vấn đề của tập trung vào một ham muốn, nhưng của được tự do khỏi xung đột mà ham muốn tạo ra. Ham muốn tại bất kỳ mức độ nào của hiện diện của người ta nuôi dưỡng sự xung đột thêm nữa, và từ xung đột này chúng ta cố gắng tẩu thoát bằng mọi phương cách có thể được, mà chỉ gia tăng xung đột cả bên trong lẫn bên ngoài. Xung đột này không thể được giải quyết bởi người nào khác, dù vĩ đại đến chừng nào, và cũng không phải qua bất kỳ ma thuật hay nghi lễ. Những việc này có thể khiến cho bạn dễ dàng ngủ ngon, nhưng khi thức dậy những vấn đề vẫn còn hiện diện ở đó. Nhưng hầu hết chúng ta đều không muốn thức dậy, và thế là chúng ta sống trong ảo tưởng. Cùng tan biến của xung đột, có yên lặng, và chỉ đến lúc đó sự thật có thể hiện diện. Những người thầy, những đấng cứu rỗi, những đạo sư không quan trọng nhưng điều cốt lõi là đang hiểu rõ xung đột gia tăng của ham muốn; và đang hiểu rõ này hiện diện chỉ qua đang hiểu rõ về chính mình và nhận biết liên tục những chuyển động của cái tôi.

 Nhận biết về chính mình gian nan lắm, và bởi vì hầu hết chúng ta đều ưa thích một phương cách ảo tưởng dễ dàng, chúng ta tạo ra uy quyền mà sáng chế hình dạng và khuôn mẫu cho sống của chúng ta. Uy quyền này có lẽ là tập thể, chính thể; hay có lẽ là cá thể, người thầy, đấng cứu rỗi, vị đạo sư. Uy quyền của bất kỳ loại nào đều làm đui mù, nó nuôi dưỡng tình trạng không suy nghĩ chín chắn; và bởi vì hầu hết chúng ta phát giác rằng suy nghĩ chín chắn là có đau khổ, chúng ta dâng tặng mình cho uy quyền.

 Uy quyền sinh ra quyền hành, và quyền hành luôn luôn trở thành tập trung và thế là hoàn toàn gây thoái hóa; nó gây thoái hóa không những người nắm giữ quyền hành nhưng còn cả người tuân theo nó. Uy quyền của hiểu biết và trải nghiệm gây biến dạng, dù nó được giao cho người thầy cõi trên, người đại diện của ông ấy hay vị giáo sĩ. Chính là sống riêng của bạn, xung đột dường như vô tận này, mới có ý nghĩa, và không phải khuôn mẫu hay người lãnh đạo. Uy quyền của người thầy và vị giáo sĩ dẫn dắt bạn ra khỏi vấn đề trọng điểm, đó là sự xung đột trong chính bạn. Đau khổ không bao giờ có thể được hiểu rõ và được tan biến qua sự tìm kiếm một phương cách của sống. Một tìm kiếm như thế chỉ là một tẩu thoát khỏi đau khổ; áp đặt một khuôn mẫu chính là tẩu thoát; và cái gì bị lẩn tránh chỉ làm thoái hóa, mang lại nhiều thảm kịch và đau khổ hơn. Đang hiểu rõ về chính bạn, dù đau khổ hay vui thú thoáng chốc như thế nào, là khởi đầu của thông minh.

 Không có con đường dẫn đến thông minh. Nếu có một con đường, vậy thì thông minh là cái được đưa vào khuôn mẫu, nó được tưởng tượng rồi, được biết trước rồi. Liệu thông minh có thể được biết trước hay được vun quén? Liệu nó là một sự việc để được học hành, để được tích lũy? Nếu nó là như thế, vậy thì nó chỉ trở thành hiểu biết, một sự việc của trải nghiệm và của những quyển sách. Trải nghiệm và hiểu biết là một chuỗi tiếp tục của những phản hồi và vì vậy không bao giờ có thể đang hiểu rõ cái mới mẻ, cái trong sáng, cái không bị sáng chế. Trải nghiệm và hiểu biết, vì tiếp tục, tạo ra một con đường cho những tự chiếu rọi riêng của chúng, và vì thế chúng đang liên tục trói buộc. Thông minh là hiểu rõ cái gì là từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, mà không có sự tích lũy của trải nghiệm và hiểu biết. Cái gì được tích lũy không trao tặng sự tự do để hiểu rõ, và nếu không có đang hiểu rõ không có khám phá; và chính là khám phá liên tục này mới sáng tạo thông minh. Thông minh luôn luôn mới mẻ, luôn luôn trong sáng, và không có phương tiện để tập hợp nó. Phương tiện hủy diệt trạng thái trong sáng, trạng thái mới mẻ, trạng thái khám phá tự phát.

 Nhiều con đường dẫn đến một sự thật là sự sáng chế của một cái trí cố chấp; chúng là kết quả của một cái trí nuôi dưỡng sự bao dung. “Tôi theo con đường của tôi, và ông theo con đường của ông, nhưng chúng ta hãy là bạn bè, và cuối cùng chúng ta sẽ gặp gỡ.” Liệu bạn và tôi sẽ gặp gỡ nếu bạn đang đi về hướng bắc và tôi đang đi về hướng nam? Liệu chúng ta có thể là bạn bè nếu bạn có một bộ của những niềm tin và tôi một bộ khác, nếu tôi là một kẻ sát nhân tập thể và bạn lại hòa bình? Thân thiện hàm ý liên hệ trong công việc, trong suy nghĩ; nhưng liệu có bất kỳ sự liên hệ nào giữa con người thù hận và con người thương yêu? Liệu có bất kỳ sự liên hệ nào giữa con người sống trong ảo tưởng và con người tự do? Con người tự do có lẽ cố gắng thiết lập một loại liên hệ nào đó với con người trong ngục tù; nhưng con người sống trong ảo tưởng không thể có liên hệ với con người tự do.

 Cái riêng biệt, đang bám vào tình trạng riêng biệt của chúng, cố gắng thiết lập sự liên hệ với những cái mà cũng là tự khép kín; nhưng những nỗ lực như thế luôn luôn nuôi dưỡng xung đột và đau khổ. Lẩn tránh đau khổ này, những người khôn ngoan sáng chế sự bao dung, mỗi người đang nhìn qua rào chắn tự khép kín của anh ấy và nỗ lực để được tử tế và rộng lượng. Bao dung không thuộc cái trí, không thuộc quả tim. Liệu bạn nói về bao dung khi bạn thương yêu? Nhưng khi quả tim trống rỗng, vậy thì cái trí lấp đầy nó với những sáng chế và những sợ hãi ranh mãnh của nó. Không có hiệp thông nơi nào có bao dung.

 Không có con đường dẫn đến sự thật. Sự thật phải được khám phá nhưng không có công thức cho sự khám phá của nó. Cái gì được lập thành công thức không là sự thật. Bạn phải khởi hành trên đại dương không vẽ bản đồ, và đại dương không vẽ bản đồ là chính bạn. Bạn phải khởi hành để khám phá về chính bạn, nhưng không lệ thuộc vào bất kỳ kế hoạch hay khuôn mẫu, bởi vì nếu như thế không có sự khám phá. Sự khám phá mang lại hân hoan – không phải hân hoan so sánh được nhớ lại, nhưng hân hoan mà luôn luôn mới mẻ. Đang hiểu rõ về chính mình là khởi đầu của thông minh mà trong bất động và yên lặng của nó có cái không thể đo lường được.

_______________________________________________

 

Chương 41

NHẬN BIẾT

 

C

ó những đám mây mênh mông, giống như những làn khói trắng cuồn cuộn, và bầu trời màu xanh trang nghiêm. Nhiều trăm feet ở phía dưới nơi chúng tôi đứng là một cái vịnh uốn khúc, và xa xa là đất liền. Một buổi chiều đáng yêu, êm ả và tự do, và trên đường chân trời là khói của một con tàu. Những rừng cam vươn đến chân những hòn núi, và mùi thơm của nó tỏa đầy không gian. Chiều tối đang biến thành màu xanh, như nó luôn luôn như thế; chính không gian luôn trở thành màu xanh, và những ngôi nhà trắng xóa mất đi sự rực rỡ của chúng trong màu sắc tinh tế đó. Dường như màu xanh của biển lan tràn, và bao phủ đất đai, và những hòn núi phía bên trên cũng cũng là một màu xanh sáng. Đó là một phong cảnh mê đắm, và có yên lặng vô cùng. Mặc dù có một vài tiếng ồn của chiều tối, tất cả chúng đều ở trong yên lặng này, chúng là bộ phận của yên lặng, cũng như chúng ta. Yên lặng này đang sáng tạo mọi thứ mới mẻ, đang xóa sạch hàng thế kỷ của khổ sở và đau đớn khỏi trái tim của những sự việc; hai mắt của người ta được tẩy rửa, và cái trí thuộc về yên lặng đó. Một con lừa be be; những tiếng vang lấp đầy thung lũng, và yên lặng thâu nhận chúng. Kết thúc của ngày là chết của tất cả những ngày hôm qua, và trong chết này có một tái sinh, mà không còn buồn thảm của quá khứ. Sự sống mới mẻ trong vô hạn của yên lặng.

 Trong căn phòng một người đàn ông đang ngồi; lo lắng kể lể những sự việc. Ông ấy có cảm xúc mãnh liệt đặc biệt, nhưng ngồi yên lặng. Chắc chắn ông ấy là một cư dân thành phố, và quần áo hợp thời trang của ông ấy khiến cho ông ấy dường như xa lạ trong ngôi làng nhỏ và trong căn phòng đó. Ông ấy nói về những hoạt động, những khó khăn nghề nghiệp, những tầm thường trong sống gia đình, và sự đòi hỏi khăng khăng của những ham muốn của ông ấy. Tất cả những vấn đề này ông ấy đều có thể cố gắng giải quyết một cách thông minh như một người khác; nhưng điều gì thực sự gây phiền muộn là sự ham muốn tình dục của ông ấy. Ông ấy đã lập gia đình và có con cái, nhưng đã có nhiều đòi hỏi hơn nữa bởi nó. Những hoạt động tình dục của ông ấy đã trở thành một vấn đề rất nghiêm trọng đối với ông ấy và khiến cho ông ấy hầu như điên khùng. Ông ấy đã nói chuyện với những bác sĩ và những người phân tích nào đó, nhưng vấn đề vẫn tồn tại và bằng mọi cách ông ấy phải tìm hiểu ngọn nguồn về nó.

 Chúng ta quá hăm hở muốn giải quyết những vấn đề của chúng ta! Chúng ta cứ khăng khăng muốn tìm một đáp án, một cách thoát khỏi, một thuốc chữa trị! Chúng ta không bao giờ thâm nhập vào chính vấn đề, nhưng đầy bối rối và lo âu lại mò mẫm một đáp án mà luôn luôn là tự chiếu rọi. Mặc dù vấn đề do tự sáng chế, chúng ta lại cố gắng tìm ra một đáp án thoát khỏi nó. Tìm kiếm một đáp án là lẩn tránh vấn đề – mà chính xác là việc gì chúng ta muốn làm. Vậy là đáp án trở thành quan trọng nhất, và không phải vấn đề. Giải pháp không tách rời vấn đề; đáp án ở trong vấn đề, không phải tách khỏi nó. Nếu đáp án tách khỏi vấn đề chính, vậy thì chúng ta tạo ra những vấn đề khác: vấn đề của làm thế nào để nhận ra đáp án, làm thế nào để tiến hành nó, làm thế nào để thực hành đưa nó vào thực tế, và vân vân. Bởi vì tìm kiếm một đáp án là lẩn tránh vấn đề, chúng ta mất hút trong những lý tưởng, những niềm tin, những trải nghiệm, mà là những tự chiếu rọi; chúng ta tôn sùng những thần tượng tự sáng chế, và thế là mỗi lúc một trở nên hoang mang và mệt mỏi. Tương đối dễ dàng để đạt được một kết luận; nhưng gian nan lắm để hiểu rõ một vấn đề, nó đòi hỏi một tiếp cận hoàn toàn khác hẳn, một tiếp cận trong đó không có sự ham muốn rình mò để tìm được một đáp án.

 Tự do khỏi ham muốn một đáp án là cốt lõi của đang hiểu rõ về một vấn đề. Tự do này trao tặng sự thanh thoát của chú ý tổng thể; cái trí không bị xao nhãng bởi bất kỳ vấn đề phụ nào. Chừng nào còn có xung đột hay chống đối vấn đề, không thể có đang hiểu rõ về nó; bởi vì xung đột này là một xao nhãng. Có đang hiểu rõ chỉ khi nào có hiệp thông, và hiệp thông không thể xảy ra chừng nào còn có kháng cự hay mãn nguyện, sợ hãi hay chấp nhận. Người ta phải thiết lập sự liên hệ đúng đắn với vấn đề, mà là khởi đầu của đang hiểu rõ; nhưng làm thế nào có thể có sự liên hệ đúng đắn với một vấn đề khi bạn chỉ quan tâm đến việc loại bỏ nó, mà là tìm ra một giải pháp cho nó? Sự liên hệ đúng đắn có nghĩa hiệp thông, và hiệp thông không thể hiện diện nếu có sự kháng cự tích cực hay tiêu cực. Tiếp cận vấn đề còn quan trọng hơn chính vấn đề; sự tiếp cận định hình vấn đề, đích đến. Phương tiện và đích đến không khác biệt sự tiếp cận. Sự tiếp cận quyết định số mạng của vấn đề. Bạn nhìn vấn đề như thế nào có tầm quan trọng nhất, bởi vì thái độ và những thành kiến của bạn, những sợ hãi và những hy vọng của bạn sẽ tô màu nó. Nhận biết không chọn lựa được cách tiếp cận của bạn sẽ sáng tạo sự liên hệ đúng đắn cùng vấn đề. Vấn đề do tự sáng chế, vì vậy phải có đang hiểu rõ về chính mình. Bạn và vấn đề là một, không phải hai qui trình tách rời. Bạn là vấn đề.

 Những hoạt động của cái tôi đơn điệu ghê lắm. Cái tôi là một nhàm chán vớ vẩn; theo bản chất nó suy tàn, vô nghĩa, vô ích. Những ham muốn xung đột và đối nghịch, những hy vọng và thất vọng, những thực sự và những ảo tưởng của nó gây mê hoặc, và tuy nhiên lại trống rỗng; những hoạt động của nó dẫn đến những phiền muộn riêng của nó. Cái tôi luôn luôn leo lên và luôn luôn rơi xuống, luôn luôn theo đuổi và luôn luôn thất vọng, luôn luôn kiếm được và luôn luôn mất đi; và từ cái vòng phiền muộn này của sự vô ích, nó luôn luôn đang cố gắng tẩu thoát. Nó tẩu thoát qua những hoạt động phía bên ngoài hay qua những ảo tưởng gây thỏa mãn, qua nhậu nhẹt, tình dục, radio, những quyển sách, hiểu biết, vui chơi, và tiếp tục. Uy quyền để nuôi dưỡng ảo tưởng của nó rất phức tạp và rộng lớn. Những ảo tưởng này đều do tự sáng chế, tự chiếu rọi; chúng là lý tưởng, ý tưởng thần tượng về những người thầy và những đấng cứu rỗi, tương lai như một phương tiện của tự phóng đại, và vân vân. Trong cố gắng tẩu thoát sự đơn điệu riêng của nó, cái tôi theo đuổi những cảm xúc và những phấn khởi bên trong và bên ngoài. Đây là những thay thế cho tự từ bỏ, và tràn trề hy vọng nó cố gắng được mất hút trong những thay thế. Nó thường thành công, nhưng sự thành công chỉ gia tăng phiền muộn riêng của nó. Nó theo đuổi một thay thế này kế tiếp một thay thế khác, mỗi cái đang sáng chế vấn đề riêng của nó, xung đột và đau khổ riêng của nó.

 Quên bẵng cái tôi được tìm kiếm cả bên trong lẫn bên ngoài; một số người hướng về tôn giáo, và những người khác làm việc và hoạt động. Nhưng không có phương tiện của quên bẵng cái tôi. Náo động phía bên trong và bên ngoài có thể kiềm chế cái tôi, nhưng chẳng mấy chốc nó lộ diện lại trong một hình thức khác, dưới một lớp vỏ khác; bởi vì cái gì bị kiềm chế phải tìm ra một chỗ thoát. Tự quên bẵng qua nhậu nhẹt hay tình dục, qua tôn sùng hay hiểu biết, tạo ra sự lệ thuộc, và cái mà bạn lệ thuộc tạo ra một vấn đề. Nếu bạn lệ thuộc để tìm kiếm sự giải thoát, quên bẵng cái tôi, hạnh phúc, nhờ vào nhậu nhẹt hay vào một người thầy, vậy thì chúng trở thành vấn đề của bạn. Lệ thuộc nuôi dưỡng sở hữu, ganh tỵ, sợ hãi; vậy thì sợ hãi và khuất phục nó trở thành vấn đề lo âu của bạn. Trong tìm kiếm hạnh phúc chúng ta tạo những vấn đề, và chúng ta bị trói buộc trong chúng. Chúng ta tìm được một hạnh phúc nào đó trong quên bẵng cái tôi nhờ vào tình dục, và thế là chúng ta sử dụng nó như một phương tiện để đạt được cái gì chúng ta ham muốn. Hạnh phúc nhờ vào cái gì đó chắc chắn phải nuôi dưỡng xung đột, bởi vì lúc đó phương tiện có ý nghĩa và quan trọng nhiều hơn chính hạnh phúc. Nếu tôi nhận được hạnh phúc nhờ vào sự đẹp đẽ của cái ghế đó, vậy thì cái ghế trở thành quan trọng nhất đối với tôi và tôi phải bảo vệ nó chống lại những thứ khác. Trong đấu tranh này, hạnh phúc mà lúc trước tôi đã cảm thấy trong sự đẹp đẽ của cái ghế hoàn toàn bị quên bẵng, bị mất hút, và tôi bị bỏ lại cùng cái ghế. Trong chính nó, cái ghế chẳng có chút giá trị nào cả; nhưng tôi đã cho nó một giá trị lạ thường, bởi vì nó là phương tiện cho hạnh phúc của tôi. Thế là phương tiện trở thành một thay thế cho hạnh phúc. Khi phương tiện cho hạnh phúc của tôi là một con người đang sống, vậy thì xung đột và hoang mang, thù hận và đau khổ còn lớn lao hơn nhiều. Nếu sự liên hệ chỉ đặt nền tảng trên sự sử dụng, liệu có bất kỳ sự liên hệ nào, ngoại trừ những hời hợt nhất, giữa người sử dụng và vật được sử dụng? Nếu tôi sử dụng bạn cho hạnh phúc của tôi, liệu tôi thực sự có liên hệ với bạn? Sự liên hệ hàm ý hiệp thông cùng một người khác trên những mức độ khác nhau; và liệu có hiệp thông cùng một người khác khi anh ấy chỉ là một công cụ, một phương tiện cho hạnh phúc của tôi? Vẫn vậy trong sử dụng một người khác, tôi không thực sự đang tự tìm kiếm tự cô lập, mà trong đó tôi nghĩ rằng tôi sẽ hạnh phúc, hay sao? Tự cô lập này tôi gọi là sự liên hệ; nhưng thực ra không có hiệp thông trong qui trình này. Hiệp thông có thể hiện diện chỉ khi nào không có sợ hãi; và có sợ hãi và đau khổ giày vò nơi nào có sự sử dụng và thế là lệ thuộc. Bởi vì không thứ gì có thể sống trong cô lập, những nỗ lực của cái trí để tự cô lập chỉ dẫn đến thất vọng và đau khổ riêng của nó. Để tẩu thoát khỏi ý thức của tình trạng không tổng thể này, chúng ta tìm kiếm sự tổng thể trong những lý tưởng, trong con người, trong những sự vật; và thế là chúng ta quay lại nơi chúng ta bắt đầu, trong sự tìm kiếm cho những thay thế.

 Những vấn đề sẽ luôn luôn hiện diện nơi nào những hoạt động của cái tôi còn thống trị. Nhận biết mà là và không là những hoạt động của cái tôi cần sự cảnh giác liên tục. Cảnh giác này không là sự chú ý bị kỷ luật, nhưng một nhận biết tổng thể không chọn lựa. Chú ý bị kỷ luật cho sức mạnh đến cái tôi; nó trở thành một thay thế và một lệ thuộc. Ngược lại, nhận biết không là tự kích thích, nó cũng không là kết quả của luyện tập; nó là đang hiểu rõ tổng thể nội dung của vấn đề, những vấn đề giấu giếm cũng như những vấn đề lộ liễu. Bề mặt phải được hiểu rõ cho những giấu giếm tự phơi bày; những giấu giếm không thể được phơi bày nếu cái cái trí bề mặt không yên lặng. Toàn tiến hành này không bằng từ ngữ, nó cũng không là vấn đề của thuần túy trải nghiệm. Diễn đạt bằng từ ngữ thể hiện sự dốt nát của cái trí; và trải nghiệm, vì đang tích lũy, tạo ra sự lặp lại.

 Nhận biết không là một vấn đề của khẳng định, bởi vì sự điều khiển cố ý là kháng cự, mà có khuynh hướng loại trừ. Nhận biết là quan sát yên lặng không chọn lựa về cái gì là; trong nhận biết này vấn đề tự trải ra, và thế là nó được hiểu rõ hoàn toàn và tổng thể.

 Một vấn đề không bao giờ được giải quyết trên mức độ riêng của nó; bởi vì phức tạp, nó phải được hiểu rõ trong qui trình tổng thể của nó. Cố gắng giải quyết một vấn đề trên một mức độ duy nhất, thuộc vật chất hay tâm lý, dẫn đến xung đột và rối loạn thêm nữa. Để giải quyết một vấn đề, phải có sự nhận biết này, sự cảnh giác thụ động này mà phơi bày qui trình tổng thể của nó.

 Tình yêu không là cảm xúc. Những cảm xúc tạo ra sự suy nghĩ qua những từ ngữ và những biểu tượng. Những cảm xúc và sự suy nghĩ thay thế tình yêu; chúng trở thành vật thay thế cho tình yêu. Những cảm xúc thuộc cái trí, giống như những thèm khát tình dục. Cái trí nuôi dưỡng sự thèm khát, sự đam mê, qua hồi tưởng, từ đó nó nhận được những cảm xúc gây thỏa mãn. Cái trí được cấu thành từ những thích thú và những ham muốn khác biệt mâu thuẫn, cùng những cảm xúc loại trừ của chúng; và chúng xung đột khi cái này hay cái kia bắt đầu nổi trội, vì vậy tạo ra một vấn đề. Những cảm xúc có cả dễ chịu lẫn khó chịu, và cái trí bám chặt những dễ chịu thế là trở thành một nô lệ cho chúng. Ngục tù này trở thành một vấn đề bởi vì cái trí là kho lưu trữ của những cảm xúc mâu thuẫn. Tẩu thoát khỏi đau khổ cũng là một ngục tù, cùng những ảo tưởng và những vấn đề riêng của nó. Cái trí là vật tạo tác những vấn đề, và vì vậy không thể giải quyết chúng. Tình yêu không thuộc cái trí; nhưng khi cái trí đảm đương liền có cảm xúc, mà sau đó nó gọi là tình yêu. Chính là tình yêu của cái trí này, mà có thể suy nghĩ về nó, mà có thể được ấp ủ và đồng hóa. Cái trí có thể nhớ lại hay chờ đợi những cảm xúc vui thú, và qui trình này là ham muốn, không đặt thành vấn đề nó nhận được tại bất kỳ mức độ nào. Bên trong cánh đồng của cái trí, tình yêu không thể hiện diện. Cái trí là cánh đồng của sợ hãi và toan tính, ganh tỵ và kiềm chế, so sánh và phủ nhận, và thế là tình yêu không hiện diện. Ghen tuông, giống như kiêu hãnh, thuộc cái trí; nhưng nó không là tình yêu. Tình yêu và những qui trình của cái trí không thể được kết hợp, không thể được biến thành một. Khi những cảm xúc thống trị, không có không gian cho tình yêu, thế là những sự việc của cái trí lấp đầy quả tim. Vì vậy tình yêu trở thành cái không biết được, bị theo đuổi và bị tôn sùng; nó bị biến thành một lý tưởng, để bị lợi dụng và bị tin tưởng, và những lý tưởng luôn luôn là tự chiếu rọi. Thế là cái trí đảm đương hoàn toàn, và tình yêu trở thành một từ ngữ, một cảm xúc. Sau đó tình yêu bị biến thành so sánh, “Tôi thương yêu nhiều hơn và bạn thương yêu ít hơn.” Nhưng tình yêu không là cá nhân cũng không là không cá nhân; tình yêu là một trạng thái của hiện diện mà cảm xúc như suy nghĩ hoàn toàn vắng mặt.

________________________________________________

 

Chương 42

CÔ ĐỘC

 

N

gười con trai của bà ấy vừa mới chết, và bà ấy nói rằng hiện nay bà ấy không biết phải làm gì. Bà ấy quá dư thừa thời gian, bà ấy quá chán nản và âu sầu lẫn đau khổ đến độ bà ấy sẳn sàng chết. Bà ấy đã nuôi nấng cậu con trai chu đáo bằng chăm sóc thương yêu và thông minh, và cậu ấy đã đi đến một trong những trường học tốt nhất rồi đại học. Bà ấy đã không làm hư hỏng người con, mặc dù cậu ấy có mọi thứ cần thiết. Bà ấy đã đặt sự tin tưởng và kỳ vọng vào cậu ấy, và đã trao cho cậu ấy tất cả tình yêu của bà; bởi vì không còn ai cùng chia sẻ, bà ấy và người chồng đã ly dị cách đây lâu lắm rồi. Người con trai của bà đã chết do bởi những chẩn đoán sai lầm và giải phẫu – mặc dù, bà ấy mỉm cười thêm vào, những bác sĩ đã nói rằng cuộc giải phẫu là một “thành công.” Lúc này bà ấy bị bỏ lại một mình, và dường như sống thật rỗng tuếch lẫn vô nghĩa. Khi cậu trai chết bà ấy đã khóc thật nhiều, cho đến khi không còn nước mắt, nhưng chỉ còn lại sự trống rỗng kiệt sức và buồn bã. Bà ấy đã có kế hoạch cho cả hai người, nhưng lúc này bà ấy hoàn toàn lạc lõng.

 Cơn gió nhẹ đang thổi từ đại dương, mát mẻ và trong lành, và dưới cái cây nó là sự yên lặng. Những màu sắc trên những hòn núi thật rực rỡ, và những con chim giẻ cùi đang líu lo. Một con bò lang thang qua, được theo sau bởi một con bê, và một con sóc chạy thật nhanh lên xuống một cái cây, liến thoắng lung tung. Nó ngồi trên một cành cây và bắt đầu trách móc, và tiếng trách móc tiếp tục rất lâu, đuôi của nó nhô lên nhô xuống. Nó có hai mắt sáng rực lóng lánh và những cái móng thật sắc. Một con thằn lằn ló ra để sưởi ấm, và liếm một con ruồi. Những ngọn cây đang lay động nhe nhẹ, và một cái cây chết thẳng đứng và oai nghiêm tương phản bầu trời. Nó đã bị trắng bệch bởi mặt trời. Có một cái cây chết khác bên cạnh nó, đen sẫm và oằn xuống, vừa mới bị mục khô. Một vài đám mây nghỉ ngơi trên những hòn núi xa xa.

 Cô độc lạ lùng làm sao, và nó kinh hãi làm sao! Chúng ta không bao giờ cho phép chúng ta tiếp cận sát nó; và nếu tình cờ chúng ta trải nghiệm nó, chúng ta vội vã chạy trốn. Chúng ta sẽ làm bất kỳ việc gì để tẩu thoát sự cô độc, để che đậy nó. Dường như sự bận tâm bên ngoài và bên trong của chúng ta là lẩn tránh nó hay khuất phục nó. Lẩn tránh và khuất phục sự cô độc đều vô ích như nhau; mặc dù bị kiềm chế hay bị bỏ qua, sự đau khổ, vấn đề, vẫn còn ở đó. Bạn có lẽ tự làm mất mình trong một đám đông, và vẫn vậy hoàn toàn cô độc; bạn có lẽ năng động cực kỳ nhưng cô độc len lẻn vào bạn; đặt quyển sách xuống và nó ở đó. Những vui chơi và nhậu nhẹt không thể nhấn chìm cô độc; bạn có lẽ tạm thời lẩn tránh nó, nhưng khi tiếng cười và những ảnh hưởng của rượu bia chấm dứt, sự sợ hãi của cô độc quay lại. Bạn có lẽ tham vọng và thành công, bạn có lẽ có quyền hành to tát trên những người khác, bạn có lẽ dư thừa hiểu biết, bạn có lẽ tôn sùng và quên bẵng mình trong huyên thuyên của những nghi lễ; nhưng làm bất kỳ điều gì bạn muốn, sự đau khổ của cô độc tiếp tục. Bạn có lẽ chỉ tồn tại cho người con trai của bạn, cho người thầy, cho sự thể hiện tài năng của bạn; nhưng giống như đêm tối, cô độc bao bọc bạn. Bạn có lẽ thương yêu hay hận thù, tẩu thoát nó tùy theo những đòi hỏi tâm lý và tánh khí của bạn; nhưng cô độc ở đó, chờ đợi và quan sát, đang thối lui chỉ để tiếp cận lại.

 Cô độc là sự nhận biết của cô lập hoàn toàn, và những hoạt động của chúng ta không đang tự khép kín hay sao? Mặc dù những suy nghĩ và những cảm xúc của chúng ta đều lan rộng, chúng không đang loại trừ và đang phân chia hay sao? Chúng ta không đang tìm kiếm sự thống trị trong những liên hệ của chúng ta, trong những quyền lợi và những sở hữu của chúng ta, vì vậy đang tạo ra sự kháng cự hay sao? Chúng ta không coi công việc như “công việc của bạn” và “công việc của tôi” hay sao? Chúng ta không đồng hóa cùng những tập thể, cùng quốc gia, hay cùng một ít người hay sao? Toàn khuynh hướng để tự cô lập chính chúng ta, không là phân chia và tách rời hay sao? Chính hoạt động của cái tôi, tại bất kỳ mức độ nào, là phương cách của sự cô lập; và sự cô độc là ý thức của cái tôi mà không có hoạt động. Hoạt động, dù thuộc cơ thể hay tâm lý, trở thành một phương tiện của tự bành trướng; và khi không có hoạt động của bất kỳ loại nào, có một nhận biết được sự trống rỗng của cái tôi. Do bởi trống rỗng này nên chúng ta mới tìm kiếm để lấp kín nó, và trong lấp kín nó chúng ta tiêu xài hết sống của chúng ta, dù ở mức độ cao quí hay thấp hèn. Dường như không có phá hoại thuộc xã hội nào trong lấp kín trống rỗng này tại một mức độ cao quý; nhưng ảo tưởng nuôi dưỡng sự thoái hóa và đau khổ không kể xiết mà có lẽ không xảy ra ngay lập tức. Khao khát lấp kín trống rỗng này – chạy trốn nó, mà là cùng sự việc – không thể bị kiềm chế hay thăng hoa; bởi vì ai là thực thể mà kiềm chế hay thăng hoa? Chính thực thể đó không là một hình thức khác của khao khát hay sao? Những mục tiêu của khao khát có lẽ thay đổi, nhưng tất cả những khao khát đều không giống hệt hay sao? Bạn có lẽ thay đổi mục tiêu khao khát của bạn từ nhậu nhẹt qua ý tưởng, nhưng nếu không hiểu rõ về qui trình của khao khát, ảo tưởng là điều không tránh khỏi.

 Không có thực thể tách khỏi khao khát; chỉ có khao khát; không có người khao khát. Khao khát khoác vào những mặt nạ khác nhau tại những thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào những hứng thú của nó. Ký ức của những hứng thú thay đổi này gặp gỡ cái mới mẻ, mà tạo ra xung đột, và thế là người chọn lựa được sinh ra, đang tự thiết lập như một thực thể bị tách rời và khác biệt với khao khát. Nhưng thực thể đó không khác biệt những chất lượng của nó. Thực thể mà cố gắng lấp đầy hay tẩu thoát khỏi trống rỗng, khỏi thiếu thốn, khỏi cô độc, không khác biệt cái mà anh ấy đang tẩu thoát; anh ấy là nó. Anh ấy không thể chạy trốn khỏi chính anh ấy, tất cả mọi việc mà anh ấy có thể làm là đang hiểu rõ về chính anh ấy. Anh ấy là cô độc của anh ấy, trống rỗng của anh ấy; và chừng nào anh ấy còn coi nó như cái gì đó tách khỏi chính anh ấy, anh ấy sẽ ở trong ảo tưởng và xung đột vô tận. Khi anh ấy trải nghiệm hiệp thông rằng anh ấy là cô độc riêng của anh ấy, vậy thì chỉ lúc đó mới có tự do khỏi sợ hãi. Sợ hãi hiện diện chỉ trong liên quan đến một ý tưởng, và ý tưởng là sự phản hồi của ký ức như suy nghĩ. Suy nghĩ là kết quả của trải nghiệm; và mặc dù nó có thể suy nghĩ về trống rỗng, có những cảm xúc liên quan đến nó, nó không thể nhận biết trống rỗng một cách hiệp thông. Từ ngữ “cô độc,” cùng những kỷ niệm đau khổ và sợ hãi của nó, ngăn cản đang trải nghiệm nó mới mẻ. Từ ngữ là ký ức, và khi từ ngữ không còn ý nghĩa, lúc đó liên hệ giữa người trải nghiệm và vật được trải nghiệm hoàn toàn khác hẳn; vậy thì sự liên hệ đó là hiệp thông và không qua một từ ngữ, không qua ký ức; vậy thì người trải nghiệm là trải nghiệm, mà một mình nó mang lại sự tự do khỏi sợ hãi.

 Tình yêu và trống rỗng không thể dung thứ lẫn nhau; khi có cảm thấy của cô độc, tình yêu không hiện diện. Bạn có lẽ che giấu sự trống rỗng dưới từ ngữ “tình yêu,” nhưng khi mục tiêu của tình yêu của bạn không còn ở đó hay không đáp lại, vậy thì bạn nhận biết được sự trống rỗng, bạn thất vọng. Chúng ta sử dụng từ ngữ “tình yêu” như một phương tiện tẩu thoát khỏi chính chúng ta, khỏi những nghèo khó riêng của chúng ta. Chúng ta bám vào người mà chúng ta thương yêu, chúng ta ghen tuông, chúng ta nhớ nhung anh ấy khi anh ấy không còn ở đó và hoàn toàn bị lạc lõng khi anh ấy chết; và tiếp theo chúng ta tìm kiếm sự thanh thản trong một hình thức khác nào đó, trong niềm tin nào đó, trong thay thế nào đó. Liệu tất cả việc này là tình yêu? Tình yêu không là một ý tưởng, kết quả của sự kết hợp; tình yêu không là cái gì đó được sử dụng như một tẩu thoát khỏi những âu sầu riêng của chúng ta và khi chúng ta có sử dụng nó như thế, chúng ta tạo ra những vấn đề mà không có những giải đáp. Tình yêu không là một trừu tượng, nhưng sự thật của nó có thể được trải nghiệm chỉ khi nào ý tưởng, cái trí, không còn là nhân tố tối thượng.

 

_________________________________________________

 

Chương 43

KIÊN ĐỊNH

 

Ô

ng ấy là một người thông minh, năng động, có thói quen đọc một ít sách chọn lọc. Mặc dù đã lập gia đình, ông ấy không là một người của gia đình. Ông ấy tự coi mình là một người lý tưởng và một công nhân xã hội; ông ấy đã từng là một tù nhân vì những lý do chính trị, và có nhiều bạn bè. Ông ấy không quan tâm tạo ra danh tiếng hoặc cho chính ông ấy hoặc cho đảng phái của ông ấy, mà ông ấy nhận ra là cùng sự việc. Ông ấy rất ưa thích làm những công việc xã hội mà có lẽ mang lại hạnh phúc nào đó cho con người. Ông ấy là điều gì mà có lẽ bạn gọi là một người tôn giáo, nhưng không phải cảm xúc hay mê tín, cũng không phải một người tin tưởng bất kỳ nghi lễ hay giáo điều đặc biệt nào. Ông ấy nói rằng ông ấy đến để nói chuyện về những vấn đề của sự mâu thuẫn, không chỉ trong chính ông ấy nhưng còn trong thiên nhiên và trong thế giới. Đối với ông ấy có vẻ rằng sự mâu thuẫn này là không tránh khỏi: người khôn ngoan và người dốt nát, những ham muốn mâu thuẫn trong một người, từ ngữ mâu thuẫn với hành động và hành động mâu thuẫn với suy nghĩ. Mâu thuẫn này ông ấy đã phát giác ở khắp mọi nơi.

 Kiên định là không suy nghĩ. Dễ dàng và an toàn hơn khi tuân theo một khuôn mẫu của cư xử mà không biến hóa, khi tuân phục một học thuyết hay một truyền thống, hơn là mạo hiểm trong đau khổ của sự suy nghĩ. Vâng lời uy quyền, phía bên trong hay phía bên ngoài, không cần nghi ngờ gì cả; nó ngăn ngừa sự suy nghĩ, cùng những lo âu và những phiền muộn của nó. Tuân theo những kết luận, những trải nghiệm, những khẳng định riêng của chúng ta, không tạo ra những mâu thuẫn bên trong chúng ta; chúng ta kiên định trong mục đích riêng của chúng ta; chúng ta chọn lựa một con đường riêng biệt và theo sau nó, khăng khăng và cố chấp. Hầu hết chúng ta không tìm kiếm một loại sống mà không tạo ra quá nhiều phiền muộn, mà ít ra trong đó có sự an toàn thuộc tâm lý, hay sao? Và chúng ta kính trọng một người sống trong lý tưởng của anh ấy biết chừng nào! Chúng ta sáng chế những mẫu mực về những con người như thế, họ phải được tuân theo và được tôn sùng. Sự phỏng chừng đến một lý tưởng, mặc dù nó cần đến một lượng nào đó của nỗ lực và đấu tranh, nhìn chung đều gây thỏa mãn hay vui thú; bởi vì, rốt cuộc, những lý tưởng đều là tự sáng chế, tự phòng vệ. Bạn chọn lựa người anh hùng của bạn, tôn giáo hay thế gian, và theo sau ông ấy. Ham muốn khăng khăng đó trao tặng một sức mạnh và sự thỏa mãn đặc biệt, bởi vì trong chân thật có sự an toàn. Nhưng chân thật không là đơn giản, và nếu không có đơn giản không thể có đang hiểu rõ. Kiên định trong một khuôn mẫu được cân nhắc cẩn thận của cách cư xử gây phấn khích sự thôi thúc cho thành tựu, và trong thành công của nó có thanh thản và an toàn. Thiết lập một lý tưởng và phỏng chừng liên tục đến nó vun quén sự kháng cự, và khả năng thích nghi ở bên trong những giới hạn của khuôn mẫu. Kiên định cống hiến sự an toàn và sự chắc chắn, và đó là lý do tại sao chúng ta bám vào nó bằng sự liều lĩnh tuyệt vọng.

 Sống trong tự mâu thuẫn là sống trong xung đột và đau khổ. Cái tôi, trong chính cấu trúc của nó là mâu thuẫn; nó được tạo thành từ nhiều thực thể cùng những mặt nạ khác nhau, mỗi cái đang đối nghịch với những cái còn lại. Toàn kết cấu của cái tôi là kết quả của những hứng thú và những giá trị mâu thuẫn, của nhiều ham muốn thay đổi tại những mức độ khác nhau của sự tồn tại của nó; và tất cả những ham muốn này sinh ra những đối nghịch riêng của chúng. Cái ngã, cái “tôi,” là một mạng lưới của những ham muốn phức tạp, mỗi ham muốn có động cơ và đích đến riêng của nó, thường đối nghịch với những hy vọng và những theo đuổi khác. Những mặt nạ này được mang vào tùy theo những hoàn cảnh và những cảm xúc kích động; vì vậy bên trong cấu trúc của cái tôi, mâu thuẫn là điều không tránh khỏi. Mâu thuẫn bên trong chúng ta này nuôi dưỡng ảo tưởng và đau khổ, và để tẩu thoát khỏi nó chúng ta dựa vào tất cả phương cách của những tự dối gạt mà chỉ gia tăng đau khổ và xung đột của chúng ta. Khi mâu thuẫn bên trong trở thành không chịu đựng nổi, nhận biết được hay không nhận biết được chúng ta cố gắng tẩu thoát qua chết, qua điên khùng; hay tự hiến dâng chính chúng ta cho một ý tưởng, cho một nhóm người, cho một quốc gia, cho hoạt động nào đó mà hoàn toàn nuốt trọn thân tâm của chúng ta; hoặc chúng ta nương dựa những tôn giáo có tổ chức, cùng những giáo điều và những nghi lễ của chúng. Vì vậy sự chia rẽ trong chính chúng ta này dẫn đến hoặc tự bành trướng gia tăng hoặc tự hủy diệt, điên khùng. Cố gắng là cái gì khác hơn chúng ta là, vun quén sự mâu thuẫn; sợ hãi về cái gì là nuôi dưỡng ảo tưởng của đối nghịch của nó, và trong theo đuổi cái đối nghịch chúng ta hy vọng tẩu thoát khỏi sợ hãi. Tổng thể không là sự vun quén của đối nghịch, tổng thể không hiện diện qua sự đối nghịch, bởi vì tất cả những đối nghịch chứa đựng những yếu tố của những đối nghịch riêng của chúng. Sự mâu thuẫn trong chính chúng ta dẫn đến mọi loại phản ứng tâm lý và cơ thể dù hòa nhã hay bạo lực, kính trọng hay nguy hiểm; và kiên định chỉ gây rối loạn nhiều thêm và che đậy sự mâu thuẫn. Theo đuổi được tập trung vào một ham muốn duy nhất, một quan tâm đặc biệt, dẫn đến sự đối nghịch tự khép kín. Mâu thuẫn bên trong gây ra xung đột bên ngoài và xung đột thể hiện sự mâu thuẫn. Chỉ qua đang hiểu rõ những phương cách của ham muốn mới có tự do khỏi tự mâu thuẫn. 

 Tổng thể không bao giờ có thể bị giới hạn tại những tầng bên ngoài của cái trí; nó không là cái gì đó cần phải học hành trong một ngôi trường; nó không hiện diện bởi hiểu biết hay bởi hy sinh bản thân vì điều gì đó. Tổng thể, một mình nó, sáng tạo sự tự do khỏi kiên định và mâu thuẫn; nhưng tổng thể không là một vấn đề của hòa tan tất cả những ham muốn và vô vàn quan tâm vào một. Tổng thể không là sự tuân phục vào một khuôn mẫu, dù cao quý hay xảo quyệt như thế nào; nó phải được tiếp cận, không phải một cách trực tiếp, một cách tích cực, nhưng một cách gián tiếp, một cách tiêu cực. Có một ý tưởng về tổng thể là tuân phục vào một khuôn mẫu, mà chỉ vun quén sự dốt nát và hủy diệt. Theo đuổi tổng thể là khiến cho nó thành một lý tưởng, một mục đích tự chiếu rọi. Bởi vì tất cả những lý tưởng đều là tự chiếu rọi, chắc chắn chúng gây ra xung đột và đối nghịch. Cái gì cái tôi chiếu rọi phải thuộc bản chất riêng của nó, và vì vậy mâu thuẫn và rối loạn. Tổng thể không là một ý tưởng, một phản ứng thuần túy của ký ức, và vì vậy nó không thể được vun quén. Ham muốn có được tổng thể hiện diện do bởi xung đột; nhưng qua vun quén tổng thể, xung đột không được thăng hoa. Bạn có thể che đậy, khước từ xung đột, hay không nhận biết được nó; nhưng nó hiện diện ở đó, đang chờ đợi được bộc lộ.

 Xung đột là điều chúng ta phải quan tâm chứ không phải tổng thể. Tổng thể, giống như an bình, là một phó sản không là một kết thúc trong chính nó; nó chỉ là một kết quả, và vì vậy có tầm quan trọng phụ. Trong đang hiểu rõ sự xung đột không những có tổng thể và an bình, nhưng còn có cái gì đó to tát vô cùng. Xung đột không thể bị kiềm chế hay bị nhượng bộ, cũng không có một thay thế cho nó. Xung đột hiện diện cùng khao khát, cùng ham muốn để tiếp tục, để trở thành nhiều hơn – mà không có nghĩa rằng phải có sự mãn nguyện trì trệ. “Nhiều hơn” là tiếng gào thét liên tục của cái tôi; nó là sự thèm khát có được những cảm xúc, dù của quá khứ hay của tương lai. Cảm xúc thuộc cái trí, và vì vậy cái trí không là dụng cụ cho đang hiểu rõ về xung đột. Đang hiểu rõ không là từ ngữ, nó không là một qui trình tinh thần, và vì vậy không là một vấn đề của trải nghiệm. Trải nghiệm là ký ức, và nếu không có từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh, không có ký ức. Bạn có lẽ đọc vô số quyển sách về xung đột nhưng nó không thể giúp ích cho đang hiểu rõ về xung đột. Muốn đang hiểu rõ về xung đột, suy nghĩ phải không được can thiệp; phải có một nhận biết được xung đột mà không có người suy nghĩ. Người suy nghĩ là người chọn lựa mà luôn luôn đứng về phía những vui thú, những thỏa mãn, và thế là duy trì xung đột; anh ấy có lẽ loại bỏ một xung đột đặc biệt nhưng đất màu mỡ vẫn còn ở đó để mong đợi xung đột thêm nữa. Người suy nghĩ bênh vực hay chỉ trích, và vì vậy ngăn cản đang hiểu rõ. Khi người suy nghĩ không hiện diện, có đang trải nghiệm hiệp thông về xung đột, nhưng không phải như một trải nghiệm mà một người trải nghiệm đang trải qua. Trong trạng thái của đang trải nghiệm không có cả người trải nghiệm lẫn trải nghiệm. Đang trải nghiệm là hiệp thông; lúc đó sự liên hệ là hiệp thông, và không phải qua ký ức. Chính là sự liên hệ hiệp thông này mới sáng tạo đang hiểu rõ. Đang hiểu rõ sáng tạo tự do khỏi xung đột; và cùng tự do khỏi xung đột có tổng thể.

 

_________________________________________________

 

Chương 44

HÀNH ĐỘNG VÀ Ý TƯỞNG

 

Ô

ng ấy hòa nhã và hiền lành, kèm theo nụ cười vui vẻ và sẵn lòng. Ông ấy mặc quần áo rất đơn giản, và thái độ của ông ấy rất yên lặng lẫn khiêm tốn. Ông ấy nói đã thực hành không bạo lực trong nhiều năm và nhận biết được sức mạnh và ý nghĩa tinh thần của nó. Ông ấy đã viết nhiều quyển sách liên quan đến nó và có mang theo một trong vài quyển. Ông ấy giải thích rằng ông ấy không tự nguyện giết chết bất kỳ thứ gì trong nhiều năm, và là một người ăn chay rất nghiêm ngặt. Ông ấy đi vào những chi tiết về sự ăn chay của ông ấy, và nói rằng giày dép của ông ấy được làm từ da thú vật đã chết một cách tự nhiên. Ông ấy đã tạo được sống của ông ấy càng đơn giản bao nhiêu càng tốt, đã học hành về những phương pháp ăn kiêng và chỉ ăn những thứ gì cần thiết. Ông ấy khẳng định rằng đã không nóng giận trong nhiều năm cho đến lúc này, mặc dù thỉnh thoảng hơi mất kiên nhẫn, mà chỉ là phản ứng thuộc hệ thần kinh của ông ấy. Câu nói của ông ấy được kiểm soát và êm dịu. Sức mạnh của không bạo lực sẽ thay đổi thế giới, ông ấy nói, và ông ấy hiến dâng trọn đời cho nó. Ông ấy không phải loại người bộc lộ về mình quá dễ dàng, nhưng về chủ đề không bạo lực ông ấy hoàn toàn hùng biện và những từ ngữ tuôn ra dường như không cần nỗ lực. Ông ấy đến đây, ông ấy thêm vào, để thâm nhập vào chủ đề ưa thích nhất của ông ấy.

 Suốt đường đi, cái hồ lớn thật yên lặng. Lúc nãy những dòng nước của nó đã rất khuấy động, bởi vì đã có một cơn gió mạnh; nhưng lúc này nó hoàn toàn yên lặng và phản ảnh những chiếc lá lớn của một cái cây. Một hay hai bông hoa loa kèn đang bềnh bồng lặng lẽ trên mặt nước, và một cái nụ đang nở ra khỏi mặt nước, những con chim bắt đầu đến, và nhiều ếch nhái lộ diện nhảy vào hồ. Chốc lát sau, những gợn sóng lăn tăn biến mất, và một lần nữa mặt hồ yên lặng. Trên ngọn một cây cao là một con chim, đang rỉa lông và hót líu lo; nó sẽ bay theo một đường vòng cung và quay lại chỗ ngọn cây cao và một mình của nó; nó quá mãn nguyện cùng thế giới và cùng chính nó. Gần bên là một người đàn ông to béo với một quyển sách, nhưng cái trí của ông ấy lại xa xôi; ông ấy sẽ cố gắng đọc, nhưng cái trí của ông ấy lại tiếp tục lang thang. Cuối cùng ông ấy từ bỏ sự đấu tranh và cho phép cái trí tự do bay nhảy. Một chiếc xe tải đang mệt nhọc chầm chậm leo lên đồi, và lại nữa phải sang số mạnh.

 Chúng ta quá quan tâm làm hòa hợp những kết quả, điều hòa cử chỉ và hình dáng phía bên ngoài. Trước hết chúng ta tìm kiếm để tạo ra trật tự phía bên ngoài; chúng ta quy định sống phía bên ngoài của chúng ta tùy theo những ý định kiên quyết của chúng ta, những nguyên tắc phía bên trong mà chúng ta đã thiết lập. Tại sao chúng ta ép buộc phía bên ngoài phải tuân phục vào phía bên trong? Tại sao chúng ta hành động tùy theo một ý tưởng? Liệu ý tưởng mạnh mẽ hơn, uy quyền hơn hành động?

 Đầu tiên, ý tưởng được thiết lập, được lý luận hay được cảm thấy theo bản năng, và sau đó chúng ta cố gắng phỏng chừng hành động đến ý tưởng đó. Chúng ta cố gắng sống dựa vào nó, thực hành nó, kỷ luật chính chúng ta trong ánh sáng của nó – sự đấu tranh liên tục để tạo ra hành động bên trong những giới hạn của ý tưởng. Tại sao lại có sự đấu tranh liên tục và khó nhọc này để định hình hành động tùy theo ý tưởng? Sự thôi thúc để bắt buộc phía bên ngoài phải tuân phục phía bên trong là gì? Liệu do bởi mong muốn củng cố phía bên trong, hay nhận được sự bảo đảm phía bên ngoài khi phía bên trong bị rối loạn? Trong kiếm được sự thanh thản từ phía bên ngoài, liệu phía bên ngoài không đảm đương ý nghĩa và quan trọng lớn lao hơn hay sao? Sự thật của phía bên ngoài có ý nghĩa; nhưng khi nó bị hiểu như một diễn tả của sự chân thật, liệu nó luôn luôn không thể hiện rõ ràng rằng ý tưởng đã thống trị hay sao? Tại sao ý tưởng trở thành uy quyền nhất? Để khiến cho chúng ta hành động? Liệu ý tưởng giúp đỡ chúng ta hành động, hay liệu nó cản trở hành động?

 Chắc chắn, ý tưởng giới hạn hành động; chính là sự sợ hãi của hành động mới sinh ra ý tưởng. Trong ý tưởng có an toàn, trong hành động có nguy hiểm. Muốn kiểm soát hành động mà là không giới hạn, ý tưởng được vun quén; để kiềm chế hành động lại, ý tưởng hiện diện. Hãy suy nghĩ việc gì sẽ xảy ra nếu bạn thực sự rộng lượng trong hành động! Thế là bạn có sự rộng lượng của quả tim đối nghịch sự rộng lượng của cái trí; bạn thâm nhập thăm thẳm chỉ, bởi vì bạn không biết điều gì sẽ xảy ra cho bạn vào ngày mai. Ý tưởng chỉ huy hành động. Hành động là tổng thể, khoáng đạt, bao la; và sự sợ hãi, như ý tưởng, len lỏi vào và đảm đương. Thế là ý tưởng trở thành quan trọng nhất, và không phải hành động.

 Chúng ta cố gắng ép buộc hành động tuân phục ý tưởng. Ý tưởng hay lý tưởng của nếu không bạo lực, và những hành động, những thái độ, những suy nghĩ của chúng ta bị đúc khuôn tùy theo khuôn mẫu đó của cái trí; cái gì chúng ta ăn, thứ gì chúng ta mặc, điều gì chúng ta muốn, trở thành rất quan trọng, bởi vì dựa vào nó chúng ta đánh giá sự chân thật của chúng ta. Sự chân thật trở thành quan trọng, và không phải là không bạo lực; đôi dép của bạn và cái gì bạn ăn trở thành sự quan tâm ám ảnh, và không bạo lực bị quên bẵng. Ý tưởng luôn luôn là thứ phụ, và những vấn đề phụ lấn lướt những vấn đề chính. Bạn có thể viết lách, giảng thuyết, bàn tán về ý tưởng; có nhiều lãnh vực trong ý tưởng dành sẵn cho sự tự bành trướng, nhưng không có sự thỏa mãn tự bành trướng trong không bạo lực. Ý tưởng, là tự chiếu rọi, đang kích động và đang gây thỏa mãn, một cách tích cực hay tiêu cực; nhưng không bạo lực không có sức mê hoặc. Không bạo lực là một kết quả, một phó sản và không phải một kết thúc trong chính nó. Nó là một kết thúc trong chính nó chỉ khi nào ý tưởng lấn lướt. Ý tưởng luôn luôn là một kết luận, một kết thúc, một mục đích tự chiếu rọi. Ý tưởng là chuyển động bên trong cái đã được biết; nhưng suy nghĩ không thể nghĩ ra không bạo lực là gì. Suy nghĩ có thể suy nghĩ về không bạo lực, nhưng nó không thể là không bạo lực. Không bạo lực không là một ý tưởng; nó không thể bị biến thành một khuôn mẫu của hành động.

 

_________________________________________________

 

Chương 45

SỐNG TRONG MỘT THÀNH PHỐ

 

N

ó là một căn phòng khá cân đối, yên tĩnh và thanh bình. Đồ đạc thật trang nhã và rất nghệ thuật; tấm thảm dày và mềm. Có một lò sưởi bằng đá cẩm thạch và lửa đang bừng bừng trong nó. Có những chiếc bình cổ từ nhiều vùng đất của thế giới, và trên tường là những bức tranh hiện đại cũng như một số tranh được vẽ bởi những họa sĩ xa xưa. Suy nghĩ và chăm sóc đáng kể đã được dành cho vẻ đẹp và sự thanh thoát của căn phòng, thể hiện sự giàu có và khiếu thẩm mỹ cao. Căn phòng nhìn ra một cái vườn nhỏ, cùng một bãi cỏ mà chắc chắn đã phải cắt tỉa trong nhiều, nhiều năm.

 Sống trong một thành phố bị cắt đứt khỏi vũ trụ một cách lạ lùng; những tòa nhà do con người tạo ra đã đảm đương vị trí của những thung lũng và những hòn núi, và tiếng gầm thét của xe cộ đã thay thế cho sự ồn ào của những con suối huyên thuyên. Vào ban đêm hiếm khi người ta thấy những vì sao, thậm chí nếu người ta ao ước, bởi vì những ngọn đèn thành phố quá sáng; và trong suốt ban ngày bầu trời bị giới hạn và bị giam cầm. Một cái gì đó dứt khoát phải xảy ra cho những cư dân thành phố; họ cộc cằn và hào nhoáng, họ có những nhà thờ và những viện bảo tàng, nhậu nhẹt và rạp hát, những quần áo đẹp đẽ và những cửa hàng liên tiếp. Có những con người khắp mọi nơi, trên đường phố, trong những cao ốc, trong những căn phòng. Một đám mây bay ngang bầu trời, và thế là chẳng có bao nhiêu người ngước nhìn. Có náo nhiệt và hỗn loạn.

 Nhưng trong căn phòng này có sự yên tĩnh và sự trang nghiêm được duy trì. Nó có bầu không khí đặc biệt đó của những người giàu có, cảm giác của sự an toàn và sự bảo đảm tách biệt, và sự tự do bền vững khỏi nghèo khó. Ông ấy đang nói rằng ông ấy quan tâm đến triết học, cả phương Đông lẫn phương Tây, và thật vô lý làm sao khi bắt đầu nơi những người Hi lạp, như thể không có gì tồn tại trước họ; và lúc này ông ấy bắt đầu nói về vấn đề của ông ấy: làm thế nào để cho đi và cho ai. Vấn đề của có tiền bạc và nhiều trách nhiệm của nó, trong chừng mực nào đó đã gây bực dọc cho ông ấy. Tại sao ông ấy đang khiến cho nó thành một vấn đề? Liệu quá quan trọng khi ông ấy cho ai, và bằng tinh thần gì? Tại sao nó đã trở thành một vấn đề?

 Người vợ của ông ấy đi vào, thông minh, rạng rỡ và hiếu kỳ. Cả hai người có vẻ đọc sách rất nhiều, hiểu biết rộng rãi và khôn ngoan thế gian. Họ rất thông minh và quan tâm đến nhiều sự việc. Họ là sản phẩm của cả thành phố lẫn vùng quê, nhưng những quả tim của họ hầu như đều ở trong thành phố. Một sự việc đó, từ bi, dường như thật xa xôi. Những chất lượng của cái trí được vun quén vững vàng; có một nhạy bén, có một tiếp cận táo bạo, nhưng nó không thâm nhập sâu thẳm lắm. Bà ấy đã viết lách một chút ít, và ông ấy là một loại của chính trị nào đó; và họ nói chuyện thật dễ dàng và tự tin làm sao. Ngần ngừ là điều cốt lõi cho sự khám phá, cho sự hiểu rõ thăm thẳm; nhưng làm thế nào có được ngần ngừ khi bạn biết quá nhiều, khi lớp áo giáp tự phòng vệ được đánh bóng quá kỹ và tất cả những khiếm khuyết được bịt kín ngay từ bên trong? Đường nét và hình dáng trở thành quan trọng cực kỳ cho những người là tù nhân của cảm giác; vậy thì vẻ đẹp là cảm xúc, tốt lành là một cảm thấy, và sự thật là một vấn đề của trí năng. Khi những cảm xúc thống trị, sự thoải mái trở thành cốt lõi, không chỉ cho cơ thể, nhưng còn cả cho tinh thần; và sự thoải mái, đặc biệt sự thoải mái của cái trí, đang gây thoái hóa, đang dẫn đến ảo tưởng.

 Chúng ta là những sự việc sự vật mà chúng ta sở hữu, chúng ta là thứ mà chúng ta quyến luyến. Quyến luyến không có cao quý. Quyến luyến hiểu biết không khác biệt với bất kỳ sự nghiện ngập gây thỏa mãn khác. Quyến luyến là tự mê đắm, dù tại mức độ cao quý nhất hay mức độ thấp hèn nhất. Quyến luyến là tự dối gạt, nó là một tẩu thoát khỏi sự nông cạn của cái tôi. Những thứ mà chúng ta quyến luyến – tài sản, con người, những ý tưởng – trở thành quan trọng nhất, bởi vì nếu không có nhiều thứ để lấp đầy sự trống rỗng của nó, cái tôi không hiện diện. Sợ hãi của không hiện diện tạo ra sự sở hữu; và sợ hãi nuôi dưỡng ảo tưởng, nô lệ của những kết luận. Những kết luận thuộc vật chất hay ý tưởng, ngăn cản sự nở hoa của thông minh, sự tự do mà trong đó, một mình nó, sự thật có thể hiện diện; và nếu không có sự tự do này, sự ranh mãnh được thay thế cho thông minh. Những phương cách của ranh mãnh luôn luôn phức tạp và hủy diệt. Chính sự ranh mãnh tự phòng vệ này mới tạo ra sự quyến luyến; và khi quyến luyến gây ra đau khổ, cũng chính là ranh mãnh này mới tìm kiếm sự tách rời và tìm kiếm sự vui thú trong sự kiêu hãnh và vô vọng của từ bỏ. Đang hiểu rõ những phương cách của sự ranh mãnh, những phương cách của cái tôi, là đang khởi đầu của thông minh.

_________________________________________________

 

Chương 46

ÁM ẢNH

 

Ô

ng ấy nói rằng ông ấy bị ám ảnh bởi những vấn đề ngu xuẩn nhỏ nhen, và những ám ảnh này liên tục được thay đổi. Ông ấy thường lo âu về sự khiếm khuyết của cơ thể tưởng tượng nào đó, và trong vài tiếng đồng hồ lo âu của ông ấy sẽ tự bám chặt vào một biến cố hay suy nghĩ khác. Dường như ông ấy sống từ một ám ảnh sang một ám ảnh. Để khuất phục những ám ảnh này, ông ấy tiếp tục nói, ông ấy thường tra cứu những quyển sách, hay nói chuyện về vấn đề của ông ấy với một người bạn, và ông ấy cũng đi đến một người tâm lý học; nhưng không hiểu vì sao ông ấy vẫn không tìm được chút khuây khỏa nào. Thậm chí sau một gặp gỡ nghiêm túc và mê say, những ám ảnh này sẽ ngay lập tức nổi lên. Nếu ông ấy tìm ra nguyên nhân đó, liệu nó kết thúc tất cả chúng?

 Liệu khám phá một nguyên nhân mang lại sự tự do khỏi kết quả? Liệu hiểu biết nguyên nhân sẽ triệt tiêu kết quả? Chúng ta biết những nguyên nhân, cả thuộc kinh tế lẫn tâm lý, của chiến tranh, tuy nhiên chúng ta khuyến khích sự man rợ và tự hủy diệt. Rốt cuộc, động cơ của chúng ta trong tìm kiếm nguyên nhân là sự ham muốn để loại bỏ kết quả. Ham muốn này là một hình thức khác của kháng cự hay chỉ trích; và khi có chỉ trích không có đang hiểu rõ.

 “Vậy thì người ta phải làm gì?” ông ấy hỏi.

 Tại sao cái trí bị chi phối bởi những ám ảnh ngu dốt và tầm thường này? Hỏi “tại sao” không là tìm kiếm nguyên nhân như cái gì đó tách khỏi chính bạn mà bạn phải tìm ra; nó chỉ là lật tung những phương cách của suy nghĩ riêng của bạn. Vì vậy tại sao cái trí bị bận tâm bởi vấn đề này? Liệu không phải bởi vì nó hời hợt, nông cạn, tầm thường, và vì vậy quan tâm đến những lôi cuốn riêng của nó?

 “Vâng,” ông ấy trả lời “điều đó có vẻ đúng thực; nhưng không phải hoàn toàn lắm, bởi vì tôi là một người nghiêm túc.”

 Ngoại trừ những ám ảnh này, sự suy nghĩ của bạn bị bận tâm bởi việc gì nữa?

 “Bởi nghề nghiệp của tôi,” ông ấy nói. “Tôi có một chức vụ trách nhiệm. Nguyên ban ngày và thỉnh thoảng mãi đến tận khuya, những suy nghĩ của tôi cột chặt vào công việc kinh doanh của tôi. Thỉnh thoảng tôi có đọc sách, nhưng hầu hết thời gian của tôi đều dành cho nghề nghiệp của tôi .”

 Bạn ưa thích điều gì bạn đang làm? “Vâng, nhưng không hoàn toàn thỏa mãn lắm. Tất cả sống của tôi tôi bị thất vọng bởi điều gì tôi đang làm, nhưng tôi không thể từ bỏ vị trí hiện nay của tôi vì tôi có những bổn phận nào đó – và ngoài ra, tôi đang già nua cùng năm tháng. Điều gì gây phiền muộn cho tôi là những ám ảnh này, và sự bực bội mỗi lúc một gia tăng đối với công việc của tôi cũng như đối với mọi người. Tôi đã không tử tế lắm; tôi cảm thấy càng lo lắng về tương lai, và dường như tôi không bao giờ có bất kỳ an bình nào. Tôi làm công việc của tôi rất tốt, nhưng…”

 Tại sao bạn đang đấu tranh chống lại ‘cái gì là’? Ngôi nhà mà chúng ta sống trong đó có lẽ ồn ào, bẩn thỉu, đồ đạc có lẽ lộn xộn, và có lẽ hoàn toàn không có vẻ đẹp của toàn sự vật; nhưng vì những lý do khác nhau tôi có lẽ phải sống ở đó, tôi không thể chạy trốn đến một một ngôi nhà khác. Vậy thì nó không là một vấn để của chấp nhận, nhưng của thấy sự kiện hiển nhiên. Nếu tôi không thấy cái gì là, tôi sẽ tự lo lắng đến độ bệnh tật về cái lọ hoa đó, về cái ghế đó hay bức tranh đó; chúng sẽ trở thành những ám ảnh của tôi, và sẽ có sự bực bội đối với những con người, đối với công việc của tôi và vân vân. Nếu tôi có thể buông bỏ toàn sự việc và bắt đầu lại, nó là một vấn đề khác hẳn; nhưng tôi không thể. Chẳng tốt lành gì khi chống đối cái gì là, cái thực sự. Công nhận cái gì là không dẫn đến sự mãn nguyện và sự thoải mái thiển cận. Khi tôi giao phó cho cái gì là, không những có đang hiểu rõ về nó, nhưng cũng còn có một yên lặng nào đó cho cái trí bề mặt. Nếu cái trí bề mặt không yên lặng, nó buông thả trong những ám ảnh, thực sự hay tưởng tượng; nó bị trói buộc trong dạng đổi mới xã hội hay kết luận thuộc tôn giáo nào đó: người thầy, đấng cứu rỗi, nghi lễ, và vân vân. Chỉ khi nào cái trí bề mặt yên lặng thì cái trí che giấu mới có thể bộc lộ. Cái trí che giấu phải được phơi bày; nhưng điều này không thể được nếu cái trí bề mặt bị chất nặng bởi những ám ảnh, những lo âu. Bởi vì cái trí bề mặt luôn luôn trong một loại kích động nào đó, xung đột là không tránh khỏi giữa những tầng bên ngoài và tầng bên trong của cái trí; và nếu sự xung đột này không được giải quyết, những ám ảnh càng gia tăng. Rốt cuộc, những ám ảnh là một phương tiện tẩu thoát khỏi sự xung đột của chúng ta. Tất cả những tẩu thoát đều giống nhau, mặc dù chắc chắn rằng một số gây nguy hiểm nhiều hơn cho xã hôi.

 Khi người ta nhận biết được qui trình tổng thể của sự ám ảnh hay của bất kỳ vấn đề nào khác, chỉ lúc đó mới có sự tự do khỏi vấn đề. Muốn nhận biết mãnh liệt, phải không có chỉ trích hay bênh vực vấn đề; nhận biết phải là không chọn lựa. Muốn nhận biết như thế cần đến sự kiên nhẫn và nhạy cảm bao quát; nó đòi hỏi sự hăm hở và sự chú ý được duy trì để cho toàn qui trình của suy nghĩ có thể được quan sát và được hiểu rõ.

 

________________________________________________

 

Chương 47

NGƯỜI LÃNH ĐẠO TINH THẦN

 

Ô

ng ấy nói rằng vị đạo sư của ông ấy là một người vĩ đại quá không thể diễn tả được, và rằng ông ấy đã là một đệ tử trong nhiều năm. Người thầy này, ông ấy tiếp tục, truyền đạt những lời giảng qua những choáng váng tàn bạo, qua những từ ngữ thô lỗ, qua những sỉ nhục và những hành động phản lại; và ông ấy thêm rằng có nhiều người nổi tiếng trong số những người theo sau. Chính sự tàn nhẫn của thủ tục giảng đạo mới bắt buộc con người phải suy nghĩ, nó khiến cho họ ngồi ngay thẳng và tập trung, mà được hiểu là rất cần thiết bởi vì hầu hết mọi người đều mê muội và cần được đánh thức. Người thầy này đã giảng dạy những điều kinh khủng nhất về Thượng đế, và có vẻ những môn đồ của ông ấy phải uống nước nhiều, bởi vì chính người thầy cũng uống nước nhiều tại hầu hết các bữa ăn. Những lời giảng, tuy nhiên, lại rất bí hiểm; chúng đã được giữ bí mật tại một thời điểm nào đó, nhưng lúc này chúng đang được công khai cho tất cả mọi người.

 Mặt trời thu muộn đang tràn qua cửa sổ, và người ta có thể nghe được tiếng gầm thét của đường phố náo nhiệt. Những chiếc lá rực rỡ trong chết của chúng, và không khí thật trong lành và háo hức. Giống như tất cả những thành phố, có một bầu không khí của buồn thảm và đau khổ không thể diễn tả tương phản ánh sáng chiều tối; và sự vui vẻ hời hợt thậm chí còn âu sầu nhiều hơn. Chúng ta dường như đã quên bẵng là tự nhiên có nghĩa gì, cười đùa hồn nhiên; những khuôn mặt của chúng ta quá cằn cỗi bởi lo âu và phiền muộn. Nhưng những chiếc lá lấp lánh trong mặt trời và một đám mây trôi qua.

 Ngay cả trong những chuyển động tạm gọi là tinh thần những phân chia xã hội cũng được duy trì. Những người có chức tước được nghênh đón và được mời ngồi ghế trước hăm hở làm sao! Những người theo sau quây quần quanh người nổi tiếng ầm ĩ ra sao! Chúng ta quá khao khát có được những phân biệt và những nhãn hiệu! Thèm khát có được sự phân biệt này trở thành điều gì chúng ta gọi là sự tăng trưởng tinh thần: những người ở gần và những người ở xa, sự phân chia thứ bậc như người thầy và người khai tâm, người đệ tử và người mới vào. Khao khát này là hiển nhiên và trong chừng mực nào đó có thể hiểu được trong thế giới hàng ngày; nhưng khi cùng thái độ đó được chuyển vào một thế giới nơi những phân biệt dốt nát này không có ý nghĩa gì cả, điều đó tiết lộ rằng chúng ta bị quy định quá nặng nề bởi những khao khát và những thèm muốn của chúng ta. Nếu không có đang hiểu rõ về những khao khát này, quả là hão huyền khi tìm kiếm sự tự do khỏi kiêu ngạo.

 “Nhưng,” ông ấy tiếp tục, “chúng tôi cần những người hướng dẫn, những đạo sư, những người thầy. Ông có lẽ vượt khỏi họ, nhưng chúng tôi những con người tầm thường cần đến họ, nếu không chúng tôi sẽ giống như những con cừu non bị lạc đàn.”

 Chúng ta chọn lựa những người lãnh đạo của chúng ta, thuộc chính trị hay tinh thần, từ sự rối loạn riêng của chúng ta, và thế là họ cũng bị rối loạn. Chúng ta đòi hỏi được ve vãn và được thoải mái, được khuyến khích và được thỏa mãn, thế là chúng ta chọn lựa một người thầy sẽ đáp ứng cho chúng ta điều gì chúng ta khao khát. Chúng ta không tìm kiếm sự thật, nhưng theo đuổi sự thỏa mãn và cảm xúc. Do bởi cần được sự tán dương của chính mình đến độ chúng ta sáng chế người thầy, người thầy cõi trên; và chúng ta cảm thấy bị lạc lõng, bị hoang mang, và lo âu khi cái tôi bị khước từ. Nếu chúng ta không có người thầy vật chất trực tiếp, bạn bịa đặt một người thầy thật xa xôi, giấu giếm và bí ẩn; người trước lệ thuộc vào những ảnh hưởng thuộc cảm xúc và vật chất khác nhau, và người sau là tự chiếu rọi, một người lý tưởng tự tạo tác, nhưng cả hai nguời đều là kết quả của sự chọn lựa của bạn, và sự chọn lựa chắc chắn được đặt nền tảng trên thành kiến, trên khuynh hướng. Bạn có lẽ ưa thích trao tặng một từ ngữ gây thỏa mãn hơn và được kính trọng hơn cho thành kiến của bạn, nhưng do bởi sự hoang mang và những thèm khát của bạn nên bạn mới chọn lựa. Nếu bạn đang tìm kiếm sự thỏa mãn, tự nhiên bạn sẽ tìm được điều gì bạn ham muốn, nhưng chúng ta hãy đừng gọi nó là sự thật. Sự thật hiện diện khi sự thỏa mãn, sự ham muốn có được cảm xúc, kết thúc.

 “Ông đã không thể thuyết phục tôi về vấn đề tôi không cần có một người thầy cõi trên,” ông ấy nói.

 Sự thật không là một vấn đề của tranh cãi và thuyết phục; nó không là kết quả của quan điểm.

 “Nhưng người thầy cõi trên giúp đỡ tôi khuất phục sự tham lam, ganh tỵ,” anh ấy nói.

 Liệu một người khác, dù vĩ đại như thế nào, có thể giúp đỡ tạo ra sự thay đổi trong chính bạn? Nếu ông ấy có thể, bạn không được thay đổi; bạn chỉ bị thống trị, bị ảnh hưởng. Sự ảnh hưởng này có lẽ kéo dài trong một thời gian đáng kể, nhưng bạn không được thay đổi. Bạn đã bị khuất phục; dù bạn bị khuất phục bởi ganh tỵ hay bởi một ảnh hưởng tạm gọi là cao cả, bạn vẫn còn là một nô lệ, bạn không được tự do. Chúng ta thích là nô lệ, được sở hữu bởi một người nào đó, dù bởi một người thầy cõi trên hay bởi bất kỳ người nào, bởi vì có an toàn trong sự sở hữu này; người thầy trở thành nơi trú ẩn. Sở hữu là bị sở hữu, nhưng sự sở hữu không là sự tự do khỏi tham lam.

 “Tôi phải kháng cự sự tham lam,” ông ấy nói. “Tôi phải chiến đấu với nó, thực hiện mọi nỗ lực để triệt tiêu nó, và chỉ như vậy nó mới biến mất.”

 Từ điều gì bạn nói, bạn đã xung đột với tham lam trong vô vàn năm tháng, và vẫn vậy bạn không được tự do khỏi nó. Đừng nói rằng bạn đã không cố gắng cật lực, đó là sự phản ứng tự nhiên. Liệu bạn có thể hiểu rõ bất kỳ việc gì qua xung đột? Chinh phục không là đang hiểu rõ. Điều gì bạn chinh phục phải được chinh phục lặp đi và lặp lại, nhưng có tự do khỏi vấn đề nếu được hiểu rõ tổng thể. Muốn hiểu rõ, phải có một nhận biết được qui trình của kháng cự. Rất dễ dàng để kháng cự hơn là để hiểu rõ; và vả lại, chúng ta được giáo dục để kháng cự. Trong kháng cự không có nhu cầu phải quan sát, không ân cần, không hiệp thông; kháng cự là thể hiện sự dốt nát của cái trí. Một cái trí kháng cự là tự khép kín và vì vậy không thể nhạy cảm, hiểu rõ. Đang hiểu rõ những phương cách của kháng cự còn quan trọng hơn loại bỏ sự tham lam. Thực ra, bạn không đang lắng nghe điều gì đang được nói; bạn đang vẩn vơ cùng những cam kết khác nhau của bạn mà đã phát triển từ nhiều năm tháng đấu tranh và kháng cự của bạn. Lúc này bạn đang cam kết, và quanh những cam kết của bạn, mà bạn có lẽ đã giảng thuyết và viết lách về nó, bạn đã tập hợp được bạn bè; bạn có một đầu tư trong người thầy cõi trên của bạn, mà đã giúp đỡ bạn để kháng cự. Vì vậy quá khứ của bạn đang ngăn cản bạn không lắng nghe điều gì đã được nói.

 “Tôi vừa đồng ý lẫn không đồng ý với ông,” ông ấy nhận xét.

 Mà thể hiện rằng bạn không đang lắng nghe. Bạn đang cân nhắc những cam kết của bạn để đối phó lại điều gì đang được nói, mà là không lắng nghe. Bạn sợ hãi lắng nghe và vì vậy bạn đang trong xung đột, đang đồng ý và cùng lúc không đồng ý.

 “Ông có thể đúng,” ông ấy nói, “nhưng tôi không thể buông bỏ tất cả mọi điều mà tôi đã thâu lượm được: bạn bè của tôi, hiểu biết của tôi, trải nghiệm của tôi. Tôi biết rằng tôi phải buông bỏ, nhưng đơn giản là tôi không thể, và nó đó kìa.”

 Lúc này, xung đột bên trong của ông ấy sẽ nổi cộm hơn bất kỳ khi nào; bởi vì khi một lần bạn nhận biết được cái gì là, dù miễn cưỡng đến chừng nào, và khước từ nó bởi vì những cam kết của bạn, sự mâu thuẫn thăm thẳm đang bắt đầu khởi động. Mâu thuẫn này là sự phân hai. Không thể bắc cầu nối liền những ham muốn đối nghịch; và nếu một cái cầu được tạo ra, nó là sự kháng cự, mà là cố chấp. Chỉ trong đang hiểu rõ cái gì là mới có tự do khỏi cái gì là.

 Quả là một sự kiện lạ lùng khi những người theo sau ưa thích được dọa nạt và được dạy bảo, dù dịu dàng hay thô bạo. Họ nghĩ rằng những đối xử dữ dằn là bộ phận của sự đào tạo của họ – đào tạo sự thành công về tinh thần. Ham muốn được tổn thương, được khuấy động hung tợn, là bộ phận thuộc vui thú của gây tổn thương; và hạ phẩm giá lẫn nhau này của người lãnh đạo và người theo sau là kết quả của sự ham muốn có được cảm xúc. Do bởi bạn ao ước có được cảm xúc mãnh liệt hơn nên bạn mới theo sau và thế là sáng chế một người lãnh đạo, một đạo sư; và vì sự thỏa mãn mới mẻ này bạn sẽ hy sinh, dung thứ những bực dọc, những sỉ nhục và những thối chí. Tất cả việc này là bộ phận của sự trục lợi lẫn nhau, nó không liên quan gì đến sự thật và sẽ không bao giờ dẫn đến hạnh phúc.

 

_________________________________________________

 

Chương 48

KÍCH THÍCH

 

Những hòn núi đã khiến tôi câm lặng.” bà ấy nói. “Tôi đã đến núi Engadine và vẻ đẹp của nó khiến cho tôi hoàn toàn chết lặng; tôi không nói nên lời bởi sự hoành tráng của tất cả nó. Đó là một trải nghiệm lạ thường. Tôi ao ước tôi có thể ấp ủ yên lặng đó, yên lặng đang sống, đang rung động, đang chuyển động đó. Khi ông nói về yên lặng, tôi nghĩ rằng ông có ý nói về trải nghiệm lạ thường này mà tôi đã bắt gặp. Tôi thực sự muốn biết liệu ông đang diễn tả cùng chất lượng của yên lặng như tôi đã trải nghiệm. Ảnh hưởng của yên lặng này kéo dài trong một thời gian đáng kể, và lúc này tôi quay lại nó, tôi cố gắng nắm bắt lại và sống trong nó.”

 Bạn được làm cho yên lặng bởi núi Engadine, một người khác bởi một hình dáng đẹp đẽ của con người, và một người khác bởi một người thầy, bởi một quyển sách, bởi nhậu nhẹt. Qua sự kích thích phía bên ngoài, người ta được thu hút vào một cảm giác mà người ta gọi là yên lặng và tạo ra vui thú cực kỳ. Ảnh hưởng của sự hoành tráng và vẻ đẹp là đưa người ta thoát khỏi những vấn đề và những xung đột hàng ngày, mà là một giải phóng. Qua sự kích thích phía bên ngoài, tạm thời cái trí được làm cho yên lặng; nó có lẽ là một trải nghiệm mới mẻ, một hài lòng mới mẻ, và cái trí quay lại nó như một hồi tưởng khi nó không còn đang trải nghiệm việc đó. Ở lại trong những hòn núi là điều không thể được, bởi vì người ta phải trở lại công việc kinh doanh; nhưng có thể tìm kiếm trạng thái của yên lặng đó qua hình thức khác nhau nào đó của sự kích thích, qua nhậu nhẹt, qua một con người, hay qua một ý tưởng, mà là điều gì hầu hết chúng ta đều thực hiện. Những hình thức khác nhau này của sự kích thích là phương tiện mà qua đó cái trí được làm cho yên lặng; thế là phương tiện trở thành quan trọng, có ý nghĩa, và chúng ta bị quyến luyến chúng. Bởi vì phương tiện trao tặng chúng ta sự vui thú của yên lặng, chúng trở thành thống trị trong những sống của chúng ta; chúng là vật sở hữu cá nhân, một nhu cầu tâm lý mà chúng ta bảo vệ và vì nó, nếu cần thiết, chúng ta tiêu diệt lẫn nhau. Phương tiện thay thế vị trí của trải nghiệm, mà lúc này chỉ là một kỷ niệm.

 Những kích thích có lẽ thay đổi, mỗi cái có một ý nghĩa tùy theo tình trạng bị quy định của con người. Nhưng có một tương tự trong tất cả những kích thích: ham muốn tẩu thoát khỏi cái gì là, khỏi lề thói hàng ngày của chúng ta, khỏi một liên hệ không còn sinh động, và khỏi hiểu biết mà luôn luôn đang trở thành cũ kỹ. Bạn chọn lựa một loại tẩu thoát, tôi một loại khác, và cái nhãn hiệu đặc biệt của tôi luôn luôn ra vẻ xứng đáng hơn cái nhãn hiệu của bạn; nhưng tất cả tẩu thoát dù trong hình thức của một lý tưởng, phim ảnh, hay nhà thờ, đều thoái hóa, đang dẫn đến ảo tưởng và dối gạt. Những tẩu thoát thuộc tâm lý còn thoái hóa hơn những tẩu thoát lộ liễu, chúng còn tinh tế hơn và phức tạp hơn và vì vậy khó khăn hơn để phát hiện. Sự yên lặng được tạo ra qua kích thích, sự yên lặng có được nhờ những kỷ luật, những kiểm soát, những kháng cự, tích cực hay tiêu cực, là một kết quả, một ảnh hưởng và vì vậy không là sáng tạo; nó chết rồi. Có một yên lặng không là một phản ứng, một kết quả; một yên lặng không là kết quả của một kích thích, của cảm xúc; một yên lặng không được sắp xếp vào chung, không là một kết quả. Nó hiện diện khi qui trình suy nghĩ được hiểu rõ. Suy nghĩ là phản hồi của ký ức, của những kết luận đã được khẳng định, nhận biết được hay không nhận biết được; ký ức này sai khiến hành động tùy theo vui thú và đau khổ. Thế là những ý tưởng kiểm soát hành động, và vì vậy có xung đột giữa hành động và ý tưởng. Xung đột này luôn luôn theo cùng chúng ta, và khi nó được mãnh liệt có một thôi thúc phải được tự do khỏi nó; nhưng nếu xung đột này không được hiểu rõ và không được giải quyết, bất kỳ gắng sức nào để được tự do khỏi nó đều là một tẩu thoát. Chừng nào hành động còn đang phỏng chừng đến một ý tưởng, xung đột là điều không tránh khỏi. Chỉ khi nào hành động được tự do khỏi ý tưởng thì xung đột mới kết thúc.

 “Nhưng làm thế nào hành động có thể được tự do khỏi ý tưởng? Chắc chắn không thể có hành động nếu không có hình thành ý tưởng trước. Hành động theo sau ý tưởng, và tôi không thể tưởng tượng có bất kỳ hành động nào mà không là kết quả của ý tưởng.”

 Ý tưởng là kết quả của ký ức; ý tưởng là sự diễn đạt bằng từ ngữ của ký ức; ý tưởng là một phản ứng không trọn vẹn đến thách thức, đến sống. Phản ứng trọn vẹn đến sống là hành động, không phải ý tưởng. Chúng ta phản ứng theo ý tưởng với mục đích bảo vệ chính chúng ta chống lại hành động. Những ý tưởng giới hạn hành động. Có sự an toàn trong lãnh vực của những ý tưởng, nhưng không có trong hành động; vì vậy hành động bị ép buộc phải nhượng bộ ý tưởng. Ý tưởng là khuôn mẫu tự phòng vệ cho hành động. Trong sự khủng hoảng cực độ có hành động trực tiếp, được tự do khỏi ý tưởng. Chính là chống lại hành động tức khắc này nên cái trí mới tự kỷ luật chính nó; và bởi vì đối với hầu hết chúng ta cái trí là thống trị, những ý tưởng hành động như một kiềm chế vào hành động và thế là có xung đột giữa hành động và sự hình thành ý tưởng.

 “Tôi thấy cái trí của tôi đang lang thang đến trải nghiệm hạnh phúc đó của núi Engadine. Liệu nó là một tẩu thoát để làm sống lại trải nghiệm đó trong ký ức?”

 Chắc chắn. Điều thực sự là sống của bạn trong hiện tại: con đường đông đúc này, công việc kinh doanh của bạn, những liên hệ ngay tức khắc của bạn. Nếu những việc này đang tạo ra vui thú và thỏa mãn, núi Engadine sẽ phai lạt dần; nhưng bởi vì điều thực tế đang gây hoang mang và đau khổ, bạn quay đến một trải nghiệm mà đã qua rồi và đã chết rồi. Bạn có lẽ hồi tưởng trải nghiệm đó, nhưng nó đã xong rồi; bạn cho nó sự sống chỉ qua ký ức. Nó giống như đang bơm sự sống vào một vật đã chết rồi. Hiện tại là chán ngán, nông cạn, chúng ta quay về quá khứ hay nhìn đến một tương lai tự chiếu rọi. Chắc chắn, tẩu thoát khỏi hiện tại dẫn đến ảo tưởng. Thấy hiện tại như nó thực sự là, không chỉ trích hay bênh vực, là đang hiểu rõ cái gì là, và vậy là có hành động mà sáng tạo một thay đổi trong cái gì là. 

 

_________________________________________________

 

Chương 49

VẤN ĐỀ VÀ TẨU THOÁT

“Tôi đã có nhiều vấn đề nghiêm trọng, và dường như tôi đã khiến cho chúng hành hạ hơn và đau khổ hơn bằng cách cố gắng giải quyết chúng. Tôi đã vận dụng hết sức mình, và tôi không biết phải làm gì. Thêm vào tất cả điều này, tôi lại bị điếc và phải sử dụng cái máy trợ thính khốn khổ này như một trợ giúp cho khả năng nghe của tôi. Tôi có nhiều con cái và một người chồng đã rời bỏ tôi. Tôi thực sự quan tâm đến con cái của tôi, bởi vì tôi muốn chúng không gặp phải tất cả những đau khổ mà tôi đã trải qua.”

 Chúng ta quá nóng lòng muốn tìm được một đáp án cho những vấn đề của chúng ta. Chúng ta quá hăm hở muốn có được một đáp án đến độ chúng ta không thể thâm nhập vấn đề; nó ngăn cản sự quan sát yên lặng của chúng ta về vấn đề. Vấn đề là điều quan trọng, và không phải đáp án. Nếu chúng ta tìm kiếm một đáp án, chúng ta sẽ tìm được nó; nhưng vấn đề cứ dai dẳng, bởi vì đáp án không liên quan gì đến vấn đề. Sự tìm kiếm của chúng ta là có được một tẩu thoát khỏi vấn đề, và đáp án là một chữa trị hời hợt, vì vậy không có đang hiểu rõ về vấn đề. Tất cả những vấn đề nảy sinh từ một cái nguồn, và nếu không đang hiểu rõ cái nguồn đó, bất kỳ nỗ lực nào để giải quyết những vấn đề sẽ chỉ dẫn đến sự hoang mang và đau khổ thêm nữa. Trước hết người ta phải rất rõ ràng rằng ý định để hiểu rõ vấn đề của người ta là nghiêm túc, rằng người ta thấy sự cần thiết của được tự do khỏi tất cả những vấn đề; bởi vì chỉ như thế người tạo tác những vấn đề mới có thể được tiếp cận. Nếu không có tự do khỏi những vấn đề, không thể có yên lặng; và yên lặng là cốt lõi cho hạnh phúc, mà không là một kết thúc trong chính nó. Do bởi cái hồ đứng yên khi những cơn gió ngừng lại, thế là cái trí đứng yên cùng sự kết thúc của những vấn đề. Nhưng cái trí không thể được làm cho yên lặng; nếu nó được làm, nó là cái trí chết rồi, nó là một cái hồ tù đọng. Khi điều này rõ ràng, vậy thì người tạo tác những vấn đề có thể được quan sát. Sự quan sát phải là yên lặng và không lệ thuộc vào bất kỳ kế hoạch được xếp đặt sẵn dựa trên vui thú và đau khổ.

 “Nhưng ông đang yêu cầu điều không thể được! Giáo dục của chúng tôi đào tạo cái trí để phân biệt, để so sánh, để nhận xét, để chọn lựa, và rất khó khăn để không chỉ trích, không nhận xét điều gì được quan sát. Làm thế nào người ta có thể được tự do khỏi tình trạng bị quy định này và quan sát một cách yên lặng?”

 Nếu bạn thấy sự quan sát yên lặng đó, nhận biết thụ động đó là cốt lõi cho đang hiểu rõ, vậy thì sự thật của nhận biết của bạn giải thoát bạn khỏi nền quá khứ. Chỉ khi nào bạn không thấy sự cần thiết tức khắc của thụ động và tỉnh táo thì “làm thế nào,” sự tìm kiếm một phương tiện để xóa sạch nền quá khứ, mới nảy sinh. Chính sự thật mới giải thoát, không phải phương tiện hay hệ thống. Sự thật rằng một mình sự quan sát yên lặng sáng tạo đang hiểu rõ, phải được thấy; vậy thì chỉ lúc đó bạn được tự do khỏi chỉ trích và bênh vực. Khi bạn thấy sự nguy hiểm, bạn không hỏi làm thế nào thoát khỏi nó. Do bởi bạn không thấy sự cần thiết của nhận biết một cách thụ động nên bạn mới hỏi “làm thế nào.” Tại sao bạn không thấy sự cần thiết của nó?

 “Tôi muốn lắm, nhưng trước kia tôi chưa bao giờ suy nghĩ theo những hướng này. Tất cả mà tôi có thể nói là tôi ao ước xóa sạch những vấn đề của tôi, bởi vì chúng là một hành hạ thực sự đối với tôi. Tôi muốn được hạnh phúc, giống như bất kỳ người nào khác.”

 Một cách nhận biết được hay không nhận biết được, chúng ta không muốn thấy sự cốt lõi của nhận biết một cách thụ động bởi vì chúng ta không thực sự muốn buông bỏ những vấn đề của chúng ta; bởi vì chúng ta sẽ là gì nếu không có chúng? Chúng ta ưa thích bám chặt cái gì đó mà chúng ta biết, dù đau khổ, hơn là liều lĩnh theo đuổi cái gì đó mà có lẽ không biết dẫn người ta đến nơi nào. Với những vấn đề, ít nhất, chúng ta còn quen thuộc; nhưng sự suy nghĩ của theo đuổi người tạo tác ra chúng, vì không biết nó có lẽ dẫn đến nơi nào, khiến cho chúng ta sợ hãi và chán ngán. Cái trí sẽ bị tan biến nếu không còn lo âu về những vấn đề; nó được nuôi sống nhờ những vấn đề, dù chúng là những vấn đề của thế giới hay vấn đề của nhà bếp, chính trị hay cá nhân, tôn giáo hay học thuyết; vì vậy những vấn đề của chúng ta khiến cho chúng ta tầm thường và nông cạn. Một cái trí mải mê bởi những vấn đề thế giới cũng tầm thường như một cái trí lo âu về những tiến bộ tinh thần mà nó đang thực hiện. Những vấn đề đè nặng cái trí bởi sự sợ hãi, bởi vì những vấn đề trao tặng sức mạnh cho cái ngã, cho “cái tôi” và “cái của tôi.” Nếu không có những vấn đề, nếu không có những thành tựu, và những thất bại, cái tôi không hiện diện.

 “Nhưng nếu không có cái tôi, làm thế nào người ta có thể tồn tại? Nó là cái nguồn của tất cả hành động.”

 Chừng nào hành động còn là kết quả của ham muốn, của ký ức, của sợ hãi, của vui thú hay đau khổ, chắc chắn nó phải nuôi dưỡng xung đột, hoang mang và thù hận. Hành động của chúng ta là kết quả của tình trạng bị quy định của chúng ta, tại bất kỳ mức độ nào; và đáp trả đến thách thức của chúng ta, bởi vì không thỏa đáng và không tổng thể, phải sản sinh xung đột, mà là vấn đề. Xung đột là chính cấu trúc của cái tôi. Nó hoàn toàn có thể sống không có xung đột, xung đột của tham lam, của sợ hãi, của thành công; nhưng có thể này chỉ thuộc lý thuyết và không thực sự cho đến khi nó được khám phá qua đang trải nghiệm hiệp thông. Hiện diện không tham lam chỉ có thể được khi những phương cách của cái tôi được hiểu rõ.

 “Ông nghĩ rằng bệnh điếc của tôi là do bởi những sợ hãi và những kiềm chế của tôi? Những bác sĩ đã bảo đảm với tôi rằng không có gì sai lầm thuộc cấu trúc cơ thể, và liệu có bất kỳ khả năng nào để hồi phục thính giác của tôi? Tôi đã kiềm chế, bằng cách này hay cách khác, suốt sống của tôi; tôi chưa làm bất kỳ điều gì mà tôi thực sự muốn làm.”

 Phía bên trong và phía bên ngoài, kiềm chế dễ dàng hơn đang hiểu rõ. Đang hiểu rõ gian nan lắm, đặc biệt đối với những người đã bị quy định quá nặng nề từ niên thiếu. Mặc dù vất vả nhiều, nhưng kiềm chế cũng trở thành một vấn đề của thói quen. Đang hiểu rõ không bao giờ có thể bị biến thành một thói quen, một vấn đề của lề thói; nó đòi hỏi nhận biết, tỉnh táo liên tục. Muốn đang hiểu rõ, phải có linh động, nhạy cảm, một nhiệt thành mà không liên quan gì đến cảm xúc. Kiềm chế trong bất kỳ hình thức nào không cần đến sự nhạy bén của nhận biết; nó là cách dễ dàng nhất và ngốc nghếch nhất để giải quyết những phản ứng. Kiềm chế là tuân phục vào một ý tưởng, vào một khuôn mẫu, và nó cống hiến sự an toàn, sự kính trọng hời hợt. Đang hiểu rõ đang giải thoát, nhưng kiềm chế luôn luôn đang thâu hẹp, đang tự khép kín. Sợ hãi của uy quyền, của không an toàn, của quan điểm, thiết lập một ẩn núp thuộc học thuyết, cùng bản sao thuộc vật chất của nó, mà cái trí dựa vào. Ẩn núp này, tại bất kỳ mức độ nào nó có lẽ được đặt vào, thậm chí vẫn luôn luôn duy trì sự sợ hãi; và từ sợ hãi có sự thay thế, sự nhượng bộ hay sự kỷ luật, mà tất cả đều là một hình thức của kiềm chế. Kiềm chế phải tìm ra một nguồn thoát, mà có lẽ là một cơn bệnh thuộc cơ thể hay một loại nào đó của ảo tưởng học thuyết. Cái giá phải trả tùy theo tính khí và đặc điểm của người ta.

 “Tôi nhận thấy rằng bất kỳ khi nào bắt buộc phải nghe điều gì đó khó chịu, tôi tìm chỗ ẩn núp đằng sau dụng cụ này, mà vì vậy giúp tôi tẩu thoát vào thế giới riêng của tôi. Nhưng làm thế nào người ta được tự do khỏi sự kiềm chế của những năm tháng? Liệu nó sẽ không mất thời gian lâu hay sao?”

 Nó không là một vấn đề của thời gian, của khơi dậy quá khứ, hay của phân tích cẩn thận; nó là một vấn đề của thấy sự thật của kiềm chế. Bằng cách nhận biết một cách thụ động, không có bất kỳ chọn lựa nào, được toàn qui trình của kiềm chế, sự thật của nó tức khắc được thấy. Sự thật của kiềm chế không thể được khám phá nếu chúng ta suy nghĩ dựa vào ngày hôm qua và vào ngày mai; sự thật không được hiểu rõ qua đoạn đường của thời gian. Sự thật không là một việc để kiếm được, nó được thấy hay không được thấy, nó không thể được nhận biết dần dần. Ý chí được tự do khỏi sự kiềm chế là một cản trở cho đang hiểu rõ sự thật của nó; bởi vì ý chí là ham muốn, dù tích cực hay tiêu cực, và với ham muốn không thể có nhận biết thụ động. Chính là ham muốn hay khao khát mới tạo ra sự kiềm chế; và cùng ham muốn này, mặc dù lúc này được gọi là ý chí, không bao giờ có thể làm tự do chính nó khỏi sự tạo tác riêng của nó. Lại nữa, sự thật của ý chí phải được hiểu rõ qua nhận biết thụ động nhưng tỉnh táo. Người phân tích, mặc dù anh ấy tách rời chính anh ấy khỏi nó, là bộ phận của vật được phân tích; và vì anh ấy bị quy định bởi sự việc anh ấy phân tích, anh ấy không thể làm tự do chính anh ấy khỏi nó, lại nữa, sự thật của điều này phải được thấy. Chính sự thật mới giải thoát, không phải ý chí và nỗ lực.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn