Thắng bại trong đời

05 Tháng Mười Hai 201619:57(Xem: 4854)

THẮNG – BẠI TRONG ĐỜI
Lê Bích Sơn

 

da gaThưở nhỏ, tôi thường cùng chúng bạn đi xem những trận ‘đá gà cá độ’ do người lớn tổ chức. Những chú gà chọi được trang bị những cái móng sắt để có thể hạ gục đối phương bằng cách đau đớn nhất. Người ta chia ra thành hai nhóm để cổ vũ cho hai chú gà chọi nhau, người ta vui sướng hò hét khi hai chú gà tung ra những đoàn quyết tử cày xới da thịt nhau (dù rằng những chú gà không hề thù hận gì nhau)… Và cuối cùng, một trong hai chú gà thua trận, có khi tả tơi lông lá, có khi gục chết bên vũng máu của mình, đó cũng là lúc thiên hạ kết thúc một trận hả hê…

Sử sách truyền rằng, sau khi chinh phạt Kalinga bằng cuộc chiến đẫm máu và hung tàn nhất trong thời gian trị vì của mình, khi khói lửa cuộc chiến chưa tan, tiếng gươm đao vừa dứt; Aśoka cỡi ngựa dạo quanh một vòng chiến trường để tận mắt chứng kiến chiến công oanh liệt của mình, và trong mắt ông Kalinga bấy giờ chỉ còn là những căn nhà cháy rụi, xác người vương vãi khắp nơi, cô nhi quả phụ khóc than đi tìm xác người thân vừa mất, chiến tượng binh mã gục đầu bên những xác chết, tử khí oan hồn bao quanh chiến địa, v.v. Aśoka đau đớn thốt lên rằng “Ta đã làm gì thế này!”, rồi thề vứt bỏ đao kiếm, sám hối những bạo tàn do chính mình gây ra. Aśoka giã từ chinh chiến với nỗi thống khổ của người thắng trận trong phút giây bi hùng như vậy! Cũng kể từ đó, Aśoka từ một bạo chúa (Chandashoka) dần chuyển hóa trở thành vị minh quân hộ pháp (Dharmashoka) trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ.

Dường như tôi và bạn đã đôi lần biến thành những chú ‘gà chọi’, hay trở thành những ‘chiến binh’ trong những cuộc chơi của kẻ khác? Khi đã lâm vào cái vòng lẩn quẩn hơn - thua, dù thắng hay bại, cả hai đều mang  thương tích trên người hay đâu đó trong tâm hồn. Kẻ thắng bị oán ghét -  người thua ôm hận thù, đã là chuyện của muôn đời. Vậy tại sao chúng ta không tỉnh thức thoát khỏi thân phận những con ‘gà chọi’ đang mua vui cho kẻ khác? Tại sao chúng ta không dừng lại trước khi tiếp tục làm tổn thương cho nhau? Và tại sao chúng ta không tự làm một Aśoka cho chính cuộc đời mình?

Mến tặng những người bạn của tôi câu Pháp cú 201 thay cho lời khuyên ‘Hãy dừng lại!’:

“Chiến thắng sinh thù oán,
Thất bại chịu khổ đau.
Sống tịch tịnh an lạc,
Bỏ thắng bại phía sau…”

(Jayam veram pasavati
dukkham seti parajito
upasanto sukham seti
hitva jayaparajayam.)

 

North Carolina, một ngày cuối Thu 2016

LÊ BÍCH SƠN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Chín 2016(Xem: 5250)
23 Tháng Chín 2016(Xem: 5772)
13 Tháng Chín 2016(Xem: 5668)
26 Tháng Tám 2016(Xem: 7768)
23 Tháng Tám 2016(Xem: 6031)
Khí hậu mùa hè cực nóng và khô dễ gây hỏa hoạn tại nhiều tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ. Cả miền Nam và Bắc California năm nay bị cháy rừng liên tục mấy vụ từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, thiêu rụi nhiều ngàn mẫu rừng và hàng trăm ngôi nhà. Đã có nhiều gia đình bị buộc phải di tản trước khi lửa cháy đến khu gia cư của họ. Điều khó tin là một trong các vụ cháy rừng ở miền Bắc California lại do một người đàn ông cố ý phóng hỏa. Trong khi các tin tức về Thế vận hội Olympic tại Rio, Brazil, cũng như chuyện bầu cử ở nước nọ nước kia, hay chuyện Pokémon Go… được đưa lên đầu trang các báo và đài, thì chuyện hỏa hoạn phá hoại môi sinh trong một tiểu bang bị hạn hán kéo dài, dường như chỉ là tin tức thông thường ít người quan tâm, trừ khi cơn lửa cháy đến gần khu vực của họ.
08 Tháng Tám 2016(Xem: 5787)
Tôi lớn lên trong làn hương Phật tự. Mấy chục năm dài những tưởng chỉ có một phương trời Cổ Ấn trong lòng, nhưng hình như không phải chỉ có vậy. Tự chỗ sâu kín nhất của một trái tim đầy ắp phàm tình, thực ra vẫn còn đó một góc riêng thật độc lập cho cái gọi là tình quê.
26 Tháng Bảy 2016(Xem: 5971)
09 Tháng Bảy 2016(Xem: 6259)
Tại 1 trong 4 cuốn sách nổi tiếng của ni sư Ayya Khema người Đức mà tôi rất yêu kính “Khi nào chim sắt bay” (3 cuốn còn lại là “Vô ngã vô ưu”, “Tôi là ai” và “Ốc đảo tự thân”, trong đó có cuốn “Vô ngã vô ưu” của ni sư được giải thưởng sách tôn giáo hay nhất thế giới mà cá nhân tôi đã đọc nhiều lần, cả bản tiếng Anh “Being nobody, going nowhere” và tiếng Việt), chúng ta được đọc những dòng chữ tiên đoán từ hai ngàn năm về trước rằng, khi nào chim sắt bay và ngựa chạy trên 4 bánh xe thì Đạo Phật sẽ lan tỏa sang phương tây. Những ngôn từ này luôn in sâu trong tâm tôi ngay từ lần đầu tiên tôi đọc được cách đây hơn chục năm đến tận bây giờ.
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 7548)
Sau 40 năm xa quê hương, năm 2005, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở về Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên tôi may mắn được gặp Thầy. Tiếp đó 2 lần tiếp theo Thầy lại được về với đất Việt thân yêu của chúng ta là vào các năm 2007 và 2008. Thế rồi từ đó thiền sư Thích Nhất Hạnh không còn được về Việt Nam nữa. Tiếc thay! Từ sau năm 2008, những ai muốn gặp Thầy phải sang các nước châu Âu hay Mỹ, Nhật, Úc,… Tôi may mắn được bên Thầy lần thứ 4 vào năm 2013 tại Làng Mai Thái Lan. Đó là lần may mắn hiếm có cho những người con Việt đang sống ở đất nước Việt Nam được gặp Thầy. Bởi nơi gần nhất, gần Việt Nam mình nhất mà có thể gặp được Thầy là Thái Lan. Có mấy ai có đủ điều kiện và cơ hội để qua Mỹ qua Pháp… gặp Thầy Nhất Hạnh đâu!