Giải trừ khổ đau, ngược đãi

28 Tháng Bảy 201709:45(Xem: 5272)

GIẢI TRỪ KHỔ ĐAU, NGƯỢC ĐÃI
Vĩnh Hảo

 

blankKhát vọng tự do là khát vọng muôn thuở của con người kể từ khi những cá nhângia đình, vì nhu cầu an sinh mà tiến đến việc sống quần tụ trong bộ lạc, xã hội, lãnh thổ, quốc gia. Sự quần cư càng lớn, luật lệ chung càng phức tạp và gò bó hơn theo thời gian. Người ta đã phải đánh đổi một phần tự do của mình để được bảo vệ trong khuôn khổ đời sống tập thể. Đến khi khung luật tập thể bị lạm dụng quá mức bởi những kẻ tự cho mình có quyền chế tác, ban hànhgiải thích tùy tiện theo quyền lợi cá nhân và đảng phái, thì bất công xã hội càng sâu dầy, khiến cho thống khổ dìm ngập con người dưới mức không thể chịu đựng được nữa. Khát vọng tự do bật lên thành tiếng nói, và dần đi vào hành động.

Đối với hành giả theo Phật, đó không chỉ là khát vọng mà là bản nguyện: giải thoát khổ đau tự bản chất (1), đồng thời hướng đến việc giải trừ những ngược đãi, bất công từ xã hội, bằng hành động thực tiễn (cứu khổ, ban vui), bằng ái ngữ (tiếng nói của thương yêu, cảm thông), và bằng đại bi tâm (từ bi vô lượng).

Tinh thần của Vu-lan (Ullambana), dù theo truyền thống nam hay bắc truyền, nên như thế: là bản nguyện cứu khổ, không chỉ cho người chết (như tín ngưỡng “xá tội vong nhân” nơi cõi âm), mà quan trọng nhất là cho nhân sinh, cho người sống.

Sống và dấn thân vào đời ác-trược, người con Phật không thể dửng dưng, vô cảm trước nỗi thống khổ vô vàn của số đông.

Không có gì sai trái khi lên tiếng bảo vệ quyền sống của con người, của chúng sanh.

Không có gì mâu thuẫn giữa lòng từ bi và tiếng nói hay hành động uy dũng khi cần thiết, để phản tỉnh những người vô minh xấu-ác bách hại sinh linh, tước đoạt quyền tự do của con người.

Lưu Hiểu Ba — khôi nguyên Nobel Hòa Bình năm 2010, người vừa mất vào ngày 13.7.2017 trong ngục tù Trung quốc vì bệnh ung thư gan — không phải là một phật-tử đúng nghĩa, nhưng tiếng nói, hành động và lý tưởng đấu tranh cho tự do dân chủ của ông là hành xử của một bồ-tát.

Vị bồ-tát ấy đã nói thay cho những kẻ thấp cổ bé họng khát vọng tự do của con người trong thế giới ngập tràn thống khổ nầy. Tiếng nói không gươm đao, không bom đạn, không thù hận, không có kẻ thù (2). Tiếng nói của lòng từ bi bất bạo động tạo cảm hứng vươn dậy cho những thế hệ sau, và dư âm của nó có thể làm rung chuyển những cỗ máy độc tài bóp nghẹt tự do trên toàn hành tinh.

 

Vu-lan, cung kính tri ân cha mẹ và thầy dạy, đồng thời không quên tưởng nhớ những vị bồ-tát hữu danh, vô danh, một thời lừng lẫy hoặc âm thầm đi qua trần gian nầy để nói lên khát vọng tự do của con người trong mọi thời đại.

 

California, ngày 24.7.2017

Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info

 

 

______________

 

(1) Tam khổ (ba cái khổ) theo giáo lý nhà Phật: Khổ-khổ (thực trạng khổ đau), Hoại-khổ (khổ đau vì bản chất của mọi sự mọi vậtbiến hoại, vô thường), và Hành-khổ (khổ đau từ vô minh, đầu mối nhân duyên của vòng sinh tử luân hồi). Có thể hiểu Khổ-khổ là thực trạng; Hoại-khổ và Hành-khổ là bản chất, nguyên do.

(2) “No Enemies, No Hatred” (Không Kẻ Thù, Không Thù Hận) là tác phẩm của Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo, 1955-2017), gồm những bài xã luận và thơ được sưu tập và hiệu đính bởi Perry Link, Tienchi Martin-Liao and Liu Xia (vợ của Lưu Hiểu Ba, cũng là một nhà thơ), chuyển dịch bởi Jeffrey Yang, xuất bản năm 2012.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 5401)
28 Tháng Năm 2016(Xem: 5665)
Tôi nhớ rất rõ năm 1973, kỳ thi tuyển vào trung học (lớp Sáu) được tổ chức rất nghiêm ngặt. Cảnh sát gác vòng trong vòng ngoài. Phụ huynh các thí sinh thì nôn nóng, hồi hộp tụ tập rất đông bên ngoài cổng trường. Nội dung thi bao gồm 8 môn học, coi như học môn nào thi đủ môn ấy, hình như chỉ miễn môn thủ công hay nhạc, thể dục,...Nếu thi trượt, thí sinh sẽ phải ghi danh học các trường tư thục tư nhân hoặc của các tổ chức tôn giáo như trường Bồ Đề( Phật giáo), Thiên Hựu( Công giáo), v.v...
11 Tháng Năm 2016(Xem: 6197)
Trên bầu trời âm nhạc Việt Nam, Trịnh Công Sơn đã, đang và chắc chắn sẽ là một ngôi sao sáng mãi. Những bài hát bất tử về “quê hương, tình yêu và thân phận” của “người hát rong qua nhiều thế hệ” này vẫn mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho những tâm hồn yêu thích chiều sâu triết lý nhân sinh, muốn tìm được ý nghĩa và mục đích sống đích thực.
05 Tháng Năm 2016(Xem: 5609)
Tôi sinh ra ở xã Đông Hòa, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tôi lớn lên ở đó và đến 13 tuổi mới chuyển về Hà Nội sống và học tập. Vậy mà tôi vẫn đau đáu hướng về quê tôi. Cả xã Đông Hòa của chúng tôi chỉ có 1 ngôi chùa nhưng do một ông thầy cúng phụ trách. 2 xã trên là Đông Thọ và Đông Dương cũng có 2 ngôi chùa nhưng lại vẫn không có nhà sư. Vậy nên, hồi nhỏ, tôi có được thực sự đến chùa bao giờ đâu.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5675)
Đây là một bài viết ngắn, tóm tắt quan điểm và nhận định của riêng tôi về những vấn đề thường thấy đem ra thảo luận trên các diễn đàn Phật giáo. Viết ra để chia sẻ và cũng là một dịp tốt để cô đọng lại những gì mình đã tìm tòi, suy tư, trải nghiệm trong thời gian qua. Hoàn toàn không có ý chê bai, phê bình người khác, mà cũng không có ý bênh vực, biện minh cho con đường của mình.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5334)
Tuấn vẫn thích chủ đề này; đầu óc rối bù, càng đọc tụng, càng mờ mịt. Từ ngày vô tình tìm thấy cuốn sách "bước đầu học Phật" trên ngăn kệ sách trong tiệm bán sách cũ, như vớ được của quý, ngấu nghiến đọc.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 5714)
“Tay thầy trong tay con” là cuốn sách tôi nghiền ngẫm cả tuần nay. Đọc và nghĩ. Đọc và ngẫm. Ngẫm về mình, về Thầy, về cuộc đời, về sự vi diệu của Phật Pháp. Tôi như bừng tỉnh. Tôi như đổi đời. Xung quanh tôi bao người đang thay dổi mỗi ngày.
29 Tháng Tư 2016(Xem: 6048)
Trong kinh Lăng Nghiêm, ở chương Đại Thế Chí Niệm Phật, ta được học rằng trong khi mẹ nhớ con và đi tìm con, nếu con cũng nhớ mẹ và đi tìm mẹ thì thế nào mẹ và con cũng tìm được nhau và hai mẹ con sẽ không bao giờ xa nhau. Điều này cũng đúng với liên hệ thầy và đệ tử: nếu thầy có chủ tâm đi tìm đệ tử trong khi đệ tử cũng có chủ tâm đi tìm thầy thì chắc chắn là thầy và đệ tử sẽ gặp nhau. Thầy tìm được con thì thầy nắm tay con để đi trên con đường thực tập, con trở thành thầy và thầy có trong con. Và như thế trong tay con đã có tay thầy.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 4986)
Ngày 23 và 24 tháng 4 năm 2016, tại Thiền viện Quảng Đức - 294 Công Lý, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi tập huấn lần thứ 2 của Ban Thông Tin Truyền Thông Phật giáo, do HT. Thích Gia Quang, Trưởng Ban TTTT tổ chức.