Ăn Chay Để Bảo Vệ Môi Trường Sống Bài 2

23 Tháng Chín 201000:00(Xem: 56605)

ĂN CHAY ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG

Có rất nhiều cách để sống "xanh". Trong đó, ăn chay, có thể nói là lối sống xanh nhất lại ít thấy ai đề cập đến và nhấn mạnh tầm quan trọng.
Tại thành phố Ghent (Bỉ), chiến dịch ăn chay đang được triển khai rầm rộ nhằm khuyến khích người dân mỗi tuần một ngày ăn chay để bảo vệ môi trường và chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu. Đây là thành phố đầu tiên ở châu Âu và có lẽ là thành phố đầu tiên trên thế giới có cách làm mới này.

Ông Tom Balthazar, Hội viên Hội đồng thành phố cho biết: “Thực tế cho thấy, ngành công nghiệp sản xuất thịt qui mô lớn có ảnh hưởng rất tiêu cực tới môi trường, ngành này thải ra 18% khí thải gây hiệu ứng nhà kính, và chúng ta cần khắc phục điều này vì tương lai”.

Ông Balthazar cũng cho rằng, ăn chay sẽ giúp tiết kiệm nguồn nước, vì để sản xuất 1 kg thịt tốn rất nhiều nước. Ngoài ra, ăn ít thịt cũng sẽ rất tốt cho sức khoẻ, vì giảm nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường và béo phì.
Người dân thành phố 240 ngàn dân của Bỉ đã phản ứng rất tích cực với chiến dịch ăn chay. Barbara Ardenois, Sinh viên, 23 tuổi nói: “Tôi nghĩ, đây là một ý tưởng hay. Tôi thực sự ủng hộ chiến dịch này, vì trước đây khi muốn ăn chay ở nhà hàng thì ít sự lựa chọn hơn”.

anhchay-moitruong-006

Theo thống kê, người dân Bỉ trong suốt đời người tiêu thụ trung bình 1.800 vật nuôi gồm 891 con gà, 42 con lợn, 5 con bò, 789 con cá, 7 con cừu, 43 con gà tây và 24 con thỏ.
Các khoa học gia đã tính toán rằng thật ra chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều nước hơn bằng cách từ bỏ một cân Anh thịt bò, hoặc bốn bánh bơ-gơ, hơn là không tắm ít nhất sáu tháng.
1 Kg Thịt Bò=16kg Ngũ cốc + 10 Vạn lít nước + Ăn Mòn 36kg đất xốp + Sản Sinh 40kg chất thải + 13kg CO2 + Phân Bò có hơn 100 chất khí gây ô nhiễm
Để nuôi súc vật làm thịt ăn, loài người chúng ta đã sử dụng tới 70% diện tích đất nông nghiệp và 30% tổng diện tích bề mặt trái đất.
Tổ chức Nông Lương Quốc Tế (FAO) khuyên ta nên hành động gấp (Urgent action is required to remedy the situation). Nghĩa là phải giảm thiểu ít nhất là 50% công nghiệp sản xuất thịt. Và như vậy nhân loại phải bỏ ăn thịt bớt 50%.
phitonnangluong
Ngay ở Châu Mỹ La Tinh, 70% diện tích của các khu rừng đã phá là để làm đồng cỏ cho bò ăn. Bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 29 tháng 11 năm 2006 cho biết rằng nuôi súc vật để ăn thịt tạo ra nhiều chất khí gây nên hiệu ứng nhà kính nhiều hơn những chất khí do tất cả xe cộ trên trái đất nhả ra(1). Ông Henning Steinfeld, một viên chức cao cấp của tổ chức Nông Lương Quốc Tế (FAO) cho biết là kỹ nghệ nuôi súc vật để bán thịt là một trong những yếu tố quan trọng nhất đưa tới cuộc khủng hoảng sinh môi hiện đại (“the meat industry is one of the most significant contributors to today’s most serious enviromental problems”).

anhchay-moitruong-007


Gà, lợn và bò ở các trại chăn nuôi lớn nhả ra những khối lượng khí mê-tan (methane – CH4) vĩ đại, từ sự tiêu hóa và từ phân chúng thải ra.
Các nhà khoa học cho biết là khí mê-tan gây hiệu ứng nhà kính hai mươi ba lần nhiều hơn khí các-bon-níc (khí CO2). Cơ quan Bảo Hộ Môi Trường (2) cho biết là chăn nuôi làm tiết ra khí mê-tan nhiều nhất ở Hoa Kỳ (3). Ngoài khí mê-tan, lại còn khí đinitơ-oxít (Nitrous Oxide – N2O) mà hiệu năng nhà kính còn lớn hơn hiệu năng của chất khí CO2 tới 300 lần. Mà khí N2O, cũng theo bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, là do kỹ nghệ chăn nuôi gây ra.

Nuôi bò, nuôi lợn, nuôi gà, chế biến thực phẩm từ sữa và trứng chịu trách nhiệm chế tác ra khoảng 65% tổng số khối lượng chất khí N2O trên toàn thế giới.
Ngành chăn nuôi ở Mỹ thải ra một khối lượng khổng lồ phân thú vật, nhiều gấp 130 lần số lượng phân người trên thế giới, nghĩa là mỗi giây thú vật thải ra tới 97.000 pound phân. Các thứ phân này [COLOR="rgb(46, 139, 87)"]chảy ra sông hồ làm ô nhiễm nước uống tạo ra không biết bao nhiêu bệnh tật cho mọi loài.[/color]
anhchay-moitruong-008
Như ta đã biết phần lớn khí N2O do phân chăn nuôi mà phát xuất. Ngành chăn nuôi đã tàn phá hàng trăm triệu mẫu rừng ở khắp nơi trên thế giới. Phá rừng là để trồng bắp, trồng lúa nuôi súc vật và để có đồng cỏ cho bò gặm. Khi rừng bị phá, những khối lượng khí CO2 khổng lồ chứa trong cây cối được nhả ra không trung. Nuôi súc vật để bán thịt cũng làm hao hụt nước của thế giới. Chỉ cần 25 gallon nước là đủ tưới và sản xuất 1kg lúa. Trong khi đó muốn chế tác 1kg thịt thì phải dùng tới 2.500 gallon nước.

Bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 29 tháng 11 năm 2006 cho biết rằng dù có giảm bớt 50% kỹ nghệ chăn nuôi thì ta cũng vẫn phải sử dụng những kỹ thuật mới để giúp cho phần kỹ nghệ còn lại ít gây ô nhiễm môi trường hơn, như chọn lựa thức ăn cho súc vật như thế nào để các thức ăn ấy không bị lên men nhiều trong đường tiêu hóa của súc vật. Chính sự lên men này tạo ra nhiều chất khí mê-tan nhất.

BẠN CÓ BIẾT
- Trên thế giới đang bị đói 862 triệu người trong năm 2008
- Lúa gạo hiện được nuôi gia súc đủ để nuôi 2 tỷ người.
- 1 khẩu phần ăn THỊT BÒ Dùng hơn 1,200 ga-lông nước
- 1 khẩu phần ăn THỊT GÀ Dùng 330 ga-lông nước
- 1 bữa ăn THUẦN CHAY hoàn toàn với ĐẬU HỦ, GẠO, và RAU CẢI Dùng 98 ga-lông nước
anhchay-moitruong-009
Nếu tất cả mọi người cùng ăn chay thì, ta sẽ tiết kiệm được 1200 galong nước cho một phần thịt bò, 330 galong nước cho một phần thịt gà, 36% lượng ngũ cốc trên thế giới và 74% lượng đậu nành (mà bây giờ người ta đang dùng để nuôi gia súc), sẽ có dư dả lương thực để nuôi 2 tỷ người hơn cả số người đang chết đói hiện nay. giải quyết được nạn đói và thiếu nước hiện nay trên thế giới.

Nếu không có các biện pháp "chữa cháy" ngay từ bay giờ, các nhà khoa học tin rằng Trái đất sẽ không còn là nơi yên bình cho con người sinh sống nữa.
anhchay-moitruong-010
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8408)
Ăn chay trước kia thường được dùng ám chỉ cho các nhà sư Phật Giáo. Tuy nhiên, ngày nay khoa học đã chứng minh, ăn chay có nhiều ích lợi cho sức khỏe. Biên tập viên Thanh Thủy VTV2 phỏng vấn nữ tài tử Hollywood Maggie Q tại sao chị từ bỏ ăn mặn lại ăn chay.
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5301)
Chúng ta hãy đi gặp ông Jaap Korteweg. Ông là người đồ tể đặc biệt: một người đồ tể không muốn cắt cổ làm thịt súc vật, vì ông là một người bán thịt-chay. Các quầy hàng trong tiệm của ông chứa đầy các sản phẩm không-có-thịt, tuy nhiên, các sản phẩm nầy có mùi vị giống-như-thịt, và trông giống-như-thịt, cho nên làm chúng ta cảm thấy các sản phẩm nầy giống-như-thịt.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9591)
Kính bạch Sư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy Sư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không?
27 Tháng Mười 2015(Xem: 5290)
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hôm thứ hai rằng ăn thịt chế biến như xúc xích và các loại thịt ham (một loại thịt giăm bông kiểu Tây) gây ung thư, trong khi thịt đỏ chưa qua chế biến cũng có thể gây bệnh ung thư. Từ nay, Bộ nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp thịt chế biến như là nguyên nhân "gây ung thư cho con người", dựa trên bằng chứng từ hàng trăm công trình nghiên cứu, và liên kết nó đặc biệt với ung thư đại tràng, hoặc trực tràng (phần ruột già).
27 Tháng Mười 2015(Xem: 10709)
Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 9699)
15 Tháng Mười 2015(Xem: 12234)
Nhật báo Figaro ngày 14 tháng 10, 2015 có một bài báo tố cáo một lò sát sinh tại một quận lỵ ở Pháp vi phạm các quy tắc y tế về việc giết mổ súc vật. Độc giả có thể xem hình ảnh vô cùng hung bạo và độc ác của lò sát sinh này trên YouTube. Đối với những người Phật giáo thì sau khi xem cũng nên liên tưởng đến những miếng ăn ngon của mình.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 8441)
do đài truyền hình VTV Cab 10 thực hiện
01 Tháng Mười 2015(Xem: 5606)
Kim A. Williams, MD, bác sĩ tim mạch, khoa trưởng khoa tim mạch bệnh viện Rush University Medical Center in Chicago, chủ tịch của tổ chức chuyên ngành Trường Môn Tim Mạch Hoa Kỳ (American College of Cardiology), giải thích lý do tại sao ông ăn chay thuần từ năm 2003 và bây giờ ông đề nghị các bệnh nhân của ông nên làm như ông.
22 Tháng Chín 2015(Xem: 7579)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình.