Trả Lời Vấn Đề Ăn Thịt Prof. S. Weeratunga, Pita Kotte

25 Tháng Mười 201000:00(Xem: 17838)

TRẢ LỜI VẤN ĐỀ ĂN THỊT
PROF. S. WEERATUNGA, Pita Kotte

Bản Dịch Việt Ngữ của Nha sĩ Kim Liên:

Cũng nơi mục này, tôi đã đọc trong nỗi ngạc nhiên và thất vọng, tự hỏi làm sao mà lại có thể có người tìm lời bào chữa cho sự ăn thịt bằng cách dẫn chứng những chương kinh, kệ, để nói lên rằng ngay cả đến đức Phật, Ngài cũng đã cho phép ăn thịt trong một số trường hợp riêng biệt. 

Đó chẳng qua chỉ là họ đã cố gắng một cách yếu ớt để tự bào chữa cho chuyện họ ăn thịt chúng sinh, rằng chẳng có tội tình gì đâu, vì chuyện đó đã được đức Phật cho phép. Nhưng mà, bất kể sự tự an ủi giả dối ấy, làm sao mà người ta có thể tảng lờ trước cái thực tế rằng họ đã là một thành phần của cái hành động tàn nhẫn kinh khủng mà những con vật bất hạnh đã phải chịu đựng nơi những lò sát sanh, khi mà họ còn ăn thịt chúng. 

Sao chúng ta không giải quyết như đây là vấn đề của con người, khỏi cần đem những lời dậy của các vị giáo chủ ra để mà biện hộ. Đối với tôi, chỉ có câu hỏi rằng, là những con người có lý trí, chúng ta có thể nhắm mắt giả mù, trước những hành động tàn ác giáng xuống cuộc đời nhưng con vật vô tội, hoặc chúng ta có thể đóng góp bằng cách nào đó vào công cuộc giảm thiểu những nỗi thống khổ của chúng chăng? 

Dầu rằng tôi không muốn lôi kéo tôn giáo vào vấn đề này, tôi cũng muốn nhắc với quý vị độc giả rằng, mặc dầu đức Phật có thể đã cho phép ăn thịt trong một số điều kiện đặc biệt nào đó, điều chủ yếu của giáo lý đạo Phật là Từ Bi đối với mọi loài chúng sanh. Và đức Phật đã kêu gọi một cách rất quyết liệt rằng không được giết hại, cũng không được là lý do để bất cứ chúng sanh nào bị giết hại, vì mọi chúng sanh cũng đều muốn sống như mình. 

Khi mà chủ thuyết ăn chay đang được hoan nghênh trên khắp thế giới như là một đường lối dinh dưỡng lành mạnh, thực dụng, để thay đổi cho sự ăn thịt, thật là đáng ngạc nhiên khi còn có những người tiếp tục thèm thuồng miếng thịt của những con vật chết! 

PROF. S. WEERATUNGA, Pita Kotte

 


 

ON MEAT EATING


I have been reading with surprise and, at times with dismay, how some contributors to this column seek to justify meat eating by quoting chapter and verse from the scriptures to show that even the Buddha had permitted meat eating under specific circumstances. 

This is nothing but a feeble attempt to console oneself that no sin would be committed, as long as one eats meat in the manner specified by the Buddha. But, notwithstanding this pseudo self-consolation, how could one be oblivious to the grim reality of being a party to the horrendous acts of torture inflicted on hapless animals at the slaughterhouse, as long as one partakes of such meat? 

Why don't we treat this as a human problem, without dragging in the teachings of religious leaders? To my mind, it is only a question of whether we, as rational human beings, could turn a blind eye to the atrocities perpetrated on innocent animals, or whether we could contribute in whatever way to alleviate their suffering. 

Although I do not wish to drag in religion to this problem, I would like to remind our readers that, although the Buddha may have permitted meat eating under specific conditions, the central theme of Buddhism is loving kindness (Metta) towards all beings, and the Buddha has exhorted, quite categorically, that one should never kill nor cause to kill any being, by comparing oneself with others. 

When vegetarianism is being acclaimed the world over as a healthy and practicable alternative to meat eating, it is surprising that some people continue to crave for the flesh of dead animals, which they would consider utterly loathsome if seen elsewhere, outside the butcher's stall.

PROF. S. WEERATUNGA , Pita Kotte
http://www.dailynews.lk/2002/03/14/letters.html#let11


(Nguồn: http://old.thuvienhoasen.org/ddpp-traloivandeanthit.htm)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 8534)
Sau một thời gian dài nghiên cứu, thảo luận, phân tích và đánh giá các khảo cứu khoa học liên quan đến thực phẩm và dinh dưỡng của chế độ ăn chay, vào tháng 7 năm 2009, Hiệp Hội Dinh Dưỡng Hoa Kỳ (the American Dietetic Association) một tổ chức lớn nhất trên thế giới kết hợp những chuyên gia thượng thặng về thực phẩm và dinh dưỡng, đã công bố một bài xác định quan điểm của họ về chế độ ăn chay, bao gồm cả thuần chay. Bản dịch Việt và nguyên bản tiếng Anh đính kèm như sau:
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 11896)
Cũng như Thiền , khuynh hướng ăn chay ngày càng lan rộng ở Bắc Mỹ . Vào năm 2009 , cuộc thăm dò của Vegetarian Resource Group cho biết ở Hoa Kỳ có 8% số người lớn nói họ không bao giờ ăn thịt và các loại đồ biển , kể cả cá .Cũng theo thăm dò của nhóm này vào năm 2010 , có 7% trẻ em tuổi từ 8-18 và 12% trẻ em nam tuổi từ 10 -12 không bao giờ ăn thịt .
10 Tháng Giêng 2015(Xem: 9209)
Ăn chay là nhu cầu bình thường của người Phật tử , ăn chay chẳng những không đòi hỏi cầu kỳ mà còn là đạm bạc. Vì vậy , những quán chay bình dân là địa chỉ tìm đến của hầu hết những người Phật tử bình thường và những ai muốn ăn chay .
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 7804)
Có nhiều loại thực phẩm thiên nhiên mà khi chúng ta ăn vào sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, hệ thống động mạch không bị tắc nghẽn . Khi ăn các loại thực phẩm giàu chất béo và cholesterol cao, chúng có xu hướng bám vào thành mạch máu mà cuối cùng có thể dẫn đến bệnh tim mạch nguy hiểm...
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6286)
Cá nhân tôi không bao giờ ăn các món chay giả mặn. Như vậy là ta ăn chay niệm mặn rồi. Niệm mới thật sự quan trọng chứ ạ. Tôi luôn nghĩ, gọi ăn mặn là không đúng. Lẽ ra nên gọi là ăn mạng, tức ăn mạng sống. Tôi cũng lại nghĩ gọi là ăn chay cũng hay, nhưng nên đổi thành ăn lạt. Ăn lạt hoặc là ăn nhạt. Mà ăn lạt tức an lạc. Nếu ăn chay tất có an lạc, có bình an.
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 5666)
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 6231)
Một câu chuyện mà không ít người đã nghe, đã đọc. Rằng con khỉ mẹ ở vườn thú Frankfurt ở Đức ôm thi hài đứa con yêu dấu của mình điên cuồng chạy đi khắp nơi trong tâm trạng buồn đau lộ rõ trên nét mặt.
01 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 4393)
Trước đây, khi nói đến ăn chay, không ít người vẫn cho rằng, đây là chế độ ăn dành riêng cho các bậc tu hành, những người theo đạo Phật hay những người có bệnh lý cần phải tuân theo một chế độ ăn nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khi đời sống ngày càng phát triển, nhiều người tìm đến với ăn chay như một phương thuốc rất tốt cho sức khỏe và tinh thần.
21 Tháng Mười Một 2014(Xem: 5791)
Sản phẩm trứng nhân tạo làm từ thực vật nằm trong dự án của hai nhà tỷ phú Peter Thiel và Bill Gates là một cuộc cách mạng thực phẩm. Sản phẩm này đã được bày bán đầu tiên tại Whole Foods và sau đó sẽ được bày bán rộng rãi trong các siêu thị tại Mỹ.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12127)
Lần đầu tiên chúng tôi nghe tin xấu vào năm 2012. Gạo có chứa chất thạch tín (arsenic) do tạp chí Consumer Reports công bố trong một nghiên cứu vào năm 2012. Nhưng nó lại cho chúng ta một loạt các câu hỏi: Loại gạo nào có nhiều thạch tín nhất và loại gạo nào có ít thạch tín nhất? Thế còn các sản phẩm biến chế từ gạo như như sữa gạo và cereal? Và các loại ngũ cốc khác nữa?