Vì Sao Người Phật Tử Chơn Chánh Phải Ăn Chay? - Những Lời Phật Dạy

13 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 12989)

"ĂN THỊT SẼ TIÊU HỦY HẠT GIỐNG TỪ BI và mỗi hành động của người ăn thịt sẽ làm mọi chúng sinh kinh sợ do hơi thịt của họ." Kinh Đại Bát Niết Bàn

Ta quy định các con KHÔNG ĐƯỢC ĂN TẤT CẢ THỊT dù đó là tam tịnh nhục. Dù đó là thịt khác với mười loại thịt cấm trước đây cũng bị cấm. Thịt súc vật chết cũng bị cấm... Mọi sinh vật nhận ra người ăn thịt và, khi ngửi được mùi, đều kinh hoàng bởi cảnh chết chóc. Bất cứ người đó đi đến đâu, loài vật dưới nước, trên mặt đất hay trên trời đều hoảng sợ. Nghĩ chúng sẽ bị người đó giết chết, chúng có thể ngất xỉu hay chết. Vì những lý do này, BỒ TÁT MA HA TÁT (ĐẠI BỒ TÁT) KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỊT. Mặc dù họ thị hiện ăn thịt để độ chúng sinh, nhưng thật sự họ không ăn ngay cả thực phẩm thường huống hồ chi là thịt! Kinh Đại Bát Niết Bàn

Người xuất gia, tại gia không được làm việc trong năm loại kinh doanh.
Năm loại đó là gì?
Kinh doanh vũ khí,
kinh doanh người,
KINH DOANH THỊT,
kinh doanh ma túy,
và kinh doanh chất độc.
Kinh Buôn Bán

A Nan, chúng sinh trong lục đạo thế giới, nếu tâm không sát hại thì không theo dòng sinh tử tương tục… Làm sao người tu lòng đại bi lại ăn máu thịt chúng sinh? Kinh Lăng Nghiêm

Nếu một người có thể chế ngự thân tâm họ, theo cách ấy TRÁNH ĂN THỊT và mặc sản phẩm thú vật, ta nói họ sẽ thật sự được giải thoát. Như lời ta thuyết gọi là Phật thuyết, không thuyết như thế tức là ma thuyết. Kinh Lăng Nghiêm

A Nan, người tu hành muốn được nhập định (Thánh Lễ), trước tiên phải nghiêm túc tuân theo quy luật sống trong sạch để cắt đứt tâm tham BẰNG CÁCH TRÁNH ĂN THỊT VÀ UỐNG RƯỢU… A Nan, nếu không tránh nhục dục và sát sinh, họ sẽ không bao giờ thoát khỏi tam giới. Kinh Lăng Nghiêm

Lúc bấy giờ, Thánh giả Đại Huệ Bồ Tát bạch Đức Phật rằng: "Thưa Đức Thế Tôn, con quan sát thế gian, sinh tử lưu chuyển, oán kết liền nhau, rơi vào các đường ác, đều do ăn thịt, giết hại lẫn nhau. Những hành vi đó tăng trưởng tham sân, khiến chúng sinh không thể thoát khỏi đau khổ. Điều đó thật sự rất khổ." Kinh Lăng Già

"Bạch Đức Thế Tôn, NGƯỜI ĂN THỊT LÀ PHÁ HỦY CÁI NHÂN ĐẠI TỪ BI của họ, do đó NGƯỜI TU THÁNH ĐẠO KHÔNG NÊN ĂN THỊT." Kinh Lăng Già

Đức Phật dạy Đại Huệ rằng: "ĂN THỊT CÓ LỖI KHÔNG LƯỜNG. Bồ Tát (người tu hành) nên tu dưỡng tâm đại từ, như vậy họ không nên ăn thịt. "Kinh Lăng Già

"Người xả bỏ vị thịt mới có thể nếm mùi vị của chánh pháp (giáo lý chân chính), mới thật sự tu hành Bồ Tát Địa (người tu hành) và đạt A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác) mau chóng. " Kinh Lăng Già

Này Đại Huệ, ta quan sát chúng sinh trong luân hồi lục đạo, cùng nhau ở trong sinh tử, chung nhau nuôi sống, đắp đổi làm cha mẹ, anh chị em với nhau… Họ cũng có thể sinh vào đường khác (súc sinh, ngạ quỷ, thiên nhân, v.v.), đường thiện, đường ác, thường làm quyến thuộc lẫn nhau. Do nhân duyên đó, ta quan sát thấy TẤT CẢ THỊT MÀ CHÚNG SINH ĂN ĐỀU LÀ THỊT NGƯỜI THÂN CỦA HỌ.
(*Lục đạo: thiên nhân, người, A-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, chúng sinh địa ngục) Kinh Lăng Già

"Nếu đệ tử của ta không thành thật quan sát điều đó và vẫn ăn thịt, chúng ta nên biết họ chính là dòng dõi chiên đà la, không phải đệ tử của ta, ta không phải thầy của họ. Vậy nên, này Đại Huệ, nếu bất cứ ai muốn làm quyến thuộc của ta, họ không nên ăn thịt." Kinh Lăng Già

"Bồ Tát (người tu hành) nên nhận rõ rằng TẤT CẢ THỊT ĐỀU TỪ THÂN BẤT TỊNH, được kết hợp bởi máu mủ bất tịnh đỏ trắng hòa hợp của cha mẹ. Vậy nên, nhận rõ SỰ BẤT TỊNH CỦA THỊT, BỒ TÁT (NGƯỜI TU HÀNH) KHÔNG NÊN ĂN THỊT." Kinh Lăng Già

"Tất cả thịt giống như thi thể của con người... thịt nấu chín có mùi hôi và bất tịnh như thi thể bị thiêu đốt, làm sao chúng ta có thể ăn những thứ như vậy?" Kinh Lăng Già

"Ăn thịt có thể tăng lòng ham muốn, người ăn thịt có tánh tham… Với bản năng bảo vệ và quý trọng thân mạng, không có sự khác biệt giữa người và súc vật... Mỗi chúng sinh đều tự mình sợ chết, làm sao có thể ăn thịt chúng sinh khác?... Muốn ăn thịt, trước tiên nên nghĩ đến sự đau khổ của thân thể, rồi nghĩ đến sự đau khổ của mọi chúng sinh thì KHÔNG NÊN ĂN THỊT." Kinh Lăng Già

"Này Đại Huệ, ở đời vị lai, sẽ có một số người vô minh nói rằng nhiều giới luật Phật giáo cho phép ăn thịt. Họ rất thích mùi vị thịt do thói quen ăn thịt trong quá khứ, họ nói những lời đó chỉ đơn giản theo quan điểm của họ. Nhưng thật ra PHẬT (BẬC KHAI NGỘ) VÀ THÁNH KHÔNG BAO GIỜ NÓI THỊT LÀ THỨC ĂN." Kinh Lăng Già

"Người ăn thịt có vô số tội lỗi, như vậy NGƯỜI ĂN CHAY CÓ VÔ LƯỢNG CÔNG ĐỨC." Kinh Lăng Già

"Nếu không ai ăn thịt, sẽ không ai giết hại chúng sinh làm thực phẩm... Sát sinh là vì người mua, do đó người mua cũng giống người giết. Do đó ĂN THỊT CÓ THỂ NGĂN TRỞ THÁNH ĐẠO." Kinh Lăng Già

"Hiện nay trong Kinh Lăng Già này, ta nói, vào mọi lúc, mọi loại thịt không ăn được, không ngoại lệ. Này Đại Huệ, ta cấm ăn thịt không phải chỉ một lúc, ý ta nói là TRONG HIỆN TẠI LẪN VỊ LAI, ĂN THỊT BỊ CẤM." Kinh Lăng Già

Đệ tử Phật KHÔNG ĐƯỢC CỐ Ý ĂN THỊT. Họ không nên ăn thịt bất cứ chúng sinh nào. Người ăn thịt phá hủy cái nhân đại từ bi, đứt đoạn hạt giống Phật Tánh và khiến [thú vật] và chúng sinh [siêu nhiên] tránh xa họ. Những người đó phạm vô số tội. Kinh Phạm Võng

Hơn nữa, sau khi sinh con phải rất thận trọng, tránh sát sinh thú vật nuôi sản phụ với các loại thịt hoặc không nên tụ tập thân bằng quyến thuộc uống rượu hay ăn thịt… vì vào lúc sinh nở có vô số quỷ dữ và yêu tinh muốn ăn máu huyết hôi tanh, chính ta trước đó đã ra lệnh các thổ thần chung quanh phải bảo vệ cả mẹ lẫn con, khiến họ được yên vui và ích lợi. Tuy nhiên, một số người, thấy mẹ và con an toàn vui vẻ, thì cùng nhau cúng dường đáp tạ thổ thần chung quanh bằng cách sát sinh thú vật một cách vô minh và bất lợi để ăn; vì vậy họ phạm tội ác và gây thiệt hại cho cả mẹ lẫn con. Kinh Địa Tạng

Ai cũng sợ hình phạt, ai cũng sợ chết. Lấy lòng mình suy lòng người, chớ giết, chớ bảo giết. Kinh Pháp Cú

Người sát hại sinh linh, đâu được gọi Hiền thánh. Không hại mọi hữu tình, mới được gọi Hiền thánh. Kinh Pháp Cú

Ca Diếp hỏi Phật rằng: "Sao hồi trước Ngài cho phép tỳ kheo ăn 'ba loại tịnh nhục' hoặc ngay cả 'chín loại tịnh nhục'?" Phật trả lời: "Ta định chế như thế vì sự cần thiết vào lúc đó, và để dẫn độ dần dần cho tới khi họ thật sự bỏ được thịt." Kinh Niết Bàn

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8715)
Trong hơn một thập niên qua, có rất nhiều thông tin sai lạc về đậu nành khiến người đọc nhất là những người ăn chay lầm tưởng đậu nành và các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành là không tốt, ăn vào không có lợi cho sức khỏe. Có 5 lầm tưởng (hay là những hiểu sai) về đậu nành như: (1) đậu nành gây ung thư, (2) đậu nành làm suy yếu hoạt động tình dục, (3) đậu nành gây ra vấn đề tuyến giáp, (4) đậu nành làm tăng nguy cơ bệnh tim, và (5) tất cả đậu nành đều là loại biến đổi gen GMO.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8221)
Lời phát biểu trên đây của nhà sư người Pháp Matthieu Ricard cũng là tựa của một bài phỏng vấn ông do tập san Thiên Chúa Giáo La Vie (Sự Sống) thực hiện ngày 07 tháng 10 năm 2014. Nhân ngày Quốc Tế Thực Phẩm 16 tháng 10 vừa qua, các cơ quan truyền thông khắp thế giới thi nhau đưa ra các quan điểm về vấn đề trên đây, và tập san La Vie cũng đã phát hành một số đặc biệt với chủ đề ăn chay, trong đó có bài phỏng vấn nhà sư Matthieu Ricard.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13245)
EARTHLINGS là một bộ phim tài liệu được thắng giải, nói về sự đau khổ của loài vật khi bị sử dụng làm thức ăn, quần áo, thú nuôi, giải trí và nghiên cứu khoa học.Bộ phim do tài tử được đề nghị giải Oscar là Joaquin Phoenix thuyết minh, nhạc do Moby, ca nhạc sĩ có số đĩa bán chạy thuộc hạng bạch kim [hơn 1 triệu đĩa]. Tuy ban đầu phim này không được các nhà phân phối để ý, ngày nay EARTHLINGS được các tổ chức trên thế giới xem là một bộ phim tranh đấu cho quyền lợi loài vật đầy giá trị.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9272)
Những lập luận đạo đức liên quan đến việc phân phối lương thực toàn cầu và quyền lợi động vật (đặc biệt là liên quan đến xí nghiệp chăn nuôi) đủ mạnh để mọi người xét lại chế độ ăn uống của họ và xem thực phẩm của họ đến từ đâu? Làm thế nào chúng ta sẽ ăn chúng ta trong thế kỷ 21 khi dân số của Trái đất có thể sẽ là 9 tỷ vào năm 2050?
07 Tháng Chín 2014(Xem: 6399)
Ngày nay, người trẻ tự nguyện ăn chay và chọn thực phẩm chay làm bữa ăn bình thường ngày một nhiều. Ăn chay theo tinh thần Phật giáo là như thế nào? Hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm chay ra sao? Cách chế biến món ăn chay như thế nào để vừa có bữa ăn ngon vừa bảo đảm dinh dưỡng?….Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của “Sứ giả văn hóa ẩm thực Huế”Hồ Hoàng Anh cùng quý độc giả.
06 Tháng Chín 2014(Xem: 5692)
Không ai có thể phủ nhận rằng Phật giáo đang có một ảnh hưởng ngày càng sâu trong đời sống hiện đại. Các buổi học thiền, các sách Phật giáo đang được đông đảo người học tập, ứng dụng vào các hoạt động cuộc sống và cả kinh doanh nữa chứ (những sách ứng dụng thiền học trong kinh doang chẳng hạn nhưng xem ra cũng còn lắm điều bất cập). Gần đây, theo đà đó hàng loạt quán ăn chay mọc lên đáp ứng cho nhu cầu ăn uống “thanh bạch” của một số đông. Sao ăn chay lại rộ lên như một phong trào thế?
01 Tháng Chín 2014(Xem: 9118)
26 Tháng Tám 2014(Xem: 12215)
Có một loại thức ăn mà các bác sĩ y khoa, chuyên gia dinh dưỡng hoặc thậm chí mẹ của bạn - bảo bạn nên ăn nhiều hơn, đó là rau lá xanh, củ cải Thụy Sĩ, collard, cải xoăn, kale, bob choy, water cress và các loại rau lá xanh khác. Chúng là thực phẩm bổ dưỡng nhất mà bạn có thể ăn hàng ngày.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 10356)
Một nghiên cứu mới đây đưa ra kết luận rằng thực phẩm bổ sung axit béo omega-3 không có tác dụng giảm nguy cơ đối với các bệnh tim mạch.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 16158)
Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết hay tăng cân. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.