Những Lợi Ích Khi Ăn Chay

18 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 19107)


NHỮNG LỢI ÍCH KHI ĂN CHAY

Minh Thư



Ăn chay mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tránh được nhiều vấn đề như: bệnh tật, sát sinh, ô nhiễm nước...

Các nhà khoa học trên thế giới đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và thí nghiệm về cơ thể loài người và đi đến kết luận: Loài người được tạo hóa sinh ra để ăn rau cải, hoa quả tức ăn chay thay vì ăn mặn.

Thứ nhất, hai hàm răng của con người được cấu trúc một cách đặc biệt, lại có răng hàm cùng xương quai hàm để nghiền và nhai thức ăn rất giống loài động vật ăn rau quả, không ăn thịt sống. Trong khi đó, loài động vật ăn thịt sống có răng cửa và bộ răng nanh bén nhọn để xé thịt.

Thứ hai, đối với loài người và những động vật ăn rau cải, hoa quả thì hệ tiêu hóa dài gấp 12 lần chiều dài của thân thể, nên chúng ta cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và bài tiết. Vì thế, mỗi lần con người chúng ta ăn chay thì cảm thấy nhẹ nhàng và ngược lại nếu ăn mặn thì cảm thấy nặng nề, khó chịu và buồn ngủ. Bởi vì lúc đó thận làm việc rất vất vả để thanh lọc những độc tố từ thịt đưa ra khỏi máu và đào thải ra ngoài bằng đường bài tiết.

Đối với những người trẻ tuổi thận còn khỏe mạnh thì chưa ảnh hưởng gì nhiều, nhưng ở người lớn tuổi, thận càng ngày càng yếu, quá trình đó sẽ diễn ra khó khăn hơn; đôi khi thận không thể loại hết những cặn bã độc tố, làm cho máu dơ, từ đó dễ sanh bịnh.

Gần đây, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra kết quả: người ăn nhiều thịt có liên hệ mật thiết với một số bệnh bởi vì trong thịt chứa nhiều chất béo nhưng lại ít chất xơ. Trong một phân tích của mình, tiến sĩ Sharon Fleming thuộc khoa Dinh dưỡng của Viện Đại học California ở Berkeley đã viết rằng "Ăn chay trường sẽ ngăn ngừa và giảm thiểu sự nguy hiểm của bệnh ung thư ruột già". Và trong bài diễn thuyết của Học viện Khoa học Quốc Gia Mỹ năm 1983, các chuyên gia y tế đã khuyên "Chúng ta có thể ngăn ngừa các chứng ung thư thông thường bằng cách tiết chế ăn thịt và nên ăn nhiều rau cải, hoa quả và ngũ cốc".

Bò điên ở Anh và gà nhiễm độc bên Bỉ là hai ví dụ điển hình cho việc ăn mặn đồng nghĩa với hành động mang bệnh tật vào cơ thể. Vì lợi nhuận mà một số xưởng sản xuất thịt động vật đã hợp tác với các nhà chăn nuôi dùng một số thuốc độc hại để nuôi con vật ,ngay khi chúng còn trong bụng mẹ hoặc vỗ béo để trở thành những con vật siêu nạc, hoặc dùng Sodium Nitrate và Sodium Nitrite để ướp nhằm giữ thịt tươi ngon.

Giáo lý Phật giáo có dạy "Tam quy và Ngũ giới". Tam quy là ba phép gìn giữ về (quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng); còn ngũ giới là năm điều cấm kỵ (sát sanh, đạo tặc, tà dâm, nói dối và uống rượu. Cho nên, nếu con người ăn chay thì xem như đã thực hiện được điều thứ nhất trong ngũ giới và tránh việc sát sanh để cung ứng thức ăn hàng ngày cho chúng ta.

Theo cơ quan nghiên cứu nông học Mỹ cho biết, chất thải từ các lò sát sinh làm dơ bẩn sông rạch dẫn đến các nguồn nước thiên nhiên tinh khiết càng ngày cạn dần. Bằng chứng là năm 1973, tờ báo New York Post đã đăng một tin đáng cho chúng ta chú ý như sau: Một lò mổ gà lớn tại Mỹ đã sử dụng tới 100 triệu gallon nước mỗi ngày, tương đương với lượng nước cung cấp cho một thành phố có 25.000 dân cư. Ngoài ra, trong quyển "Population, Resources and Environment" của Paul và Anne Ehrlich đã so sánh: Nếu chúng ta muốn thu hoạch một cân lúa mì chỉ cần 60 cân nước, nhưng nếu chúng ta muốn sản xuất một cân thịt thì phải tiêu thụ từ 2.500 đến 6.000 cân nước.

Nếu mọi người trên trái đất này đều ăn chay, con người sẽ giảm bớt sự tham lam và sân si. Một nhà bác học đã nói: Muốn thế giới hòa bình, trong bữa ăn của con người phải không có một chút máu hay một miếng thịt, cá... Đây là lời nói mang tính nhân văn rất cao, không khác với câu của cổ nhân "Nhứt thế chúng sanh vô sát nghiệp, hà sầu thế giới động binh đao" (Nếu tất cả mọi người không sát hại lẫn nhau, thì sợ gì thế giới có chiến tranh).

Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trên 90% tổng sản lượng lúa mì tại đây được dùng vào kỹ nghệ chăn nuôi, cứ 16 cân lúa mì đem chăn nuôi chỉ thu được khoảng một cân thịt. Và trong tác phẩm "Protein - Their Chemistry and Politics", tiến sĩ Aaron Altshul đã viết "Nếu chúng ta sử dụng miếng đất có diện tích là một mẫu Anh để trồng hoa màu cung cấp lương thực cho người ăn chay, chúng ta sẽ thu được một lượng gấp 20 lần nếu sử dụng miếng đất đó để chăn nuôi".


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8739)
Trong hơn một thập niên qua, có rất nhiều thông tin sai lạc về đậu nành khiến người đọc nhất là những người ăn chay lầm tưởng đậu nành và các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành là không tốt, ăn vào không có lợi cho sức khỏe. Có 5 lầm tưởng (hay là những hiểu sai) về đậu nành như: (1) đậu nành gây ung thư, (2) đậu nành làm suy yếu hoạt động tình dục, (3) đậu nành gây ra vấn đề tuyến giáp, (4) đậu nành làm tăng nguy cơ bệnh tim, và (5) tất cả đậu nành đều là loại biến đổi gen GMO.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8246)
Lời phát biểu trên đây của nhà sư người Pháp Matthieu Ricard cũng là tựa của một bài phỏng vấn ông do tập san Thiên Chúa Giáo La Vie (Sự Sống) thực hiện ngày 07 tháng 10 năm 2014. Nhân ngày Quốc Tế Thực Phẩm 16 tháng 10 vừa qua, các cơ quan truyền thông khắp thế giới thi nhau đưa ra các quan điểm về vấn đề trên đây, và tập san La Vie cũng đã phát hành một số đặc biệt với chủ đề ăn chay, trong đó có bài phỏng vấn nhà sư Matthieu Ricard.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13277)
EARTHLINGS là một bộ phim tài liệu được thắng giải, nói về sự đau khổ của loài vật khi bị sử dụng làm thức ăn, quần áo, thú nuôi, giải trí và nghiên cứu khoa học.Bộ phim do tài tử được đề nghị giải Oscar là Joaquin Phoenix thuyết minh, nhạc do Moby, ca nhạc sĩ có số đĩa bán chạy thuộc hạng bạch kim [hơn 1 triệu đĩa]. Tuy ban đầu phim này không được các nhà phân phối để ý, ngày nay EARTHLINGS được các tổ chức trên thế giới xem là một bộ phim tranh đấu cho quyền lợi loài vật đầy giá trị.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9292)
Những lập luận đạo đức liên quan đến việc phân phối lương thực toàn cầu và quyền lợi động vật (đặc biệt là liên quan đến xí nghiệp chăn nuôi) đủ mạnh để mọi người xét lại chế độ ăn uống của họ và xem thực phẩm của họ đến từ đâu? Làm thế nào chúng ta sẽ ăn chúng ta trong thế kỷ 21 khi dân số của Trái đất có thể sẽ là 9 tỷ vào năm 2050?
07 Tháng Chín 2014(Xem: 6421)
Ngày nay, người trẻ tự nguyện ăn chay và chọn thực phẩm chay làm bữa ăn bình thường ngày một nhiều. Ăn chay theo tinh thần Phật giáo là như thế nào? Hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm chay ra sao? Cách chế biến món ăn chay như thế nào để vừa có bữa ăn ngon vừa bảo đảm dinh dưỡng?….Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của “Sứ giả văn hóa ẩm thực Huế”Hồ Hoàng Anh cùng quý độc giả.
06 Tháng Chín 2014(Xem: 5703)
Không ai có thể phủ nhận rằng Phật giáo đang có một ảnh hưởng ngày càng sâu trong đời sống hiện đại. Các buổi học thiền, các sách Phật giáo đang được đông đảo người học tập, ứng dụng vào các hoạt động cuộc sống và cả kinh doanh nữa chứ (những sách ứng dụng thiền học trong kinh doang chẳng hạn nhưng xem ra cũng còn lắm điều bất cập). Gần đây, theo đà đó hàng loạt quán ăn chay mọc lên đáp ứng cho nhu cầu ăn uống “thanh bạch” của một số đông. Sao ăn chay lại rộ lên như một phong trào thế?
01 Tháng Chín 2014(Xem: 9137)
26 Tháng Tám 2014(Xem: 12234)
Có một loại thức ăn mà các bác sĩ y khoa, chuyên gia dinh dưỡng hoặc thậm chí mẹ của bạn - bảo bạn nên ăn nhiều hơn, đó là rau lá xanh, củ cải Thụy Sĩ, collard, cải xoăn, kale, bob choy, water cress và các loại rau lá xanh khác. Chúng là thực phẩm bổ dưỡng nhất mà bạn có thể ăn hàng ngày.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 10368)
Một nghiên cứu mới đây đưa ra kết luận rằng thực phẩm bổ sung axit béo omega-3 không có tác dụng giảm nguy cơ đối với các bệnh tim mạch.
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 16170)
Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng đường huyết hay tăng cân. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.