Ăn Nhiều Không Tốt Cho Sức Khoẻ

25 Tháng Mười Một 201300:00(Xem: 31451)

ĂN NHIỀU KHÔNG TỐT CHO SỨC KHOẺ
Quảng Tánh

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Lúc bấy giờ, vua Pasenadi nước Kosala thường ăn những bữa ăn thịnh soạn. Rồi vua Pasenadi sau khi ăn xong, no đủ, thỏa thích, đi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

Thế Tôn sau khi biết vua Pasenadi đã ăn xong, no đủ, thỏa thích, ngay lúc ấy liền nói bài kệ:

Con người thường chánh niệm
Được ăn biết phải chăng
Chừng mực cảm thọ mạnh
Già chậm tuổi thọ dài .

Lúc ấy, vua Pasenadi liền gọi thanh niên Bà la môn Sudassana đang đứng hầu sau lưng:

Này bạn, hãy học thuộc lòng bài kệ từ Thế Tôn, và trong khi dọn ăn cho ta hãy đọc lên bài kệ ấy, ta sẽ cấp thường nhật cho bạn một trăm đồng tiền vàng.

Thanh niên Sudassana vâng lời vua, học thuộc lòng bài kệ và mỗi khi dọn cơm cho nhà vua thường đọc lên bài kệ này.

Rồi vua Pasenadi tuần tự ăn uống hạn chế, cho đến chỉ ăn nhiều nhất là một nàlika. Sau một thời gian, thân thể nhà vua trở nên khỏe mạnh, tự xoa bóp chân tay và nói lên lời cảm hứng như sau: Ôi, thật sự Thế Tôn đã thương tưởng nghĩ đến lợi ích cho ta, cả hai đời hiện tại và vị lai!

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 3, phẩm 2, phần Đại Thực, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.186)

LỜI BÀN:

Ăn uống hàng ngày là cách tốt nhất để chuyển các dưỡng chất từ bên ngoài vào nuôi dưỡng và phát triển cơ thể, phục hồi sức lực. Tuy nhiên, nếu không biết tiết độ và chọn lựa thực phẩm phù hợp thì ăn uống lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tật. Vì thế, từ rất xa xưa “bệnh tùng khẩu nhập” là một kinh nghiệm, kiến thức phổ thông về ăn uống cho mọi người.

Ngày nay, những bệnh tật có liên quan mật thiết đến việc ăn uống thiếu tiết độ như bệnh béo phì đang trở thành chứng nan y, là nguy cơ về sức khỏe và tuổi thọ cho xã hội, nhất là tại những quốc gia phát triển. Ăn uống quá nhiều cộng với việc ít vận động làm cho cơ thể tăng cân nhanh chóng đồng thời phát sinh nhiều tật bệnh rất khó chữa trị.

Vì thế, với tuệ giác của Thế Tôn, Ngài chỉ cho phép hàng đệ tử xuất gia ăn mỗi ngày một bữa đồng thời rèn luyện thân thể bằng cách đi bộ khất thực hàng ngày. Với chế độ ăn uống và thể dục hợp lý cộng với việc nỗ lực rèn luyện tinh thần bằng thiền định, những người đệ tử Phật dễ dàng phát triển trí tuệ, đạt được được Thánh quả.

Truyền thống ăn chay của Phật giáo, ngoài việc nuôi dưỡng và phát triển lòng từ còn là liệu pháp dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe, nhất là phương diện bổ dưỡng và tinh khiết. Khoa học về dinh dưỡng và trị liệu đã chứng minh cụ thể điều ấy. Ứng dụng và thực hành theo lời dạy của Thế Tôn, hiện nay vấn đề ăn chay và đi bộ đang trở thành thời thượng, được áp dụng rộng rãi khắp thế giới, đặc biệt ở Hoa kỳ và các nước Tây phương.

Ở nước ta, tuy bệnh béo phì do ăn uống quá độ chưa trở thành vấn nạn của xã hội, nhưng dấu hiệu của vấn đề đã xuất hiện ở các đô thị, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em, thiếu nhi và một bộ phận nam giới (uống nhiều rượu bia). Noi gương vua Pasenadi, những người con Phật phải biết kham nhẫn, tiết độ và chừng mực trong ăn uống, thực hành ăn chay để thân thể được gọn gàng, tráng kiện đồng thời giúp cho tinh thần sáng suốt, minh mẫn. Đó cũng là cách tốt nhất để phát triển từ tâm, nâng cao tuổi thọ, giảm thiểu bệnh tật và là phương châm sống theo lời Phật dạy.

Trích ● Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya tập 1 (Nhà xuất bản Tôn Giáo, 2008)


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 8397)
Ăn chay trước kia thường được dùng ám chỉ cho các nhà sư Phật Giáo. Tuy nhiên, ngày nay khoa học đã chứng minh, ăn chay có nhiều ích lợi cho sức khỏe. Biên tập viên Thanh Thủy VTV2 phỏng vấn nữ tài tử Hollywood Maggie Q tại sao chị từ bỏ ăn mặn lại ăn chay.
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 5291)
Chúng ta hãy đi gặp ông Jaap Korteweg. Ông là người đồ tể đặc biệt: một người đồ tể không muốn cắt cổ làm thịt súc vật, vì ông là một người bán thịt-chay. Các quầy hàng trong tiệm của ông chứa đầy các sản phẩm không-có-thịt, tuy nhiên, các sản phẩm nầy có mùi vị giống-như-thịt, và trông giống-như-thịt, cho nên làm chúng ta cảm thấy các sản phẩm nầy giống-như-thịt.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9575)
Kính bạch Sư, con có một câu hỏi kính Sư chia sẻ cho con được biết. Con là phật tử mới bước vào đạo, con cũng có giác ngộ được chút đỉnh. Con đi chùa, con ăn chay trường mà về nhà con còn phải đi chợ mua và làm đồ ăn thịt cá cho chồng và con của con ăn. Con phải làm tất cả từ khâu mua bán, chế biến… vậy Sư cho con hỏi con tu thì liệu có được kết quả gì không?
27 Tháng Mười 2015(Xem: 5281)
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hôm thứ hai rằng ăn thịt chế biến như xúc xích và các loại thịt ham (một loại thịt giăm bông kiểu Tây) gây ung thư, trong khi thịt đỏ chưa qua chế biến cũng có thể gây bệnh ung thư. Từ nay, Bộ nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp thịt chế biến như là nguyên nhân "gây ung thư cho con người", dựa trên bằng chứng từ hàng trăm công trình nghiên cứu, và liên kết nó đặc biệt với ung thư đại tràng, hoặc trực tràng (phần ruột già).
27 Tháng Mười 2015(Xem: 10694)
Gia đình tôi ăn chay trường, vừa rồi tôi có tìm hiểu vài cuốn sách dạy nấu chay nhưng lại thấy một số các món chay có thành phần là trứng gà. Theo mẹ tôi thì ăn chay là không được ăn trứng. Vậy tại sao trong sách dạy nấu chay lại nói như vậy? Tôi có biết một số món chay trong Thực phổ của Làng Mai cũng dùng trứng.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 9693)
15 Tháng Mười 2015(Xem: 12229)
Nhật báo Figaro ngày 14 tháng 10, 2015 có một bài báo tố cáo một lò sát sinh tại một quận lỵ ở Pháp vi phạm các quy tắc y tế về việc giết mổ súc vật. Độc giả có thể xem hình ảnh vô cùng hung bạo và độc ác của lò sát sinh này trên YouTube. Đối với những người Phật giáo thì sau khi xem cũng nên liên tưởng đến những miếng ăn ngon của mình.
15 Tháng Mười 2015(Xem: 8426)
do đài truyền hình VTV Cab 10 thực hiện
01 Tháng Mười 2015(Xem: 5600)
Kim A. Williams, MD, bác sĩ tim mạch, khoa trưởng khoa tim mạch bệnh viện Rush University Medical Center in Chicago, chủ tịch của tổ chức chuyên ngành Trường Môn Tim Mạch Hoa Kỳ (American College of Cardiology), giải thích lý do tại sao ông ăn chay thuần từ năm 2003 và bây giờ ông đề nghị các bệnh nhân của ông nên làm như ông.
22 Tháng Chín 2015(Xem: 7572)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình.