Ăn Động Vật: Quan Điểm Môi Trường Và Phật Giáo

14 Tháng Năm 201400:00(Xem: 15357)

vesak_2014_banner_final

ĂN ĐỘNG VẬT:
QUAN ĐIỂM MÔI TRƯỜNG VÀ PHẬT GIÁO
Dhammacarini Amoghamati Traud-Dubois * Trần Tiễn Khanh dịch
(Tham Luận Vesak Liên Hiệp Quốc 2014)

SẢN XUẤT THỊT GÂY HÂM NÓNG TOÀN CẦU

“Hoạt động chăn nuôi có tác động đáng kể trên hầu như tất cả các khía cạnh của môi trường, bao gồm không khí, biến đổi khí hậu, đất đai, đất, nước và đa dạng sinh học. Tác động có thể trực tiếp, thông qua ăn cỏ chẳng hạn, hoặc gián tiếp, chẳng hạn như việc mở rộng sản xuất đậu nành làm thức ăn đã thay thế rừng ở Nam Mỹ. Tác động chăn nuôi đối với môi trường rất lớn, nó đang phát triển và thay đổi nhanh chóng. Nhu cầu toàn cầu đối với thịt, sữa và trứng gia tăng do tăng thu nhập, phát triển dân số và đô thị hóa.”9

Theo một báo cáo được công bố bởi Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO), ngành chăn nuôi tạo ra khí thải nhà kính tương đương với CO2, nhiều hơn so với toàn bộ ngành giao thông: 18 phần trăm 10, trong khi các nghiên cứu khác chỉ định nhiều hơn nữa. Chăn nuôi cũng là nguồn suy thoái của đất và nước. Sự tăng trưởng nhanh chóng nhu cầu sản phẩm chăn nuôi đã gây ra sự gia tăng lớn về số lượng loài động vật và khai thác đồng cỏ tự nhiên hoặc rừng để chăn nuôi gia súc. Việc tiêu thụ thịt trên thế giới đang gia tăng các tác động có hại. Hiện nay, 70% diện tích đất canh tác trên thế giới được sử dụng để sản xuất thức ăn gia súc, vì thế nó tác động trực tiếp đến MDG 1. 11 Giá trên thị trường thế giới cho tất cả nông phẩm chính gia tăng đáng kể và có lẽ hầu hết sẽ tiếp tục tăng như vậy. Nông nghiệp toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức và sự nóng lên toàn cầu sẽ tiếp tục làm phức tạp việc này.

Một thực tế thường bị bỏ quên, rằng sản xuất thịt đòi hỏi đầu vào nhiều hơn so với các loại cây trồng. Để có một kg thịt cần vô số thức ăn. Một ha đất canh tác có thể trồng và cung cấp thức ăn trực tiếp cho 30 người. Nếu cùng số lượng cây trồng được sử dụng làm thức ăn cho gia súc thì chỉ có 7 người sống từ đầu ra. 12 Sản xuất thịt gây ô nhiễm môi trường 10 lần hơn so với trồng rau. Do đó thịt và sữa gây ra 80% khí nhà kính (GHG) của nông nghiệp. Tiêu thụ nước cho gia súc, thức ăn của chúng cũng như ô nhiễm nước do súc vật gia tăng cực kỳ nhanh. “Sản xuất thịt bằng công nghiệp là một trong những ngành gây thiệt hại nhiều nhất tài nguyên nước ngày càng khan hiếm của trái đất, góp phần trong số những thứ làm ô nhiễm nước và sự thoái hóa các rạn san hô. Tác nhân ô nhiễm chính là chất thải động vật, kháng sinh, hormone, hóa chất từ xưởng thuộc da, phân bón và thuốc trừ sâu được sử dụng để phun cây trồng làm thức ăn.” 13

Nhìn chung, kinh doanh gia súc toàn cầu góp phần rất lớn đến tổng lượng phát thải khí nhà kính. Ví dụ, để sản xuất một lít sữa bò phát ra khí thải nhà kính 5 lần so với một lít sữa đậu nành. Tất cả số liệu được công bố bởi FAO cho đến nay đều bảo thủ và không xem xét tác dụng phụ có hại. Ví dụ, sự hô hấp của súc vật đã không được bao gồm, mặc dù nó chiếm 8,8 triệu tấn CO2 được phát thải thêm. Phân tích gần đây của Worldwatch (Goodland và Anhang) cho rằng gia súc và các sản phẩm phụ trong thực tế thải ra ít nhất 32,6 triệu tấn carbon dioxide mỗi năm, tương đương với 51 phần trăm khí thải nhà kính trên toàn thế giới hàng năm.14

Điều này có nghĩa, sản xuất thịt và sữa đóng góp vào sự ấm lên toàn cầu hơn bất kỳ hoạt động khác của con người. Đó là lý do duy nhất cho sự thay đổi khí hậu. Sản xuất thịt toàn cầu hiện nay là 300 triệu tấn, có khả năng tăng gấp đôi đến năm 2050 do dân số ngày càng tăng, thu nhập cao hơn, và nhu cầu tăng cao của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ. 15 Ít nhất 80% tăng trưởng trong ngành chăn nuôi là từ hệ thống chăn nuôi công nghiệp chuyên sâu, đông đúc, và thường tàn nhẫn. Chúng tiêu thụ lượng thức ăn và năng lượng nhiều hơn, trực tiếp cạnh tranh với sự khan hiếm đất, nước và tài nguyên thiên nhiên khác. Điều này có nghĩa, sẽ căng thẳng hơn bao giờ hết trên các hệ sinh thái, phá rừng nhiều hơn và suy giảm đa dạng sinh học.

Thật đáng sợ. Ngày càng có nhiều người nhận ra rằng cần thiết phải bảo vệ môi trường. Hầu như không ai nghi ngờ thực tế của sự nóng lên toàn cầu. Vì vậy, những gì chúng ta có thể làm là gì? Nếu chúng ta thực sự quan tâm đến môi trường, nếu chúng ta muốn làm điều gì đó chống lại sự nóng lên toàn cầu, ngay cả khi chúng ta chỉ cảm thấy khó chịu với những đau khổ mà nó ngụ ý, sau đó bằng cách chọn tránh ăn thịt, mỗi người sẽ đóng góp phần rất lớn cho biến đổi khí hậu. Như nhà văn Jonathan Safran Foer nói:

“Bằng hiệu lực của chúng ta trong “thế giới động vật”- cho dù đó là sự đau khổ của động vật, hoặc các vấn đề đa dạng sinh học và sự phụ thuộc lẫn nhau của các loài mà tiến hóa bỏ ra hàng triệu năm để đạt sự cân đối có thể sống này - gần như không gì bằng các tác động của chế độ ăn uống mà chúng ta đã chọn. Cũng như không có gì chúng ta làm có khả năng trực tiếp gây đau khổ như việc ăn thịt động vật, không có sự lựa chọn hàng ngày nào mà chúng ta làm có tác động lớn hơn đến môi trường.” 16

 

XEM NGUYÊN VĂN BÀI THAM LUẬN: (PDF)pdf_icon

Ăn động vật: Quan điểm môi trường và Phật giáo của Dhammacarini Amoghamati Traud-Dubois



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Chín 2015(Xem: 6361)
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người làm việc nhiều giờ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não) và nhồi máu cơ tim.[1] Trong một thế giới diễn ra nhanh chóng và đầy cạnh tranh, chúng ta nên nhớ là chúng ta đấu tranh để mưu tìm một sự cân bằng trong công việc và cuộc sống.
25 Tháng Tám 2015(Xem: 12546)
Con đã phát nguyện ăn chay trường được hơn 5 năm và ngày ngày đều cố gắng tu hành, niệm Phật, nguyện vãng sanh. Tuy nhiên, vì sống chung với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái mà gia đình của con những người còn lại chỉ ăn chay được một tháng hai bữa và con lại là người nấu ăn chính trong gia đình. Con xin hỏi:
09 Tháng Tám 2015(Xem: 5931)
Nóng, nóng, thức ăn nóng là trọng tâm của nghiên cứu mới công bố tuần này cho thấy rằng ăn các thành phần bốc lửa như ớt có thể làm nhiều điều tốt hơn là đốt cháy lưỡi của bạn. Những thực phẩm này có thể giúp bạn sống lâu hơn.
01 Tháng Tám 2015(Xem: 9271)
Sau nhiều năm nói với mọi người hóa trị liệu là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắt đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác với hóa trị liệu: một cách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.
25 Tháng Bảy 2015(Xem: 6175)
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và nhà khoa học Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản tham gia hội thảo quốc tế "Dinh dưỡng đậu nành và sức khỏe nam giới" vừa được tổ chức tại TP HCM, hiện nay vẫn còn những quan niệm sai lầm về giá trị của đậu nành đối với nam giới và những quan niệm này vẫn tiếp tục được nhiều người đồn thổi một cách thiếu kiểm chứng khoa học.
16 Tháng Năm 2015(Xem: 9281)
Bạn muốn cắt bỏ cà phê mỗi buổi sáng? Một ly nước nóng với nước cốt chanh tươi là một sự thay thế lý tưởng mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng uống mỗi ngày - và nó không chỉ vì hương thơm của chanh! Dưới đây là bốn lý do đáng thuyết phục:
22 Tháng Tư 2015(Xem: 12255)
Bản tin cho những người ăn chay: Cuối năm 2014, người dân tỉnh Long An xôn xao bàn tán về việc nông dân rủ nhau trồng nấm bằng bông gòn phế thải thay cho trồng nấm bằng rơm để tăng thu nhập gia đình. “Thấy nhiều hộ dân nhập bông gòn phế thải về làm nấm, những ngày đầu, bà con chung xóm sợ mất vệ sinh.
14 Tháng Hai 2015(Xem: 5495)
Nằm trong ngõ 76, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, quán cơm chay Phước Hậu thu hút nhiều thực khách bởi sự đặc biệt “cơm chay tự chọn, trả tiền tùy tâm”. Chủ quán cơm này là anh Dương Khánh Đạt (sinh năm 1987, quê ở Phú Bình, Thái Nguyên).
23 Tháng Giêng 2015(Xem: 9334)
Nghệ là một gia vị khá phổ biến với nhiều công dụng trị bệnh quan trọng. Nghệ được dùng để làm dịu chứng ợ nóng hoặc các bất ổn của dạ dày, giúp giảm nguy cơ đau tim, làm chậm sự phát triển của tiểu đường, có tác dụng chống ung thư, giúp bảo vệ não và giảm đau khớp.